Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.498
167.903
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Vậy đêm nay không xem được tàng henh truc tiep ?
Đã hứa với Cô Sáu mà ham ăn nhậu không đến viếng Cô được, 1h tôi choàng tỉnh sau cơn ác mộng đầy hận thù rõ ràng cụ thể từng người từng việc từng sự kiện của 20 năm trươc. Tôi kinh hoàng nhận ra Cô Sáu đã hiển linh chỉ mặt , chỉ tên , chỉ việc , chỉ cách cho tôi đối đầu với hiện tại.
Con xin lỗi Cô Sáu , đêm mai con sẽ sửa lễ vật đến mộ tạ ơn Cô!
 
Hạng D
16/1/13
4.803
86.093
113
Đảo Beaver

11423656065_8e3642e6a8_o.jpg


(Đây chỉ là chuyến đi tưởng tượng, sự kể chuyện là hư cấu, hình ảnh lấy từ Google)

Đó là một lady người Mỹ có gương mặt rắn rỏi. Lady này và chúng tôi bắt chuyện nhau. Do không rành tiếng Anh cho nên lady khó hiểu từng từ nhưng sau đó bắt kịp. Lady chịu khó nói chậm và không biểu lộ gì khi chúng tôi nó sai mà còn sửa giọng giúp cho chúng tôi.

Nghe chúng tôi nói từ VN thì lady này hỏi bên VN còn nội chiến không?

Chúng tôi rất buồn nhưng không thể trách lady vì ở nơi này đâu ai CẦN quan tâm tới VN làm gì vì không có gì liên hệ tới. Cũng giống như VN, có nhiều người nghĩ rằng XH Mỹ bắn súng loạn xa và XH không an ninh.

Chúng tôi giải thích là sau 1989 thì VN không còn tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh nào và từ đó từng bước mở rộng giao thương với Mỹ và Quốc Tế. Nhờ vậy chúng tôi mới được visa đi du lịch Mỹ như ngày hôm nay.

Chúng tôi than là mọi dịch vụ du lịch ở Mỹ này quá đắt đỏ cho nên bắt đầu thấy ngán cho dù mỗi chúng tôi bỏ ra mỗi người 60 triệu cho chuyến đi này. Sẵn chúng tôi hỏi tại thành phố nhỏ xíu này có gì đặc biệt.

Lady đó nói huyên thuyền tùm lum và nói có đảo Beaver cũng thú vị. Biết chúng tôi đi đảo Mackinac rồi cho nên chỉ nói là ngoài đảo Beaver chỉ có cảm giác xa đất liền và hoà nhập dân tình ở đó. Tuy là đảo nhỏ nhưng người ta ra đó du lịch dã ngoại gần với cũng nhiều.

Nghe lady nói giá vé và giá chuyên chở xe ra ngoài và trở lại làm chúng tôi bật ngữa ra vì tổng cộng 500. Chưa kể nghỉ đêm ở đó.

Lady cười nói là lady là manager của phà đi ra ngoài đảo và offer cho chúng tôi round trip chỉ giá tượng trưng $150. Lady hứa sẽ gọi cho 1 người ngoài đó cho chúng tôi ở qua đêm. Lady nói cứ ra ngoài đó và trải nghiệm và sẽ có những thú vị bất ngờ.

Chúng nhìn nhau và nhận cái deal này. Những bất ngờ bao giờ cũng sẽ thú vị và nhớ đời.

Lady gọi cho người ở đảo và lady nói là họ rất vui khi có khách du lịch như chúng tôi đến chơi.

Thế là chúng tôi quay lại bến phà rất gần đó và cho xe lên phà.

