RE: Pô xe ne !!!!!!!!!
đúng là không có pô xe sẽ yếu đi,năm lớp 12 trong một lần nghịch ngợm lúc đi chơi xa,em đã làm rớt bô chiếc wave của em,lúc đó theo cảm nhận của em thì xe chạy không bốc nữa và em bị bỏ khá xa,về nhà đem xe đi gắn bô mới,các bác thợ nói rằng không có pô thì càc xú páp đóng không kín nên xe bị yếu đi,không biết nói vậy có đúng không ,em kiến thức nông cạn mong các bác thông cảm.
đúng là không có pô xe sẽ yếu đi,năm lớp 12 trong một lần nghịch ngợm lúc đi chơi xa,em đã làm rớt bô chiếc wave của em,lúc đó theo cảm nhận của em thì xe chạy không bốc nữa và em bị bỏ khá xa,về nhà đem xe đi gắn bô mới,các bác thợ nói rằng không có pô thì càc xú páp đóng không kín nên xe bị yếu đi,không biết nói vậy có đúng không ,em kiến thức nông cạn mong các bác thông cảm.
RE: Pô xe ne !!!!!!!!!
pô xe có nhiều loại nhưng được phân biệt loại dùng cho xe 2 kỳ và 4 kỳ ở đây em chỉ nói pô xe 2 kỳ (vì em chơi vespa nên mới nghiên cứu ) còn 4 kỳ thì cơ bản vẫn giống pô 2 kỳ nhưng khác nhau ở chổ có tỉ số nén . ở đây em chỉ nói pô cho xe 2 kỳ thôi nha
Vật liệu làm ống bô thường là bằng tôn hoặc inox. Độ dày mỏng của vật liệu quyết định tiếng nổ khác nhau của ống bô. Vật liệu dày tiếng nổ chắc và đanh, vật liệu mỏng thì gào như ông ho lao.
Cấu trúc ống bô làm cho tiếng nổ to hay nhỏ. Nhiều lưới lọc thì nổ nhỏ, nhưng bô dễ bị nghẹt. Ít lưới lọc đỡ nghẹt nhưng pô rống như cọp.
Hệ số nén của ống bô: cái này ít người để ý. Đa số dân chơi xe cứ nghĩ bô càng thông thì xe càng mạnh. Chết cả đám! Ống bô cần có độ nén, nghĩa là để cho lượng hơi từ piston thoát ra có mức độ, dành lại một phần hơi để nén ngược piston trở lại. Ống bô thông quá hơi cứ trôi tuồn tuột, piston không được đẩy ngược trở lại, xe sẽ yếu hẳn. Nguyên tắc này hơi giống như trong súng tự động, hơi từ các-tút của viên đạn một phần để đẩy đầu đạn đi, một phần để đẩy bộ phận lên đạn nhằm nạp viên đạn kế tiếp.
Phục hồi ống bô: ống bô khi bị đóng nhiều muội khói sẽ bị nghẹt, gây nóng máy và xe chạy yếu hẳn. Khi đó hoặc ta bỏ ống bô đi, hoặc mang ra thợ đồng để móc bô hoặc đốt bô. Móc bô nghĩa là cắt một lỗ bên hông ống bô, khoét hết các muội than và bỏ đi các lưới lọc bị hư rồi hàn lưới mới vào. Đốt bô chỉ đơn giản là dùng hàn xì hơ nóng ống bô cho cháy hết phần muội than đóng bên trong rồi dùng thanh sắt đập mạnh cho muội tróc ra, sau đó gắn ống bô và nổ máy để hơi tống đám muội này ra.
pô xe có nhiều loại nhưng được phân biệt loại dùng cho xe 2 kỳ và 4 kỳ ở đây em chỉ nói pô xe 2 kỳ (vì em chơi vespa nên mới nghiên cứu ) còn 4 kỳ thì cơ bản vẫn giống pô 2 kỳ nhưng khác nhau ở chổ có tỉ số nén . ở đây em chỉ nói pô cho xe 2 kỳ thôi nha
Vật liệu làm ống bô thường là bằng tôn hoặc inox. Độ dày mỏng của vật liệu quyết định tiếng nổ khác nhau của ống bô. Vật liệu dày tiếng nổ chắc và đanh, vật liệu mỏng thì gào như ông ho lao.
