RE: Quá trình thực hiện car computer
cập nhật:
tôi loay hoay mãi với RoadRunner mà chưa làm video chạy được, internal player là mplayerc thiếu codecs nhưng lại không cập nhật được (trình kém quá ) tôi quyết định chuyển sang dùng Digital Dash 5 (miễn phí, tải ở http://www.gnetcanada.com/downloads/digitaldash5.exe) và chương trình này chạy ổn, giao diện cũng khá dễ sử dụng.
cái inverter tung cửa cũng chạy ổn, "test drive" 2 tuần nay rất ok, tôi dự định sẽ chuyển giai đoạn hoàn thiện trogn thời gian sắp tới
hay quá bác, tôi chưa tìm thấy trên internet cách "chế biến" lại từ bộ nguồn PC cũ. nhưng tôi nghĩ cách đó khả thi nhưng bác chưa nói làm cụ thể như thế nàobỏ phần cao thế trong bộ nguồn cũ, chế lại biến áp, thêm 2 con tran công suất IRFZ44
cập nhật:
tôi loay hoay mãi với RoadRunner mà chưa làm video chạy được, internal player là mplayerc thiếu codecs nhưng lại không cập nhật được (trình kém quá ) tôi quyết định chuyển sang dùng Digital Dash 5 (miễn phí, tải ở http://www.gnetcanada.com/downloads/digitaldash5.exe) và chương trình này chạy ổn, giao diện cũng khá dễ sử dụng.
cái inverter tung cửa cũng chạy ổn, "test drive" 2 tuần nay rất ok, tôi dự định sẽ chuyển giai đoạn hoàn thiện trogn thời gian sắp tới
RE: Quá trình thực hiện car computer
Lựa chọn nguồn ATX cũ dùng chíp TL494 hoặc KA7500 ( hầu như tất cả mọi loại nguồn trên thị trường đều dùng được ) – mua cũ 40.000 VND . Kết quả sau khi chế lại thì nguồn hoạt động ở dải điện áp vào DC 8-16V
Linh kiện cần mua thêm : 02 tranzitor IRFZ44 ( 7000VNĐ/con), 02 điện trở 15Omh, 02 điện trở 200Om
1. Từ PSU cũ tháo toàn bộ linh kiện phần cao thế ( từ nguồn 220v vào) , phần này nhìn rất rõ trên bản mạch in, tháo sạch, không chừa một cái gì.
2. Tháo toàn bộ các biến áp mắc giữa hai phần cao thế và hạ thế ( thường là 3 cái, 1 to, 2 nhỏ), tháo cả IC cách ly quang nối giữa hai phần cao thế và hạ thế ( chú ý giữ gìn biến áp to nhất để tí nữa quấn lại)
3. Quan sát khối standby , có thể chế lại nguồn này bằng con IC7805( phần này có thể làm sau cùng, cứ làm các bước tiếp theo để nguồn hoạt động đã. Chú ý : khối Stanby luôn cấp một áp 5V ở đầu ra SB, đi vào mainboad để có thể khởi động main. Như vậy ,nếu bác nào chế lại nguồn để sử dụng máy tính thông thường thì phải chế lại phần Standby, cũng dễ thôi, cứ mắc theo sơ đồ. Bác nào chỉ sử dụng bộ nguồn để lấy nguồn 12V hoặc 5V ra dùng mục đích khác thì không cần quan tâm bước 3 này.
4, Gỡ bỏ tất cả linh kiện nối với chân 8 và 11 của TL494. Chân 8 và 11 này quay ra nối trực tiếp với nguồn 12V+ trên xe.
5. Chế lại biến áp. Sơ cấp gồm 2 cuộn : |-6-|-6-| ( mỗi cuộn 6 vòng) , Thứ cấp gồm 4 cuộn: |--6-|-6-|-.,tất cả đều dùng dây đường kính D=1.0мм, có thể dùng lõi ferit xuyến.
Quan trọng : có thể ( chắc chắn thì đúng hơn) dùng lại biến áp lớn nhất ta vừa gỡ ra. Thông thường biến áp này hàng Tung cửa có 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn 19 vòng ( cuộn sơ cấp đầu tiên nằm ở lớp ngoài cùng rồi đến các cuộn thứ cấp, cuộn sơ cấp thứ 2 nằm trong cùng), có 4 cuộn sơ cấp với số vòng là: 4+3+3+4.
