Hạng D
25/6/15
1.038
1.022
113
Em sợ phí lưu hành, phí bảo trì sẽ tăng, lúc đó xe cũ như xe mới, nhà nghèo cũng như nhà giàu. Tăng lên đóng hằng tháng coi như đẹp.
Em đi quai tàu.:3dcuoi:
 
Hạng D
18/4/09
1.318
421
83
P25, Bình Thạnh, HCMC
Các bác đọc kỹ đoạn cuối bài văn " TTP không quy định thuế và phí nội địa nên sẽ không có chuyện hàng hóa sẽ rẻ ..."
Em còn nhớ có bác trong OS nói " hãy thoải mái cho niềm đam mê, bằng không vào 1 ngày đẹp trời tiền cũng không là gì cả..."

Tiện đây em xin trích dẫn 2 bài viết trên VNEXPRESS mà chắc nhiều bác đã biết:

1 -
'Méo mặt' vì chồng nghiện ô tô hơn vợ
"Cái xe ghẻ mà ông ấy chăm chút còn hơn cả siêu xe, cứ mấy ngày lại đi rửa một lần cả trong lẫn ngoài, rồi mua hết phụ kiện nọ đến phụ kiện kia... mỗi thứ một chút mà thành ra cả đống tiền" - chị Hương kể lể.
Chưa có nhà cũng được, nhưng phải mua xe


Một ngày giữa năm 2008, Thuận ôm vợ thủ thỉ: "Em ơi, mình mua xe nhé?". Chị Hương lúc đầu tưởng chồng bảo đổi xe máy, vì cãi xe anh đi đã tã tượi từ lâu rồi, chị cũng nhiều lần giục chồng mua xe khác nhưng anh bảo: "Xe máy thì cái nào chả thế. Đợi sau này mua ô tô thì vứt cái này vào bảo tàng luôn". Khi nghe chồng bảo mua xe, Hương cứ nghĩ rốt cục anh cũng đã hết chịu nổi cái xe máy cà khổ. Nhưng hóa ra không phải, ý Thuận là mua ô tô.

"Anh hoang đường quá, mình đang cố dành tiền mua nhà, không biết bao giờ mới đủ. Một cái xe vớ vẩn cũng bằng tiền 1/4, 1/5 cái nhà chứ ít gì". Thuận bảo: "Đợi mua được nhà thì anh già lão rồi, sức đâu mà lái xe nữa. Em có thấy bất công không, khi đầy thằng không có bằng lái thì phóng ào ào ngoài đường, còn anh có bằng bao nhiêu năm nay thì chả có mà đi?".

Rồi anh trình bày: Này nhé, vợ chồng mình mới có mấy trăm triệu bạc, chờ mua nhà thì lâu lắm. Số tiền ấy anh chỉ xin một nửa mua cái xe cũ thôi, anh lại mới được thưởng mấy chục triệu, bù vào, thế là có cái chủ nhật hay lễ tết chở vợ con đi chơi, về quê. Nhà thì cần số tiền lớn, ít năm nữa vợ chồng mình thăng tiến, tốc độ kiếm tiền cao hơn, sẽ mua được thôi. Thế là nhà thì vẫn sẽ có, mà chúng mình vẫn được hưởng cái sung sướng do ô tô mang lại từ sớm, tội gì phải đợi chừng ấy năm?

Rồi anh bảo, anh chẳng cần nhà, không có nhà, anh ngủ trên ô tô cũng thỏa mãn rồi; sau này có nhà thì quyền sở hữu thuộc về em hoàn toàn, anh chỉ cần xe thôi.

Rốt cục thì chị Hương cũng đồng ý, không phải vì chị thấy lý lẽ của anh dễ nghe, mà vì anh nói nhiều quá, dai quá, tha thiết quá, mà chị lại thương và chiều chồng. Thế là chỉ một tuần sau, nhà chị đã có một con Honda tuy cũ nhưng vẫn bóng bẩy. Hương bảo có xe như có thêm một đứa con, nhưng nếu tính về tổng số tiền bỏ ra và thời gian mà Thuận dành để chăm sóc, vui vầy với nó thì chính cái xe mới là con cưng chứ không phải hai đứa trẻ nhà họ. Ít lâu sau, chị lại bảo, với mức độ mê mẩn của anh với cái xe thì phải gọi nó là bồ mới đúng.