Cấu trúc ống bô làm cho tiếng nổ to hay nhỏ. Nhiều lưới lọc thì nổ nhỏ, nhưng bô dễ bị nghẹt. Ít lưới lọc đỡ nghẹt nhưng pô rống như cọp.
Hệ số nén của ống bô: cái này ít người để ý. Đa số dân chơi xe cứ nghĩ bô càng thông thì xe càng mạnh. Chết cả đám! Ống bô cần có độ nén, nghĩa là để cho lượng hơi từ piston thoát ra có mức độ, dành lại một phần hơi để nén ngược piston trở lại. Ống bô thông quá hơi cứ trôi tuồn tuột, piston không được đẩy ngược trở lại, xe sẽ yếu hẳn. Nguyên tắc này hơi giống như trong súng tự động, hơi từ các-tút của viên đạn một phần để đẩy đầu đạn đi, một phần để đẩy bộ phận lên đạn nhằm nạp viên đạn kế tiếp.
Phục hồi ống bô: ống bô khi bị đóng nhiều muội khói sẽ bị nghẹt, gây nóng máy và xe chạy yếu hẳn. Khi đó hoặc ta bỏ ống bô đi, hoặc mang ra thợ đồng để móc bô hoặc đốt bô. Móc bô nghĩa là cắt một lỗ bên hông ống bô, khoét hết các muội than và bỏ đi các lưới lọc bị hư rồi hàn lưới mới vào. Đốt bô chỉ đơn giản là dùng hàn xì hơ nóng ống bô cho cháy hết phần muội than đóng bên trong rồi dùng thanh sắt đập mạnh cho muội tróc ra, sau đó gắn ống bô và nổ máy để hơi tống đám muội này ra.
RE: Pô xe ne !!!!!!!!!
Pô bé hơn thì yếu hơn ạh? Hôm em vừa thay pô cho con Doblo , thợ gắn vào cái nhỏ hơn một chút. Em chạy thấy cũng bình thường chỉ tiếng máy hơi khác thôi. Có chỗ nào ở SG làm Pô xịn không các bác? Mấy chỗ ở Hùng Vương toàn Pô tự chế thôi.
Pô bé hơn thì yếu hơn ạh? Hôm em vừa thay pô cho con Doblo , thợ gắn vào cái nhỏ hơn một chút. Em chạy thấy cũng bình thường chỉ tiếng máy hơi khác thôi. Có chỗ nào ở SG làm Pô xịn không các bác? Mấy chỗ ở Hùng Vương toàn Pô tự chế thôi.
RE: Pô xe ne !!!!!!!!!
