Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
12/9/10
6.651
45.546
113
49
Bà Tó
Thưa các bác , mợ . Trong thời buổi lạm phát , bài toán giảm chi phí cũng là một giải pháp cần được thực hiện . Chi phí nội bộ là những khoản chi linh tinh , chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong các loại chi phí của doanh nghiệp .
Vời các doanh nghiệp có cơ cấu rõ ràng thì đã có kế toán thống kê .
Nhưng với loại hình kinh doanh cá thể ( chiếm không nhỏ trong FI ), việc thống kê - quản lý các chi phí xem ra còn chưa thành thói quen và cũng không biết bắt đầu từ đâu ?!?
Mời các bác cho ý kiến tư vấn . Cách làm sao cho hợp lí .
 
Hạng D
8/2/07
1.226
2
38
41
Singapore
e đạt nặng vấn đề hiệu quả đối với bất cứ khoảng chi tiêu nào, ko hẳn tiết kiệm là đúng, chi tiêu mà mang lại hiệu quả nhất mới là điều hợp lí.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.546
113
49
Bà Tó
Em có tìm được bài tham khảo .

Quản lý và cắt giảm chi phí hiệu quả Thứ ba, 11 Tháng 1 2011 08:52


h7.jpg

- Động cơ cho các chương trình quản lý, cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp chỉ đơn giản là việc phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ khó khăn (giá cả của các nguyên liệu đầu vào hiện nay tăng cao), hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, hay một phần của công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp sau khi thoát khỏi khủng hoảng, mà không gắn liền với một chiến lược tổng thể cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp.
- Phần lớn các chương trình cắt giảm chi phí hiện nay theo kiểu “giải quyết tình thế” trong thời kỳ khó khăn do chi phí đầu vào tăng. Việc cắt giảm chi phí có phần giống như việc tiết kiệm chi tiêu hàng ngày của các gia đình do giá cả thực phẩm tăng trong thời gian gần đây, và có phần giống như những chiếc “máy cắt bánh”. Chỉ tiêu đặt ra đơn giản và được áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạt động kinh doanh mà không quan tâm tới đặc tính riêng biệt của từng bộ phận như: sản xuất, thu mua, bán hàng, tiếp thị…
- Cắt giảm chi phí, doanh nghiệp vô tình loại bỏ “những thứ quý giá trong đống lộn xộn cần phải quẳng đi”. Trong những nỗ lực cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh, một vài năng lực quan trọng đã mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với mong muốn.
Doanh nghiệp chưa phân biệt đâu là chi phí tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng – chi phí góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, và đâu là những “chi phí xấu” (có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh).
- Việc cắt giảm chi phí chỉ được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều doanh nghiệp lại thấy rằng: ở các bộ phận khác, chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ. Cuối cùng, doanh nghiệp lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinh xuất phát từ việc cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp không gắn kết các chương trình cắt giảm chi phí với hoạt động quản lý chi phí.
Nguyên nhân:
Một là: doanh nghiệp thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng; cách tổ chức, quản lý chưa thật sự hiệu quả. Từ đó, hoạt động quản lý và cắt giảm chi phí không gắn liền với tầm nhìn dài hạn, chiến lược phát triển, mô hình kinh doanh rõ ràng. Doanh nghiệp chưa sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững, giảm giá thành sản phẩm.
Hai là: doanh nghiệp chưa phân tích qui trình tạo nên giá trị gia tăng, chưa hoá thân thành khách hàng để nhìn nhận vấn đề: đâu là chi phí tốt (mang đến và được chấp nhận bởi thị trường và khách hàng), đâu là chi phí xấu. Vì vậy, doanh nghiệp không xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và đâu là chi phí không tạo ra giá trị gia tăng.
Mặc khác, chi phí xấu thì đa dạng về bản chất và mức độ trong quá trình vận hành doanh nghiệp, trong khi đó năng lực nhân sự của doanh nghiệp không có đủ để nhận dạng. Từ đó, doanh nghiệp chưa tự trả lời các câu hỏi: yếu tố nào trong các chi phí (bán hàng, tổng hợp, hành chánh…) là cần thiết để giữ vị thế cạnh tranh hiện tại? Yếu tố nào là không cần thiết? Liệu những chi phí nhằm trợ giúp đội ngũ nhân viên bán hàng có thể cắt giảm được không? Còn các chi phí quản lý nhân sự, chi phí tài chính kế toán thì sao? Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hiện tại là gì và việc tái đầu tư đem lại những lợi ích nào?
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chưa tự trả lời được các câu hỏi sau:
Một là: các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí cho các hoạt động kinh doanh khác trong doanh nghiệp?
Hai là: các mức chi phí cắt giảm được so sánh như thế nào với các mức chi phí tương tự của các đối thủ cạnh tranh?
Ba là: mức chi phí nào là cần thiết để trợ giúp các mục tiêu tăng trưởng dự định và đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng?
Bốn là: doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc phân tích kết cấu chi phí, vì vậy, khó biết được tỉ lệ của từng lọai chi phí, chưa chia thành các trung tâm chi phí để quản lý. Từ đó khó mà quản lý và cắt giảm hiệu quả.
Năm là: việc quản lý và cắt giảm chi phí chưa có sự thích hợp giữa những chỉ đạo “từ trên xuống dưới” và các đề xuất “từ dưới lên trên”.
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Phó OSFI
10/11/06
1.046
3
0
Nếu là doanh nghiệp rất nhỏ như hộ kinh doanh cá thể thì không thế áp dụng được mớ lý thuyết cao siêu về quản lý chi phí đâu bác anhbocau ạ.