Rất tiếc không có hình Thu lá vàng lá đỏ, chúng tôi sử dụng tạm những hình sau về Chalevoix:

89_2.jpg


Phà đi ra đảo, chứa chỉ vài chiếc xe:

Beaver%20Islander%20Charlevoix%20Michigan%20Bob%20Miles%20Beaver%20Island.JPG


Bến phà nằm trong hồ nhỏ xíu cho nên khi phà đi ra đảo thì phải qua cầu há mồm.

is76-1325603101-24367.jpeg


5126220188_66de358689_z.jpg


Và khách bộ hành cũng thích đứng hai bên bờ xem cầu há mồm và tàu thuyền qua lại:

CharlevoixDrawBridge1.jpg



beaver_island_lake_michigan.jpg


beaver-island-boat-charters.jpg


9366311-large.jpg



bến cảng chính:

95474


Beaver-Island-History-Map.gif


Đón chúng tôi ở bến phà là ông bà già người Mỹ. Họ bảo họ đi cùng xe chúng tôi tham quan cả đảo trước khi trời tối.

Thế là chúng tôi đi ven quanh đảo ngắm cảnh rừng thu vàng đỏ lá và nước mênh mông như biển xanh ngắt.

Có những bãi cát trắng ngà, bãi sõi đá cuội, bãi đá cát hổn hợp và .... rất nhiều người còn bơi thuyền và cắm trại cho dù mùa Thu có không khí lạnh.

Hai ông bà già Mỹ thay phiên nhau nói chuyện trên trời dưới đất và lịch sử của đảo. Chúng tôi nghe được nhưng nói khó quá.

Xuống mũi cực Nam của đảo thì 4 giờ và hoàng hôn sắp đến. 4 giờ thì trời vẫn còn sáng nhưng 5 giờ trời tối. Chúng tôi tranh thủ đi đến vùng cực Tây của đảo để ngắm nhìn Mặt Trời chạm đường chân trời và lặn xuống.

Lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến cảnh mặt trời lặn. Mặt trời tròn lẳn chạm đường chân trời và chìm từ từ xuống nước hồ và phản xạ lại 1 đường dài từ mặt trời đến chúng tôi trên mặt nước.

Thật là tuyệt vời. Khó có dịp chúng tôi được như thế này. Cảm ơn hai ông bà già Mỹ này.

Chúng tôi lại đi xuyên qua giữa đảo tối trời không có đèn đường. Chúng tôi đi chậm vì sợ đụng nai chạy ra. Dù đi chậm nhưng chúng tôi suýt đụng vài con nai.

Trở lại gần town của đảo (cũng là bến phà thuyền) để đến nhà của hai ông bà. Họ dọn cho chúng tôi bửa ăn thịnh soạn. Chúng tôi chẳng biết dùng dao nĩa thế nào, họ chỉ vẻ tận tình. Thật là tuyệt vời cho lòng hiếu khác của họ. Món ăn đãi chúng tôi chỉ quanh quẩn là cá câu được, đậu, bánh mì, rau, quả. Do đói bụng, chúng tôi ăn rất ngon.

Sau đó chúng tôi đi dạo đêm ở town (đúng hơn là cái xóm nhỏ) và ghé một quán có bar có nhạc để nghe nhạc đồng quê kiểu Mỹ. Không biết chúng tôi thiếu thốn gì mấy hôm nay suốt dọc đường cho nên khi cô ca sĩ "miệt vườn" của đảo này với quần jean áo carô với chiếc mũ vãnh cất lên những tiếng hát ngọt ngào không micro và giàn nhạc công không điện tử mà chúng tôi thấy thấm đậm chất nhạc và một chút buồn nhớ quê nhà da diết. Đến khi bài trữ tình nhẹ nhàng day dứt thì chúng tôi không cầm được nước mắt.

Cô ca sĩ đến chúng tôi hỏi thăm, có lẽ cô ta thấy chúng tôi có cảm xúc nhiều nhất. Sau một vài câu thì cô ta bắt đầu "quen nghe giọng" của chúng tôi và bắt đầu hiểu sơ sơ chúng tôi nói gì. Có lẽ tuổi trẻ với nhau nên có sự đồng điệu nào đó và chúng tôi biết pha trò làm cô ca sĩ miệt vườn này cười ngặt nghẽo mấy lượt. Sau đó cô ca sĩ tạm biệt chúng tôi về với mái nhà trầm lắng và thanh bình ngoài đảo xa này.