Gỡ bỏ lớp bỏ bọc bên ngoài để đếm số vòng cuộn sơ cấp đầu tiên, nếu đúng là 19 vòng thì OK, mạnh dạn gỡ bỏ phần này, cắt dây nối của cuộn sơ cấp thứ 2 với chân biến áp để vứt bỏ cuộn này vì ta không thể tháo nó ra- nó nằm trong cùng mà. Dùng dây 1mm hoặc chính dây vừa gỡ ra quấn làm 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn 3 vòng thôi, nhớ trích điểm giữa nối hai cuộn này ra để nối với nguồn +12V trên xe. ( nếu dùng lại dây vừa gỡ ra thì đường kính hơi nhỏ nên ta gấp đôi dây này lại và cứ thế quấn).
Không động chạm gì các cuộn thứ cấp, hàn biến áp về vị trí cũ của nó.
6. Cấp nguồn +12V đến chân 12 của TL494 qua 01 con điot ( diot này chọn lấy 1 con vừa tháo ra ở phần cao thế).
7. Hai cuộn sơ cấp nối với cực D của 2 con IRFZ44. Điểm giữa 2 cuộn dây sơ cấp nối với nguồn +12V trên xe. Cực S của 2 tran nối với nhau và nối đất. Cực G của 2 tran nối với điện trở 15 Ом và đi đến chân 9 và 10 của TL494. Cực G cũng nối đất qua 01 điện trở 200 om
Chú ý : trên mạch nguyên bản của nguồn thì chân 9 và 10 của TL494 nối với nhau và nối đất, ta phải tách riêng 2 chân này ra và không nối đất ( móc nó lên mặt trước của bản mạch in luôn cho dễ)
Đến bước này nếu không có gì nhầm lẫn thì khi cấp nguồn 12V thì PSU sẽ hoạt động ( khởi động PSU bằng cách nối dây xanh dương với dây đất là xong), quạt quay, nguồn chạy, OK
Chú ý: cái mạch dưới đây là sơ đồ nguyên lý, các bác cứ làm theo thứ từ các bước trên, nhìn hình để dấu dây cho đúng, những cái gì không nói đến thì các bác không phải làm
Chỉ khi nào cần sử dụng nguồn cho máy tính thực sự trên xe thì mới chế lại phần standby như trong hình
Em làm thêm cái này bổ sung vào danh mục mạch cần cho Car PC
CPU của em
Hôm qua em thử rồi, nguồn đã chạy, hôm nay tháo ra chụp ảnh post cho các bác và sẽ bố trí linh kiện lại cho nó đẹp.
Cám ơn tác giả nga ngố Sergey ( www.pccar.ru)
Chúc các bác thành công
Lựa chọn nguồn ATX cũ dùng chíp TL494 hoặc KA7500 ( hầu như tất cả mọi loại nguồn trên thị trường đều dùng được ) – mua cũ 40.000 VND . Kết quả sau khi chế lại thì nguồn hoạt động ở dải điện áp vào DC 8-16V
Linh kiện cần mua thêm : 02 tranzitor IRFZ44 ( 7000VNĐ/con), 02 điện trở 15Omh, 02 điện trở 200Om
1. Từ PSU cũ tháo toàn bộ linh kiện phần cao thế ( từ nguồn 220v vào) , phần này nhìn rất rõ trên bản mạch in, tháo sạch, không chừa một cái gì.
2. Tháo toàn bộ các biến áp mắc giữa hai phần cao thế và hạ thế ( thường là 3 cái, 1 to, 2 nhỏ), tháo cả IC cách ly quang nối giữa hai phần cao thế và hạ thế ( chú ý giữ gìn biến áp to nhất để tí nữa quấn lại)
3. Quan sát khối standby , có thể chế lại nguồn này bằng con IC7805( phần này có thể làm sau cùng, cứ làm các bước tiếp theo để nguồn hoạt động đã. Chú ý : khối Stanby luôn cấp một áp 5V ở đầu ra SB, đi vào mainboad để có thể khởi động main. Như vậy ,nếu bác nào chế lại nguồn để sử dụng máy tính thông thường thì phải chế lại phần Standby, cũng dễ thôi, cứ mắc theo sơ đồ. Bác nào chỉ sử dụng bộ nguồn để lấy nguồn 12V hoặc 5V ra dùng mục đích khác thì không cần quan tâm bước 3 này.
4, Gỡ bỏ tất cả linh kiện nối với chân 8 và 11 của TL494. Chân 8 và 11 này quay ra nối trực tiếp với nguồn 12V+ trên xe.