"Cái xe ghẻ mà ông ấy chăm chút còn hơn cả siêu xe, cứ mấy ngày lại đi rửa một lần cả trong lẫn ngoài, rồi mua hết phụ kiện nọ đến phụ kiện kia, kính thì hết dán mờ lại bóc ra, trong xe thì lắp hết tivi đến loa nọ loa kia, rồi giá để điện thoại, cứ ít bữa lại đổi, mỗi thứ một chút mà thành ra cả đống tiền. Rồi còn tiền gửi ở gần nhà, ở cơ quan, ở mọi nơi ông ấy dừng đỗ", Hương kể lể.

"Còn tiền xăng nữa chứ, từ hồi có xe, ông ấy thích lên, càng đi chơi nhiệt tình. Trước đây đám cưới ở xa ông ấy chỉ đi những đám thân, còn thì gửi, nay không thân cũng đi, xung phong làm tài xế chở các bạn, miễn là được vi vu trên cái xe yêu quý".

Ngoài tiền xăng, cái sự mê đi của anh Thuận còn làm vợ phiền lòng vì thời gian dành cho gia đình bị bớt xén. Anh tham gia các hội, các diễn đàn về ô tô, đi sinh hoạt suốt. Hội lớn không tổ chức thì nhóm mấy ông mê xe thân thân sẽ ới nhau tụ tập.

Hương bảo, chỉ cần một ông trong nhóm mới thay bộ lốp mới, hay mới lắp thêm cái nọ cái kia là kiểu gì cũng gọi nhau họp mặt, làm vài cốc bia, cùng ngắm xe và tán về xe cộ. Hoặc khi xe một ông có vấn đề hỏng hóc nan giải, các ông ấy cũng gọi nhau ra cùng tý toáy, chán rồi mới mang ra thợ. Ngay cả khi Thuận ở nhà, vợ anh cũng vẫn ghen tuông với cái xe vì anh cứ chúi mũi vào các trang web, các diễn đàn về xe hơi, đọc mê đọc mải...

Có hôm Hương đang làm việc thì mệt quá, gọi điện nhờ chồng chở về, chờ mãi vẫn không thấy, gọi điện giục thì anh bảo hay em đi xe ôm, anh đang nhờ thợ bảo dưỡng cái xe một chút. Chị đành hậm hực về một mình, rồi một phần vì mệt, phần khác giận chồng, chị mua gà rán KFC cho hai thằng con, còn mình đi nằm, không nấu nướng gì.

Khoảng 8 giờ rưỡi tối anh Thuận mới về, kêu đói ầm ĩ, bảo vợ ơi dọn cơm đi kẻo anh sắp lả mất. Vợ anh gắt: "Anh đói thì bảo cái ô tô nó nấu, nó dọn cho mà ăn. Nó mới là vợ anh chứ đâu phải tôi, nó mới được anh hầu hạ chăm sóc nâng niu chứ đâu phải tôi".

Gần đây, cảm thấy giá nhà đã xuống đến đáy, Hương bàn với chồng dồn tiền rồi vay thêm để mua một căn hộ. "Nếu bán cả cái ô tô đi thì mình đã đủ đóng đến 70% rồi đấy, số còn lại vay ngân hàng", chị nói. Anh giãy nảy: "Xin em, vợ ơi, em có đem bán anh thì bán, đừng bán xe của anh".

Ngày nghỉ, chồng ngồi lỳ ở garage

Anh Tùng rất bận. Công việc khiến ăn tối mắt tối mũi, hết đối tác đến khách hàng, rồi lại giải quyết chuyện kiện cáo liên quan đến sản phẩm, dịch vụ... Anh lại còn là người nhiệt tình với bạn bè, thường chẳng ngại dành cho họ khoảng thời gian sau giờ làm việc. Vì vậy, thường khi anh về đến nhà thì vợ con đều đã cơm nước, dọn rửa, tắm giặt xong xuôi, thậm chí nhiều khi em bé đã ngủ.

Vì vậy, thường chị Tuyết vợ anh chỉ chờ đến ngày cuối tuần để có thời gian bên chồng: trò chuyện, cùng nhau đi cà phê, xem phim mua sắm, thăm hỏi người thân... Thế nhưng đó là chuyện của thời họ chưa mua ô tô.