Nếu có chuyện gì thì chúng tôi bị cách ly với bờ đất liền gần nhất khoảng 20 km.

Chúng tôi ra về khi đã rất khuya. Ông bà già chu đáu lo cho chúng tôi ngủ qua đêm.

Vậy là hết ngày thứ 7.

Cảm tưởng về đảo Beaver này làm chúng tôi nhớ đến đảo Phú Quốc.

Đảo Phú Quốc đẹp hơn đảo Beaver này rất nhiều và rộng hơn 30% nhưng tiện nghi du lịch kém hơn nơi đây rất nhiều. Đi dọc quanh đảo từ town cho đến điểm cực Tây (không xa lắm điểm cực Nam) thấy rằng dân du lịch dã ngoại rất đông và rất gần với thiên nhiên cũng như không thấy rác.

Dân du lịch dã ngoại đa số cắm trại, bơi thuyền, câu cá, vượt rừng,... Ngoại trừ khinh suất do bản thân họ nhưng rất an toàn về dân sự (không có cảnh con nít chèo bẻo theo hoặc dân cò du lịch đeo bám). Dân tình có vẻ rất hiền hoà và làm như là họ không bao giờ để ý đến dân du lịch.
 
Hạng D
16/1/13
4.803
86.093
113
Đảo Mackinac

(đây chỉ là chuyến đi tưởng tượng; hình ảnh và thông tin cóp nhặt từ Internet / Google)


Không có gì chán hơn ban đêm ở cái thị tứ nhỏ xíu Mackinaw này. Ban đêm không biết khách du lịch ở đây làm cái gì ngoài làm ....

Sau khi lấy phòng xong thì chúng tôi đi tới thị tứ khác cũng nhỏ xíu là Cheboygan để ăn nhà hàng tàu vì cả 3 ngày nay không có bửa ăn nào đồ Á đàng hoàng.

Thị tứ Cheboygan cũng nằm sát bờ hồ về phía Đông Nam của Mackinaw và cái có 16 phút lái xe.

Indo-China Garden Restaurant
725 E State St, Cheboygan, MI ‎
(231) 597-1028 ‎

Đó là nhà hàng Á Đông duy nhất ở gần Mackinaw . Trên Google thực khách cho 4.3/5.0 cũng đúng vì duy nhất và không có nhà hàng nào so sánh.

Nói là nhà hàng hơi quá, quán ăn thì đúng hơn. Chúng tôi đặt những món rau món nấm và mì nước. Ăn xong chúng tôi đánh giá khoảng 2.0/5.0 so với ở Việt Nam nhưng có lẽ ở đây thì nên cho 3.0/5.0.

Sẵn có K-mart rất gần đó thì chúng tôi ghé dạo qua xem cho đỡ chán. Mua hai chai nước cam tươi 100%

Tropicana-Orange-Juice.jpg


và vài thứ vặt vãnh linh tinh.

Trở về motel thì chúng tôi đứa ngủ, đứa facebook, đứa chit chat, đứa upload hình lên OS.

Sáng chúng tôi dậy sớm đi đến địa điểm này:

45.773914,-84.726648

Để mua vé đi tàu sang đảo Mackinac.

dsc00848.jpg


Đảo Mackinac là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Michigan. Đây là đảo nhỏ và muốn ra đảo phải đi tàu cao tốc trong 20-30 phút.

Trên đảo ngoài máy bay ra thì không có 1 xe có động cơ nào được phép lưu hành. Di chuyển trên đảo chỉ có xe đạp, xe ngựa, đi bộ mà thôi. Các hàng quán muốn di chuyển đồ đều cần phu xe đạp. Ngay cả cảnh sát đi tuần tra cũng là xe đạp.

Đảo Mackinac có con đường quanh đảo khoảng 13.5 km. Đây là con đường rất đẹp dọc theo bờ và dân du lịch rất thích đạp thong dong và dừng lại bất kỳ ở đâu để chất chồng đá cho vui.