5. Chế lại biến áp. Sơ cấp gồm 2 cuộn : |-6-|-6-| ( mỗi cuộn 6 vòng) , Thứ cấp gồm 4 cuộn: |--6-|-6-|-.,tất cả đều dùng dây đường kính D=1.0мм, có thể dùng lõi ferit xuyến.
Quan trọng : có thể ( chắc chắn thì đúng hơn) dùng lại biến áp lớn nhất ta vừa gỡ ra. Thông thường biến áp này hàng Tung cửa có 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn 19 vòng ( cuộn sơ cấp đầu tiên nằm ở lớp ngoài cùng rồi đến các cuộn thứ cấp, cuộn sơ cấp thứ 2 nằm trong cùng), có 4 cuộn sơ cấp với số vòng là: 4+3+3+4.
Gỡ bỏ lớp bỏ bọc bên ngoài để đếm số vòng cuộn sơ cấp đầu tiên, nếu đúng là 19 vòng thì OK, mạnh dạn gỡ bỏ phần này, cắt dây nối của cuộn sơ cấp thứ 2 với chân biến áp để vứt bỏ cuộn này vì ta không thể tháo nó ra- nó nằm trong cùng mà. Dùng dây 1mm hoặc chính dây vừa gỡ ra quấn làm 2 cuộn sơ cấp, mỗi cuộn 3 vòng thôi, nhớ trích điểm giữa nối hai cuộn này ra để nối với nguồn +12V trên xe. ( nếu dùng lại dây vừa gỡ ra thì đường kính hơi nhỏ nên ta gấp đôi dây này lại và cứ thế quấn).
Không động chạm gì các cuộn thứ cấp, hàn biến áp về vị trí cũ của nó.
6. Cấp nguồn +12V đến chân 12 của TL494 qua 01 con điot ( diot này chọn lấy 1 con vừa tháo ra ở phần cao thế).
7. Hai cuộn sơ cấp nối với cực D của 2 con IRFZ44. Điểm giữa 2 cuộn dây sơ cấp nối với nguồn +12V trên xe. Cực S của 2 tran nối với nhau và nối đất. Cực G của 2 tran nối với điện trở 15 Ом và đi đến chân 9 và 10 của TL494. Cực G cũng nối đất qua 01 điện trở 200 om
Chú ý : trên mạch nguyên bản của nguồn thì chân 9 và 10 của TL494 nối với nhau và nối đất, ta phải tách riêng 2 chân này ra và không nối đất ( móc nó lên mặt trước của bản mạch in luôn cho dễ)
Đến bước này nếu không có gì nhầm lẫn thì khi cấp nguồn 12V thì PSU sẽ hoạt động ( khởi động PSU bằng cách nối dây xanh dương với dây đất là xong), quạt quay, nguồn chạy, OK
Chú ý: cái mạch dưới đây là sơ đồ nguyên lý, các bác cứ làm theo thứ từ các bước trên, nhìn hình để dấu dây cho đúng, những cái gì không nói đến thì các bác không phải làm
Chỉ khi nào cần sử dụng nguồn cho máy tính thực sự trên xe thì mới chế lại phần standby như trong hình
Em làm thêm cái này bổ sung vào danh mục mạch cần cho Car PC
CPU của em
Hôm qua em thử rồi, nguồn đã chạy, hôm nay tháo ra chụp ảnh post cho các bác và sẽ bố trí linh kiện lại cho nó đẹp.