Mua được "bốn bánh" là niềm hạnh phúc, niềm tự hào lớn nhất của anh Tùng (những khi nịnh vợ thì anh bảo là niềm vui ấy chỉ xếp sau vụ tỏ tình thành công với chị cách đây gần chục năm). Cơ quan anh rất gần nhà, vì thế vợ khuyên hằng ngày cứ nên đi làm bằng xe máy, vừa nhanh vừa tiện, lại tiết kiệm, nhưng Tùng không chịu.

Anh bảo làm thế có khác gì cái anh trong truyện dân gian, có cục vàng to chỉ đem chôn xuống đất, chả được tích sự gì, có ngày bị lấy trộm mất, xe mà không đi thì chỉ có hỏng thôi, lại còn phí cả tiền mua, tiền gửi.

Thế là mỗi sáng, Tùng đi bộ 10 phút từ nhà ra chỗ gửi xe, loay hoay một lúc mới lái ra được đường, rồi lại vượt qua những chỗ tắc, vòng vèo qua những chỗ cấm ô tô. Đến gần cơ quan, anh gửi xe, lại đi bộ 10 phút nữa mới đến tòa nhà mình làm việc. Chiều tối, quy trình lằng nhằng và lâu lắc ấy lặp lại nhưng chẳng làm anh ngán. Có lần, xe bị bạn mượn, Tùng đi làm bằng xe đạp, tối về hớn hở khoe vợ: "Hôm nay anh đạp xe đến cơ quan mất có 10 phút, đến ăn sáng, cà phê chán chê mới đến giờ làm".

Vợ bảo, anh thấy anh dở hơi chưa, đi ô tô vừa mất thời gian gấp ba bốn lần, vừa mất thêm triệu rưởi tiền gửi xe mỗi tháng ở cơ quan nữa, chưa kể tiền xăng; khu nhà mình lại có chỗ tắc đường, xe máy còn lách được chứ ô tô thì cứ ngồi mà tắc tị. Tùng thản nhiên bảo: "Chả dở hơi tí nào. Tắc đường ngồi chờ trên ô tô còn sướng gấp vạn lần ngồi trên xe máy".

Có xe, tham gia các hội xe, Tùng có thêm cái thú vui là độ xe. Từ chiếc xe nguyên bản, anh thay hoặc lắp thêm đủ thứ, từ vành, lốp đến cản trước cản sau, giá để đồ trên nóc, ăng ten, bộ đàm, loa đài, màn hình... rồi thỉnh thoảng cao hứng dán đề can, khiến cái xe trông khủng bố và chẳng giống tí nào với bản gốc. Vì phải độ thường xuyên, anh kết thân với chàng chủ garage ô tô.

"Chơi thân với hắn thì mỗi lần sửa xe sẽ không mất nhiều tiền", Tùng bảo với vợ thế, nhưng thực ra, anh nào quan tâm đến chuyện tiền. Vấn đề là anh mê mẩn những công việc liên quan đến xe và sửa xe. Thành thử, hễ có thời gian rỗi, anh lại tót ra garage ngồi buôn chuyện và xem thợ ở đó làm việc, hỏi han, tìm hiểu đủ thứ, đến mức bây giờ, Tùng tự thấy mình cũng biết kha khá về nghề sửa xe, sau này thất nghiệp có thể xin sang garage làm thợ phụ.

Cái xe của Tùng, hơi một tí là anh lôi ra garage sửa, không có gì để sửa thì phải nghĩ ra gì đó để độ, để đổi, để vuốt ve làm đẹp... Hôm nào đi làm về sớm mà không phải uống bia với ai, thể nào anh cũng tót ra garage ngồi một lát.

Chủ nhật, anh cũng nhân lúc vợ đang bận việc nhà, chạy ra đó vài giờ. Vợ xong việc mà không thấy chồng đâu, chỉ việc chạy ra garage là thể nào cũng thấy anh đang lăng xăng ở đó làm chân sai vặt, hoặc ngồi bó gối miệt mài xem người ta làm. Tự nhiên phải chia sẻ ngày nghỉ cho... ông chủ garage, vợ anh đâm ghét, suốt ngày cằn nhằn chồng về chuyện đó.

Chị Tuyết tâm sự: "Lão ấy cũng mưu mẹo lắm, thấy tôi ca thán nhiều quá thì ra vẻ quan tâm, bảo sáng chủ nhật em nên đi tập thể dục thẩm mỹ cho đẹp dáng. Tôi biết ngay, điệu hổ ly sơn để còn ngoại tình với gã sửa xe chứ gì. Lão cười hì hì, bảo lấy vợ thông minh khổ ơi là khổ".