Có 1 town nhỏ ngay cầu cảng, town này khá xinh xinh và hôi mùi cứt ngựa vì xe ngựa tập trung ở đây rất nhiều để chuyên chở hàng hoá và du khách.

fallcarriageride.jpg


Bikes.jpg


Có nhiều cửa hàng cho mướn xe đạp:

BikeShop2529.png


Dừng xe lại bất kỳ nơi đâu để chụp cảnh thu:

large_IMG_2983.JPG


fall-2012-mackinac-island-186.jpg


thảnh thơi và thong dong giữa cảnh hồ, cây xanh, nhà đẹp,...

803a86be95c38255ac150d664609a62f.jpg


1109fallislandsmackinac1new-8292011_horiz-large.jpeg


Đoạn phố duy nhất nhưng rất vui tươi với nhiều cửa hàng kẹo và lưu niệm. Bạn có thể thấy người ta làm kẹo sô cô la như thế nào và xem xong khiến bạn phải bỏ ra mua ít đồng ăn thử:

Mackinac-Island-Tour.png


dọc đường quanh đảo, có nhiều bãi cát, bãi đá, rất đẹp, và có nhiều người chồng đá như thế này để lại:

20130605__130609trv-mackinac%20cairn_thinkstock.jpg


0001_26491.jpg


Chúng tôi cũng chồng được hơn ... 100 cái dọc đường đi

img_7633-mackinac-island.jpg


Nước quanh đảo cực kỳ trong vắt và chúng tôi nhúng chân 1 tí vào nước hồ Huron để lấy hên.

thành cổ và viện bảo tàng lịch sử của đảo nằm trên đồi:

3681804-the_missionarys_position_Mackinac_Island.jpg


nơi đây cứ 1 giờ là người ta bắn đại bác (giả thôi) cho người ta muốn xem cách thức bắn đại bác hồi xưa thế nào. Và 1 giờ có vài người lính bắn súng để biết hồi xưa chiến trận hai bên phải trải qua nhiều giai đoạn mới bắn được 1 phát đạn.


marquette-park-and-the.jpg


britishsoldiersatbl200yrsagolastnight.jpg



battle3.jpg


Mackinac-Island-Grand-Hotel-Trees.jpg



Chúng tôi mất 2 giờ đạp xe quanh đảo Mackinac và dừng vài chổ dọc bờ hồ và thêm 1 giờ tham quan bảo tàng và pháo đài.

Phải nói rằng một sự trải nghiệm rất lạ ở đảo Mackinac này mà chúng tôi chưa từng nghĩ đến.

Nếu các bạn có thể, nên trải nghiệm cảm giác đạp xe và không khí trong lành cũng như biển hồ mênh mông và trong vắt quanh đảo.

Đúng là bon Mỹ nó làm du lịch rất bản sắc riêng từng nơi và duy trì rất kỹ cho dù kinh tế Michigan có đi xuống và thu nhập có bớt đi. Mọi thứ đắt đỏ nhưng không có cảm giác chụp giựt (chắc là có nhưng không nhan nhản hoặc là chúng tôi chưa gặp), không có cảm giác bị lừa,....

Cho dù Detroit có phá sản nhưng vùng UPM này vẫn như gần với thiên nhiên và nông nghiệp. Cho dù túi tiền vơi đi cho ảnh hưởng Detroit nhưng cái bụng thì dồi dào.

Túi tiền của chúng tôi vơi đi rất nhanh nhưng không cảm thấy mình bị lừa vì giá cả và dịch vụ rõ ràng, thích thì chấp nhận, không thích thì thôi không ai ép và mọi người đều không phải lo canh cánh bị chém chặt.

Mới có mấy ngày qua chúng tôi hầu như bắt đầu cảm nhận Upper Peninsula:

- Hơi buồn, trầm lắng, sạch sẽ, kỹ cương, giao thông thuận lợi,....