Cám ơn tác giả nga ngố Sergey ( www.pccar.ru)
Chúc các bác thành công
RE: Quá trình thực hiện car computer
Bác Audi quả là chuyên gia nhỉ !!! Em lại có thắc mắc nhờ bác giải thích luôn, em thấy ampli của xe thì đa số cái nào cũng khá đắt, phải từ >300 USD hoặc hơn nhiều, trong khi ampli dân dụng thì có nhiều loại khá rẻ, nghe hay ( trong xe em nghĩ đâu cần công suất lớn đâu ). Em thấy trong ampli dân dụng cũng có 1 cục biến thế, em nghĩ chắc là nó cũng phải xài điện DC ( chả biết mấy volt ) vậy mình có thể nghiên cứu làm cái DC to DC để chế ampli dân dụng được không bác nhỉ? ( cái này mà kết hợp với con carcomputer nữa thì coi như ... tuyệt ! )
Bác Audi quả là chuyên gia nhỉ !!! Em lại có thắc mắc nhờ bác giải thích luôn, em thấy ampli của xe thì đa số cái nào cũng khá đắt, phải từ >300 USD hoặc hơn nhiều, trong khi ampli dân dụng thì có nhiều loại khá rẻ, nghe hay ( trong xe em nghĩ đâu cần công suất lớn đâu ). Em thấy trong ampli dân dụng cũng có 1 cục biến thế, em nghĩ chắc là nó cũng phải xài điện DC ( chả biết mấy volt ) vậy mình có thể nghiên cứu làm cái DC to DC để chế ampli dân dụng được không bác nhỉ? ( cái này mà kết hợp với con carcomputer nữa thì coi như ... tuyệt ! )
RE: Quá trình thực hiện car computer
Em đã thử bộ nguồn này với CPU Dell SX270, chỉ sử dụng nguồn ra 12V ( dây màu vàng của bộ nguồn), máy khởi động ngon lành ( dòng lúc khởi động là 12A), CPU chạy mức trung bình thì dòng tiêu thụ từ 5-8A. Em chưa thử công suất ở các đầu ra 5V, 3.3V. Do quả Dell SX 270 ngốn dòng kinh quá nên đầu ra 12V bị sụt áp xuống còn 11.56V như trên hình, vẫn chấp nhận được do nằm trong khoảng cho phép của nguồn ATX ( 12V +/- 5%)
Khi nào có màn hình, lắp hoàn chỉnh em sẽ trình các bác.
Em đã thử bộ nguồn này với CPU Dell SX270, chỉ sử dụng nguồn ra 12V ( dây màu vàng của bộ nguồn), máy khởi động ngon lành ( dòng lúc khởi động là 12A), CPU chạy mức trung bình thì dòng tiêu thụ từ 5-8A. Em chưa thử công suất ở các đầu ra 5V, 3.3V. Do quả Dell SX 270 ngốn dòng kinh quá nên đầu ra 12V bị sụt áp xuống còn 11.56V như trên hình, vẫn chấp nhận được do nằm trong khoảng cho phép của nguồn ATX ( 12V +/- 5%)
Khi nào có màn hình, lắp hoàn chỉnh em sẽ trình các bác.
RE: Quá trình thực hiện car computer
Em chuẩn bị mang về một số cái màn hình loại rời, màn hình thò thụt Touch Screen Monitor và CPU mini..., phục vụ dự án CarPC của các bác (Tất cả là hiệu Lilliput-TQ) hiện chỉ có 1 số nước SX loại này thôi. Bác nào có nhu cầu đăng ký với em trước nhé (trước ngày 20/10/08). (Muộn rồi, mai e sẽ Post ảnh và giá để các bác xem trước)
From: Mr_Chung
DD: 0902092369.
Công ty CP Đức Thành.
(Em ở Hà Nội, ngày 30/10/08 có hàng)
Em chuẩn bị mang về một số cái màn hình loại rời, màn hình thò thụt Touch Screen Monitor và CPU mini..., phục vụ dự án CarPC của các bác (Tất cả là hiệu Lilliput-TQ) hiện chỉ có 1 số nước SX loại này thôi. Bác nào có nhu cầu đăng ký với em trước nhé (trước ngày 20/10/08). (Muộn rồi, mai e sẽ Post ảnh và giá để các bác xem trước)
From: Mr_Chung
DD: 0902092369.
Công ty CP Đức Thành.
(Em ở Hà Nội, ngày 30/10/08 có hàng)
RE: Quá trình thực hiện car computer
Chào các bá,
Trong phần mà bá Audi bỏ ra có 2 bộ phận là RFI & EMI là không thể thiếu trong sự ngăn chặn ( Radio Frequency interference- giao thoa tần số vô tuyến điện và Electro-magnetic interference giao thoa điện từ) đặt trước nguồn cấp để chặn các hài từ bộ swiching regulator là một dao động có tần số khoảng 50Khz-150Khz, các hài của dao động nầy sẽ lăn tăn trên nguồn 12V của battery , nó có thể làm trở ngại tới các thiết bị khác chăng?
