Hạng F
28/8/19
6.878
11.829
113
Palm Beach, Florida, US
Lúc vi phạm quá tốc độ (phạt nóng)
CSGT yêu cầu đưng phương tiện
Lúc này là lúc quan trọng nhất, quyết định thành bại:

- Sẽ có người xuống alo vài cuộc là được đi
- Sẽ có người xuống làm rớt ổ bánh mì và đi
- Sẽ có ngừoi xuống nói chuyện nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng tình cảm & bị lập biên bản. 7 ngày sau nhận quyết định xử phạt: trong đó chỉ bị đóng phạt tiền.
- Sẽ có người xuống nói chuyện bố láo, đòi xem chuyên đề, đã sai còn hạch hoẹ.. 7 ngày sau nhận quyết định xử phạt: đóng tiền + tước bằng 2 tháng.

Mình xác nhận với anh: cái Hình Phạt Bổ Sung này là CSGT họ có quyền phạt hay không phạt hết. Chữ “Bổ Sung” là không bắt buộc. Nên nếu CSGT không phạt thì họ cũng không sai.

1 người từng bị phạt quá tốc độ 10-20 km/h & 20-30 km/h tổng cộng hơn 5 lần chia sẽ.
Mình xác nhận cái gọi là "hình phạt bổ sung", Mỹ nó gọi là options sticks là do thằng CS nó làm hết...tùy hành vi, thái độ, hiện trạng mà làm... Nhưng, Mỹ nó khác VN ở chổ nó cho phép Bạn ra tòa để biện hộ, nếu ko chấp nhận, ko cam lòng Bạn có thể ra tòa mà đấu lý.
Nên biết, mọi câu nói lúc nói chuyện w CS là nó ghi âm và là bằng chứng, cho nên phải chắc mới nên ra tòa vì nếu thua thì còn tệ hơn!
Để dẫn chứng Mình đưa 1 t/h là có 1 Anh VN, chở hàng nặng trên chiếc Sienna, thế là Anh bật EL ( Hazard) lết, CS nó chặn lại phạt, mức phạt cho lần đầu chỉ $150... Ngoan ngoãn chịu thì cũng xong chuyện, đằng này Ảnh lại cãi cố, bảo Tao ko biết có Luật này, Tao thấy các xe khác chạy có sao đâu...thế là thg CS stick thêm cho nào là phải học THI lại Luật ( Lớp offline), nào là phải 1 tháng phải hoàn thành còn ko tước License! Mình có mặt ở đó giải thích xong Hắn mới xanh mât, năn nỉ dùm ko được vì thg CS nói " Hắn đã sai còn ko có thái độ ăn năn, nếu ko làm thì Hắn còn sai tệ hơn!"
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Nguyễn
Hạng D
6/3/08
3.984
8.159
113
Sàigòn
Lúc vi phạm quá tốc độ (phạt nóng)
CSGT yêu cầu đưng phương tiện
Lúc này là lúc quan trọng nhất, quyết định thành bại:

- Sẽ có người xuống alo vài cuộc là được đi
- Sẽ có người xuống làm rớt ổ bánh mì và đi
- Sẽ có ngừoi xuống nói chuyện nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng tình cảm & bị lập biên bản. 7 ngày sau nhận quyết định xử phạt: trong đó chỉ bị đóng phạt tiền.
- Sẽ có người xuống nói chuyện bố láo, đòi xem chuyên đề, đã sai còn hạch hoẹ.. 7 ngày sau nhận quyết định xử phạt: đóng tiền + tước bằng 2 tháng.

Mình xác nhận với anh: cái Hình Phạt Bổ Sung này là CSGT họ có quyền phạt hay không phạt hết. Chữ “Bổ Sung” là không bắt buộc. Nên nếu CSGT không phạt thì họ cũng không sai.

1 người từng bị phạt quá tốc độ 10-20 km/h & 20-30 km/h tổng cộng hơn 5 lần chia sẽ.
Vậy là anh “giải trình” thành công, CA ko áp dụng hình phạt bổ sung.

bàn thêm về phạt bổ sung (tước giấy phép LX có thời hạn):
- chỉ có Trưởng CA cấp quận, trưởng phòng CA cấp tỉnh, cấp cục mới có đủ thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt BS này.
- Trước khi áp dụng hình thức xử phạt BS này, người ra QĐ xử phạt phải nghe giải trình (nếu người bị phạt muốn giải trình).
trong quá trình này, có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và ra quyết định có áp dung hay không.