Em cho rằng nếu muốn quản lí chi phí hiệu quả, thì các bước tiến hành là:

1. Lập bảng theo dõi chi phí theo tháng, được phân loại minh bạch theo chi phí cố định và không cố định, trong mỗi phân loại, chia thành các mục nhỏ hơn nữa.
2. Tập dự trù chi phí theo tháng, rồi theo năm cho mỗi phân loại/ mục
3. Liên tục đối chiếu với dự trù và số liệu các tháng trước
4. Đánh giá hiệu quả của từng loại chí phí (cụ tỷ là với doanh thu, thường câu hỏi là chi chí tăng thì doanh thu có tăng không? và tăng bao nhiêu?)
5. Xây dựng mục tiêu cắt giảm hay nâng cấp như bác chaugiahien đã nói
e đạt nặng vấn đề hiệu quả đối với bất cứ khoảng chi tiêu nào, ko hẳn tiết kiệm là đúng, chi tiêu mà mang lại hiệu quả nhất mới là điều hợp lí.

Trong một doanh nghiệp lớn hơn, thì tụi em hay thay cụm từ "Cắt giảm chi phí" bằng "Nâng cao năng suất lao động" ạ :D vì thường những chi phí không hợp lý lại bắt nguồn từ quy trình không hợp lý.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
2/12/06
5.619
802
113
Điều này cũng khá nan giải, chưa tính chi phí nội bộ thì thấy lời. Nhưng khi tính luôn chi phí xăng xe, bảo trì xe của sếp, tiếp khách.... thì lỗ.
 
Hạng C
20/11/09
678
65
28
53
KCN Sóng Thần, Bình Dương
Lý thuyết khái quát đã được bác onlinecafe nêu bên dưới rồi. Thực tế khá là khó thuyết phục các ông chủ/xếp tin ngay vào các phương án cắt giảm chi phí đề ra nếu chỉ nói xuông. Em đã từng mất 12 tháng tổng kết chi phí để có số liệu chứng minh phương án của mình.....

onlinecafe nói:
Nếu là doanh nghiệp rất nhỏ như hộ kinh doanh cá thể thì không thế áp dụng được mớ lý thuyết cao siêu về quản lý chi phí đâu bác anhbocau ạ.

Em cho rằng nếu muốn quản lí chi phí hiệu quả, thì các bước tiến hành là:

1. Lập bảng theo dõi chi phí theo tháng, được phân loại minh bạch theo chi phí cố định và không cố định, trong mỗi phân loại, chia thành các mục nhỏ hơn nữa.
2. Tập dự trù chi phí theo tháng, rồi theo năm cho mỗi phân loại/ mục
3. Liên tục đối chiếu với dự trù và số liệu các tháng trước
4. Đánh giá hiệu quả của từng loại chí phí (cụ tỷ là với doanh thu, thường câu hỏi là chi chí tăng thì doanh thu có tăng không? và tăng bao nhiêu?)
5. Xây dựng mục tiêu cắt giảm hay nâng cấp như bác chaugiahien đã nói
e đạt nặng vấn đề hiệu quả đối với bất cứ khoảng chi tiêu nào, ko hẳn tiết kiệm là đúng, chi tiêu mà mang lại hiệu quả nhất mới là điều hợp lí.

Trong một doanh nghiệp lớn hơn, thì tụi em hay thay cụm từ "Cắt giảm chi phí" bằng "Nâng cao năng suất lao động" ạ :D vì thường những chi phí không hợp lý lại bắt nguồn từ quy trình không hợp lý.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.546
113
49
Bà Tó
Cảm ơn bác caphe .
Em không dám bắt chước mớ lý thuyết cao siêu đó nhưng chắt lọc ra rồi áp dụng chắc ít nhiều cũng được ha bác .
 
Chi Hội Phó OSFI
10/11/06
1.046
3
0
Đối với các DNNN động vào chi phí nội bộ là động vào tổ kiến lửa :D Nguyên tắc là:
1. Sếp luôn luôn đúng
2. Nếu Sếp sai, xem lại nguyên tắc thứ 1
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.546
113
49
Bà Tó
Đối với kinh doanh dạng cá nhân , cá thể , em thấy khó kiểm soát mấy cai sau :
- Định mức năng lượng tiêu thụ ( điện , nước , xăng ) .
- Nguyên vật liệu sản xuất .
- Hàng hóa hư hao , đổ bể , mất mát......
- Tiền trà nước , cà phê , tiếp khách .
- Khấu trừ lương cho chính bản thân không hợp lý với lợi nhuận .
Lập bảng theo dõi , sổ sách là việc sợ làm nhất của đối tượng này . Và phải "nắm" từ đâu để làm thay đổi tình hình ? Phải học tiếp thôi .
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.546
113
49
Bà Tó
onlinecafe nói:
Đối với các DNNN động vào chi phí nội bộ là động vào tổ kiến lửa :D Nguyên tắc là:
1. Sếp luôn luôn đúng
2. Nếu Sếp sai, xem lại nguyên tắc thứ 1
cho nên , kinh phí khoán hằng năm , nếu sử dụng không hết thì qua quí 4 phải tìm hướng giải ngân cho hết . Đâu ai đem trả lại ngân sách .
 
Status
Không mở trả lời sau này.