Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Re:pREVIA CLUB khu vực thảo luận về các vấn đề kỹ thuật

nghip51 nói:
Thanh previa nói:
tamtany nói:
OK bác!
Hôm qua bác í gọi, kêu rửa xe xong đề không nổ. Bài hết sức dễ: Xịt khô delco + dây phin. Vậy là xử được ngay! Nhưng phát sinh vấn đề là phải kiểm lại cụm chi tiết này.
Hình như bác Nghi dzọt đi VT rồi thì phải. Nghe em khuyên mới mua phải đi liên tục, tưởng dỡn té ra làm thiệt! :)
Vậy là bạn Nghi bị nàng Previa bỏ bùa mê thuốc lú rồi bác Tâm ơi - hổng đi hổng chịu được rồi ,hiiiiiiiiiii
21.gif
E moi di Vung tau ve hom qua cho 6 nguoi lon,3 tre em may lanh de che do Hi, do xang khoan hon 12 l / 100km ,.Ca nha hai long vua y .Tim ra them 1 so van de can khac phuc , day curoa keu khi bat may lanh, chong tham cho delco, may lanh yeu khi chay cham,cua sau bi keu khi qua o ga, dan gam 1 muc 1 lo gan banh xe du phong:D
Cam on su tu van nhiet tinh cua a Tam va a Dung gara phuong phat

Em moi bac bac trong hoi Previa ghe em an pho vao buoi sang cac ngay trong tuan a:D

Về rồi hả bác Nghi? V2 mới lấy về tất nhiên phải o bế từ từ, may là mấy cái bịnh của xe bác là dễ xử lý, quan trọng nhất là xăng nhớt lại được điểm ưu là quá tốt! :)
PS: Ráng gõ tiếng Việt nghen bác!
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/12/08
5.349
227
63
ddtuyen nói:
Xin các chuyên gia Previa qua bên thớt này khai sáng giúp cho cụ Gà (Ganesk) này. Cụ ấy bảo là hộp số tự động 4 cấp là 4 nấc D N P R trên cần số.
Nếu nói như cụ này thì hộp số tự động của Previa nhà mình là 6 cấp vì nó có 6 nấc D N P R 2 L:D
http://www.otosaigon.com/forum/Message/5989568-M%E1%BB%9Di-ace-trao-%C4%91%E1%BB%95i-v%E1%BB%81-new-spark-20122013/p564/
kệ đi bác ơi khai sáng làm gì ,cứ cãi chầy cãi cối không à em đọc mà còn thấy mệt á
 
Hạng B2
9/1/10
294
13
18
Nó có show rổ rá không bác Tâm?
Em vẫn chưa tìm được cái đồng hồ tua :(
 
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
chuong ga nói:
herosinbad nói:
Nó có show rổ rá không bác Tâm?Em vẫn chưa tìm được cái đồng hồ tua :(

Sao bác không nghiên cứu cái này?
http://www.otofun.net/thr...ua-toc-do-doc-dao-nhat
Em có nghĩ xài cái này ban ngày sẽ không rõ, với lại muốn cái đồng hồ tua chừng vài trăm mà xài luôn cái này thì hơi dư và uổng... xiền! :)
 
Hạng F
22/12/08
5.349
227
63
tamtany nói:
chuong ga nói:
herosinbad nói:
Nó có show rổ rá không bác Tâm?Em vẫn chưa tìm được cái đồng hồ tua :(

Sao bác không nghiên cứu cái này?
http://www.otofun.net/thr...ua-toc-do-doc-dao-nhat
Em có nghĩ xài cái này ban ngày sẽ không rõ, với lại muốn cái đồng hồ tua chừng vài trăm mà xài luôn cái này thì hơi dư và uổng... xiền! :)
Cái quan trọng là previa từ 94 trở về trước làm gì có obd2 mà gắn
 
Hạng D
13/12/09
2.387
2
38
Em xin post bài này bên box kỹ thuật vì em thấy phù hợp.
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2013/06/lam-gi-khi-oto-mat-phanh/
Làm gì khi ôtô mất phanh?</h1>Bình tĩnh về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn.
> 'Tài xế đâm xe vào vách núi để tránh lao xuống vực'</h2>Mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc. Mỗi người, dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ có phản ứng khác nhau. Nhưng nếu làm đủ các bước mà các chuyên gia khuyên dưới đây, cơ hội sống của tài xế và hành khách sẽ cao hơn rất nhiều.
1. Giữ bình tĩnh
Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu "biết rồi khổ lắm nói mãi", cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.
xe_dam_vach_nui_5.jpg
Tài xế chiếc xe tại Khánh Hòa được cho là đã chủ động đâm xe vào vách núi để dừng lại, khi xảy ra mất phanh. Ảnh: Lan Hương.Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía bạn.
Bỏ qua nguyên nhân gây mất phanh, việc tài xế trong vụ tai nạn tại Khánh Hòa ngày 7/6 thông báo cho hành khách, yêu cầu mọi người bình tĩnh để anh xử lý là bằng chứng cho sự quan trọng của người cầm lái. Nếu lúc đó anh cũng hoảng loạn, truyền nỗi sợ xuống hàng chục người phía sau thì tai nạn có thể thảm khốc hơn.
2. Nhả chân ga
Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.
3. Cảm nhận chân phanh
Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.
4. Đạp phanh liên tục
Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.
5. Trả về số thấp
Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).
Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.
Khi xe giảm tốc, cảm nhận tốc độ để trả về các số tiếp theo cho hợp lý.
Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.
6. Dùng phanh tay
Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.
7. Giữ tầm quan sát
Hoảng loạn không những làm mất cơ hội của bạn mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.
8. Báo hiệu cho xe khác
Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.
9. Đánh võng nếu có thể
Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.
10. Dùng vật cản giảm tốc
Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.
11. Tìm điểm có thể va chạm
Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.
Nguyễn Nghĩa