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy đinh.
 
Hạng D
6/3/08
3.984
8.159
113
Sàigòn
Mình xác nhận cái gọi là "hình phạt bổ sung", Mỹ nó gọi là options sticks là do thằng CS nó làm hết...tùy hành vi, thái độ, hiện trạng mà làm... Nhưng, Mỹ nó khác VN ở chổ nó cho phép Bạn ra tòa để biện hộ, nếu ko chấp nhận, ko cam lòng Bạn có thể ra tòa mà đấu lý.
Nên biết, mọi câu nói lúc nói chuyện w CS là nó ghi âm và là bằng chứng, cho nên phải chắc mới nên ra tòa vì nếu thua thì còn tệ hơn!
Để dẫn chứng Mình đưa 1 t/h là có 1 Anh VN, chở hàng nặng trên chiếc Sienna, thế là Anh bật EL ( Hazard) lết, CS nó chặn lại phạt, mức phạt cho lần đầu chỉ $150... Ngoan ngoãn chịu thì cũng xong chuyện, đằng này Ảnh lại cãi cố, bảo Tao ko biết có Luật này, Tao thấy các xe khác chạy có sao đâu...thế là thg CS stick thêm cho nào là phải học THI lại Luật ( Lớp offline), nào là phải 1 tháng phải hoàn thành còn ko tước License! Mình có mặt ở đó giải thích xong Hắn mới xanh mât, năn nỉ dùm ko được vì thg CS nói " Hắn đã sai còn ko có thái độ ăn năn, nếu ko làm thì Hắn còn sai tệ hơn!"
VN khác chút xíu, nhưng nếu anh phạm lỗi bị thu giấy phép hoặc phạm lỗi mà mức phạt từ 15tr trở lên (cụ thể thì nhiều hơn nhưng trong giao thông cơ bản chỉ có 2 tình huống trên) thì anh có quyền giải trình. Nếu CA ra quyết định xử phạt mà ko có giải trình thì QĐ đó sai và buộc bị huỷ.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Vậy là anh “giải trình” thành công, CA ko áp dụng hình phạt bổ sung.

bàn thêm về phạt bổ sung (tước giấy phép LX có thời hạn):
- chỉ có Trưởng CA cấp quận, trưởng phòng CA cấp tỉnh, cấp cục mới có đủ thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt BS này.
- Trước khi áp dụng hình thức xử phạt BS này, người ra QĐ xử phạt phải nghe giải trình (nếu người bị phạt muốn giải trình).
trong quá trình này, có thể áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và ra quyết định có áp dung hay không.

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy đinh.
Hiểu quá sai về tình tiết giảm nhẹ. Đọc Nghị định 100 điều 81 cho thông nè .

Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

1. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được quy định bị tước quyền sử dụng có thời hạn gồm:

a) Giấy phép lái xe quốc gia; Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp);

b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

c) Giấy phép kinh doanh vận tải;

d) Phù hiệu, biển hiệu cấp cho xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải;

đ) Giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;

e) Giấy phép thi công;

g) Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động;

h) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

i) Chứng chỉ đăng kiểm viên;

k) Giấy phép lái tàu.

2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.
 
Hạng D
3/7/14
3.059
11.565
113
Ho Chi Minh City, Vietnam
Đọc nguyên câu chữ đi bạn.
Bổ sung tiếng Việt ở đây là "tăng thêm" chứ không phải là có thể hoặc không bắt buộc nhé.
Tức là các lỗi này cần phải phạt tăng thêm là giam bằng.
Và cũng không thấy quy định nào CSGT được toàn quyền phạt hay không phạt bổ sung.

Giờ nói vậy cho vuông, xong thì dừng nhé.