- Giàu tài nguyên rừng và đất trồng trọt

- Giàu nước ngọt, không một nơi nào trên thế giới mà giàu nước ngọt như Upper Peninsula này ngay cả ĐB SCL hay vùng biển hồ bên Campuchia. Và cả vùng đồng bằng sông Amazon cũng không thể so sánh lượng nước ngọt và sạch như ở đây vì 3 hồ nước ngọt vĩ đại bao quanh.

Cả mấy ngày qua, chúng tôi rất hiếm gặp bóng dáng người cảnh sát. Lâu lâu thấy xe cảnh sát đi thong dong 1 đoạn rồi biết mất. Điều đó khiến cho mọi người thoải mái vô cùng.

Chúng tôi trước khi đi rất sợ đủ thứ nhưng rồi cảm thấy những điều sợ sệt là vô ích. Người Mỹ xem ra dửng dưng và không để ý đến ai nhưng khi cần là họ thể hiện sự nhiệt tình. Tinh thần của họ là để mọi người riêng tư không nhòm ngó nhưng khi cần là họ giúp trong khả năng của họ.

Sự không thèm để ý như không nhìn chúng tôi (như chúng tôi nhìn người nước ngoài ở VN) khiến chúng tôi lúc đâu như bị lạc lõng, nhưng bây giờ thấy được điều đó thật sự là thoải mái và "tự do" vô cùng tận :)

Tạm biệt đảo Mackinac với lòng bâng khuâng và những suy nghĩ cho nền du lịch Việt Nam.

UPM chẳng cần tốn tiền cho new7wonder như Hạ Long mà báo chí phanh phui suốt 3 năm nay (cho dù phản biện cách mấy nhưng chính quyền vẫn bỏ tiền vào new7wonder). UPM thầm lặng hấp dẫn khách du lịch bằng chất lượng và môi trường tốt. Chẳng cần quảng um sùm ra thế giới mà bọn Tàu Cộng, dân Trung Đông, dân Nam Mỹ,... đến đây du lịch rất đông.

Nền công nghiệp du lịch phải gắn liền chất lượng dịch vụ, tiện nghi, an toàn, và môi trường tốt.

Từ đảo Mackinac nhớ lại Côn Đảo của Việt Nam, cả hai đều tương đồng nhưng du lịch ở Côn Đảo kém hơn ở Mackinac rất xa. Du khách vui lòng (sẵn lòng trong vui vẻ) bỏ tiền ra mà không hối tiếc thì khác nhau ở hai nơi. Chỉ mong sự kiên định trong chất lượng và dịch vụ cũng như môi trường du lịch của Côn Đảo bằng 10% của Mackinac là quý lắm rồi.
 
  • Like
Reactions: Hanh.Pham
Hạng D
16/1/13
4.803
86.093
113
Sorry Mr Hà

Tôi post up cho vui thôi không có ý gì

Những phát biểu trong 2 post trên có thể sai 100%. Hy vọng rằng theo dõi chuyến đi của anh thì tôi có thể hiểu đúng!

Thanks anh đã phượt nhiều nơi !!!!!!!

(À, anh có nhận tiền ủng hộ phượt không ? Chắc chắn anh trả lời: không , chỉ ăn chùa :) )
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.498
167.903
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Sorry Mr Hà

Tôi post up cho vui thôi không có ý gì

Những phát biểu trong 2 post trên có thể sai 100%. Hy vọng rằng theo dõi chuyến đi của anh thì tôi có thể hiểu đúng!

Thanks anh đã phượt nhiều nơi !!!!!!!

(À, anh có nhận tiền ủng hộ phượt không ? Chắc chắn anh trả lời: không , chỉ ăn chùa :) )
Cám ơn bác đã thấu hiểu cảm nghĩ của tôi sau khi đọc 2 bài của bác!
 
  • Like
Reactions: Desperate woman
Hạng D
3/1/12
1.497
22.766
133
Dậy bác Hà ơi. Tối qua đi viếng mộ mà giờ sao kg thấy onl nữa, có ai biết tềnh hềnh kg?