chi tiết kỹ thuật này khá thú vị, tôi có đọc 1 số ý kiến về back pressure tạo ra bởi ống bô xe, nhưng không chắc là nó áp dụng cho tất cả các loại động cơ
ở động cơ 4 kỳ (hút - nén - nổ - xả) sau khi kết thúc kỳ "xả", piston đi xuống từ tử điểm thượng bắt đầu kỳ "hút", van xả lúc này đã đóng lại hoàn toàn đồng thời van nạp bắt đầu mở. vậy áp suất hơi từ ống bô (back pressure) không thể quay lại xy lanh vì van xả đã đóng lại. Do đó, áp suất tạo ra tại ống bô chỉ làm động cơ yếu hơn chứ không thể là ngược lại
trong chuyến xem F1 vừa rồi tại Sepang, chúng tôi có dịp "thưởng thức" âm nhạc tạo ra từ bầy xe F1 phóng hết ga mà không hề gắn thiết bị giảm âm nào ở ống bô. hệ thống thoát khí thải động cơ f1 gần như chỉ là các ống thép dẫn luồng khí thải ra. không hề có tác dụng tạo back pressure gì cả
ảnh ống xả động cơ f1 (qui định hiện nay là 4 kỳ v8 và không có turbo)
Hệ số nén của ống bô: cái này ít người để ý. Đa số dân chơi xe cứ nghĩ bô càng thông thì xe càng mạnh. Chết cả đám! Ống bô cần có độ nén, nghĩa là để cho lượng hơi từ piston thoát ra có mức độ, dành lại một phần hơi để nén ngược piston trở lại. Ống bô thông quá hơi cứ trôi tuồn tuột, piston không được đẩy ngược trở lại, xe sẽ yếu hẳn. Nguyên tắc này hơi giống như trong súng tự động, hơi từ các-tút của viên đạn một phần để đẩy đầu đạn đi, một phần để đẩy bộ phận lên đạn nhằm nạp viên đạn kế tiếp
chi tiết kỹ thuật này khá thú vị, tôi có đọc 1 số ý kiến về back pressure tạo ra bởi ống bô xe, nhưng không chắc là nó áp dụng cho tất cả các loại động cơ
ở động cơ 4 kỳ (hút - nén - nổ - xả) sau khi kết thúc kỳ "xả", piston đi xuống từ tử điểm thượng bắt đầu kỳ "hút", van xả lúc này đã đóng lại hoàn toàn đồng thời van nạp bắt đầu mở. vậy áp suất hơi từ ống bô (back pressure) không thể quay lại xy lanh vì van xả đã đóng lại. Do đó, áp suất tạo ra tại ống bô chỉ làm động cơ yếu hơn chứ không thể là ngược lại
trong chuyến xem F1 vừa rồi tại Sepang, chúng tôi có dịp "thưởng thức" âm nhạc tạo ra từ bầy xe F1 phóng hết ga mà không hề gắn thiết bị giảm âm nào ở ống bô. hệ thống thoát khí thải động cơ f1 gần như chỉ là các ống thép dẫn luồng khí thải ra. không hề có tác dụng tạo back pressure gì cả
ảnh ống xả động cơ f1 (qui định hiện nay là 4 kỳ v8 và không có turbo)
RE: Pô xe ne !!!!!!!!!
Sorry các bác, em có một thắc mắc cũng về pô xe nhưng hơi lạc đề tí.
Hồi em còn nhỏ, em thường đi xe tải Bắc Nam với ba em, em thấy mỗi khi vô thành phố các xe khách lúc đó đều phải dùng ống pô cao, cao tới nóc xe luôn. Cái này theo em cũng rất hay, không xả khói vào mặt người đi xe gắn máy trên đường.
Còn bây giờ xe khách và xe buýt chạy trong thành phố, chẳng thấy xe nào xài pô cao, nhiều xe xả khói đen kịt, hít vào chắc mau lên nóc tủ
Như vậy có phải ống pô cao (dài hơn) thì tốn xăng hơn hay làm máy yếu hơn không ạ?
Sorry các bác, em có một thắc mắc cũng về pô xe nhưng hơi lạc đề tí.
Hồi em còn nhỏ, em thường đi xe tải Bắc Nam với ba em, em thấy mỗi khi vô thành phố các xe khách lúc đó đều phải dùng ống pô cao, cao tới nóc xe luôn. Cái này theo em cũng rất hay, không xả khói vào mặt người đi xe gắn máy trên đường.
Còn bây giờ xe khách và xe buýt chạy trong thành phố, chẳng thấy xe nào xài pô cao, nhiều xe xả khói đen kịt, hít vào chắc mau lên nóc tủ
Như vậy có phải ống pô cao (dài hơn) thì tốn xăng hơn hay làm máy yếu hơn không ạ?