1. Về lý thuyết, về luật thì trong Nghị định 100 ghi rõ:

“phạt bổ sung” tước bằng 2 tháng (khi chạy quá 10-20 km/h)


- bạn hiểu chữ “bổ sung” này là “tăng thêm”
- mình hiểu chữ “bổ sung” này là có thể phạt thêm, hoặc cũng có thể không cần phạt thêm.
=> Còn muốn biết ai hiểu đúng: thì cứ gửi văn bản cho Bộ Giao Thông Vận tải hỏi thôi.
Trong văn bản cứ hỏi rõ là khi chạy quá 10-20 km/h thì có phải là:
” Khi vượt quá tốc độ 10-20 km/h thì sẽ luôn luôn bị phạt gồm: (Phạt tiền + Tước bằng) hay không?”

Khi đó xem Bộ GTVT trả lời sao là rõ.

2. Về thực tế thì mình đã bị phạt quá tốc độ nhiều lần rồi.

Và từ trải nghiệm thực tế của mình là: đã có vài lần CSGT chỉ phạt tiền 3tr, không tước bằng.
Còn trải nghiệm của bạn sao thì mình không biết.
Nếu bạn khẳng định là CSGT khi phạt quá tốc độ 10-20 km/h là sẽ phạt tiền + tước bằng.
=> vậy nếu mình show 1 cái quyết định xử phạt của mình ra: vượt quá tốc độ 10-20 km/h nhưng chỉ bị phạt tiền, không bị tước bằng: thì bạn tinh sao?

Nói thẳng ra là luật còn nhiều kẽ hở, nên việc muốn hiểu sao/ muốn vận dụng sao thì DO CON NGƯỜI là chính.
Chưa kể vụ tước bằng này giờ nếu phạt nguội thì càng không có cơ sở để xác định ai là tài xế nữa.


Thôi về vấn đề này mình xin phép dừng tranh luận ở đây nhé.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Giờ nói vậy cho vuông, xong thì dừng nhé.

1. Về lý thuyết, về luật thì trong Nghị định 100 ghi rõ:

“phạt bổ sung” tước bằng 2 tháng (khi chạy quá 10-20 km/h)


- bạn hiểu chữ “bổ sung” này là “tăng thêm”
- mình hiểu chữ “bổ sung” này là có thể phạt thêm, hoặc cũng có thể không cần phạt thêm.
=> Còn muốn biết ai hiểu đúng: thì cứ gửi văn bản cho Bộ Giao Thông Vận tải hỏi thôi.
Trong văn bản cứ hỏi rõ là khi chạy quá 10-20 km/h thì có phải là:
” Khi vượt quá tốc độ 10-20 km/h thì sẽ luôn luôn bị phạt gồm: (Phạt tiền + Tước bằng) hay không?”

Khi đó xem Bộ GTVT trả lời sao là rõ.

2. Về thực tế thì mình đã bị phạt quá tốc độ nhiều lần rồi.

Và từ trải nghiệm thực tế của mình là: đã có vài lần CSGT chỉ phạt tiền 3tr, không tước bằng.
Còn trải nghiệm của bạn sao thì mình không biết.
Nếu bạn khẳng định là CSGT khi phạt quá tốc độ 10-20 km/h là sẽ phạt tiền + tước bằng.
=> vậy nếu mình show 1 cái quyết định xử phạt của mình ra: vượt quá tốc độ 10-20 km/h nhưng chỉ bị phạt tiền, không bị tước bằng: thì bạn tinh sao?

Nói thẳng ra là luật còn nhiều kẽ hở, nên việc muốn hiểu sao/ muốn vận dụng sao thì DO CON NGƯỜI là chính.
Chưa kể vụ tước bằng này giờ nếu phạt nguội thì càng không có cơ sở để xác định ai là tài xế nữa.


Thôi về vấn đề này mình xin phép dừng tranh luận ở đây nhé.
Tranh luận về luật thì cần đọc kỹ, xem xét từng câu từng chữ để hiểu rõ ý nghĩa của nó, và phản biện phải dựa vào phân tích và trích dẫn từ các văn bản pháp quy, không thể đem tình huống thực tế ra để chứng minh mình đúng.
CSGT vẫn có thể hiểu sai và phạt chưa đúng là bình thường, thậm chí khá nhiều.