Nếu dùng nguồn cho máy tính, các bá nên lưu ý tới sợi dây điện mà IBM quy định là PGD ( power good detect) điện thế này là 5V từ M/B quay trở lại nguồn để kiểm tra nguồn tốt hay xấu ( các loại nguồn đời cũ là sợi dây màu cam ở bìa) , nếu các linh kiện của M/B có vấn đề PGD từ 5V giựt xuống 0V trong thời gian rất gắn thì bộ dao động sẽ khoá , không chạy nữa, trước đây họ, vẫn cho nguồn chạy nhờ sự đảo chiều của cuộn dây đặt ở P của SCR, cuộn nầy sẽ mỡ SCR khi xã điện âm trở lại P và dao động lại tiếp tục cho đến khi sự nối tắt bị đứt hẳn, và ta thấy LED nguồn chớp chớp, sau nầy một số thiết kế khác , khoá hẳn nguồn, bạn chỉ cần rút nguồn ra và ghim lại thì nguồn chạy lại, nếu là nối tắt thật thì sẽ lập lại khoá nguồn như trước, nếu là surge điện làm cho 5V xấu , thì sẽ tiếp tục bình thường.
Gần đây đa số nguồn không có mạch nầy, nếu không có mạch nầy thì đa số sẽ có khả năng gặp sự cố khi bị sét, dù là không đánh trúng ngay máy tính, nhưng “sét lan tỏa” ở xa cũng làm cho M/B có vấn đề, hơn nữa xe ôtô chạy ngoài đường xác suất gặp trở ngại do nguồn còn cao hơn MVT đặt ở nhà.
Ngoài mạch nầy , nguồn còn có mạch feed back để chống OVP ( Over voltage Protect) OVL ( Over Load protect) để chống lại với sự giao động sai tần số làm điện thế nguồn tăng cao , có khi 12V lên 18V!!, hoặc sự so sánh về dòng để tránh trường hợp quá tải, mọi trường hợp nầy đều dẫn tới khóa không cho nguồn hoạt động tiếp.
Đôi dòng góp ý thế thôi.
Thấy người sáng kiến là tôi vui rồiThân mến,
Chào các bá,
Trong phần mà bá Audi bỏ ra có 2 bộ phận là RFI & EMI là không thể thiếu trong sự ngăn chặn ( Radio Frequency interference- giao thoa tần số vô tuyến điện và Electro-magnetic interference giao thoa điện từ) đặt trước nguồn cấp để chặn các hài từ bộ swiching regulator là một dao động có tần số khoảng 50Khz-150Khz, các hài của dao động nầy sẽ lăn tăn trên nguồn 12V của battery , nó có thể làm trở ngại tới các thiết bị khác chăng?
Nếu dùng nguồn cho máy tính, các bá nên lưu ý tới sợi dây điện mà IBM quy định là PGD ( power good detect) điện thế này là 5V từ M/B quay trở lại nguồn để kiểm tra nguồn tốt hay xấu ( các loại nguồn đời cũ là sợi dây màu cam ở bìa) , nếu các linh kiện của M/B có vấn đề PGD từ 5V giựt xuống 0V trong thời gian rất gắn thì bộ dao động sẽ khoá , không chạy nữa, trước đây họ, vẫn cho nguồn chạy nhờ sự đảo chiều của cuộn dây đặt ở P của SCR, cuộn nầy sẽ mỡ SCR khi xã điện âm trở lại P và dao động lại tiếp tục cho đến khi sự nối tắt bị đứt hẳn, và ta thấy LED nguồn chớp chớp, sau nầy một số thiết kế khác , khoá hẳn nguồn, bạn chỉ cần rút nguồn ra và ghim lại thì nguồn chạy lại, nếu là nối tắt thật thì sẽ lập lại khoá nguồn như trước, nếu là surge điện làm cho 5V xấu , thì sẽ tiếp tục bình thường.
Gần đây đa số nguồn không có mạch nầy, nếu không có mạch nầy thì đa số sẽ có khả năng gặp sự cố khi bị sét, dù là không đánh trúng ngay máy tính, nhưng “sét lan tỏa” ở xa cũng làm cho M/B có vấn đề, hơn nữa xe ôtô chạy ngoài đường xác suất gặp trở ngại do nguồn còn cao hơn MVT đặt ở nhà.
Ngoài mạch nầy , nguồn còn có mạch feed back để chống OVP ( Over voltage Protect) OVL ( Over Load protect) để chống lại với sự giao động sai tần số làm điện thế nguồn tăng cao , có khi 12V lên 18V!!, hoặc sự so sánh về dòng để tránh trường hợp quá tải, mọi trường hợp nầy đều dẫn tới khóa không cho nguồn hoạt động tiếp.
Đôi dòng góp ý thế thôi.
Thấy người sáng kiến là tôi vui rồiThân mến,