Kêu thì kêu, cuối cùng chị Tuyết cũng phải bó tay với thói nghiện xe của chồng. Chị bảo, thôi thế cũng còn hơn lão ấy mê cô chân dài nào đó, tiền thì vẫn tốn, thời gian cho mình vẫn không có mà còn mất cả chồng luôn.

Bài thứ 2 em thấy mới hay nữa

2 -
Giấc mơ ôtô của tôi đã thành sự thật
Sinh con đầu, tôi lo cho vợ, cho con vì đi xe máy nắng mưa vất vả, chưa có tiền mua ôtô thì vợ lại bầu đứa thứ hai.
Là phương tiện giao thông cá nhân đã có hơn 100 năm lưu hành trên thế giới, vậy mà ôtô là phương tiện xa xỉ, là tài sản, là mơ ước của bao gia đình Việt Nam, trong đó có tôi.
Tôi là dân một tỉnh lẻ vào Sài Gòn học tập và sinh sống tại đây, từ thời đi học, tôi có phụ bưng bê tại nhà hàng, tiệm café tại một số quán lớn nên thường thấy khách chạy xe bốn bánh tới uống. Ôi...! Sao mà sang trọng, tiện lợi thế. Tôi thường ao ước sau này khi tốt nghiệp có việc làm sẽ nhanh chóng sở hữu cho mình một chiếc, tất nhiên không quan trọng nhiều về chất lượng và thương hiệu.
Sau khi tốt nghiệp một thời gian, tôi cũng may mắn tìm và phấn đấu cho mình một vị trí mà thường đi công tác xa, có xe hơi đưa đón kèm theo tài xế riêng. Có khi được đi cùng bác tài xế già trên Mazda, không biết đời bao nhiêu nhưng rất lướt, nội thật tương đối tốt, nhưng gầm hơi thấp không tiện cho đi vào khu vực đường xá sình lầy, mùa mưa.
Có khi lại vi vu cùng chiếc Ford Ranger hai cầu số sàn chạy không sợ địa hình và thời tiết, không gian nội thất rộng rãi rất phù hợi với người gần 1,8 m chân dài như tôi, mỗi khi tiếp khách có say ngoắc cần câu cũng cho người đưa về tới nhà mát mẻ, được nghe nhạc.
Dần dần những thích thú đó càng ngấm vào tôi bởi sự tiện lợi, sạch sẽ, an toàn. Sau này, tôi lấy vợ và không còn được đưa đón như trước, vì ra làm kinh doanh riêng. Cuộc sống khó khăn buổi ban đầu, mỗi lần chở vợ đi khám thai, chạy xe 15-20 km xuống Từ Dũ, ngày bình thường không sao, ngày mưa chỉ biết ngậm ngùi nhìn những chiếc xe hơi lướt qua mà lòng thèm thuồng, mắt cố gắng nhìn kỹ xem chủ nhân trong xe, khi đó càng thương vợ và đứa con phải đội mưa đi xe hai bánh, ướt át, lạnh, nguy hiểm.
Khi cái bầu lớn lên dần, khi đó càng khó khăn khi chở nhau mua sắm đồ cho con, hay đi chơi đâu đó. Vấn đề ở chỗ, mỗi lần đi về vợ chỉ nằm thở và lo lắng sợ không thấy thai nhi đạp trong bụng vợ. Sau này khi con chào đời, ước mơ có cái xe ôtô đúng nghĩa càng thôi thúc.
Cháu phải đi chơi cuối tuần công viên, đi xem lễ ngày chúa nhật, phải đi tiêm chủng, khám bệnh linh tinh của trẻ con. Quan trọng hơn nữa, lúc này nhu cầu công việc tôi phải đi xa trong ngày, nếu có cái xe hơi thì rất an toàn, chủ động thời tiết, sức khỏe đảm bảo để tiếp tục công việc. Để những cuộc hẹn khi tới nơi không trễ giờ vì thời tiết, và ướt như chuột hay mồ hôi nhễ nhại.
Giấc mơ vẫn chỉ là giấc mơ, chúng tôi lại có bầu bé thứ 2 khi đứa thứ nhất được 8 tháng. Lịch sử lại lặp lại như ngày xưa, nhưng nghiêm trọng hơn là gia đình chúng tôi sắp bốn người. Cái thai đứa thứ hai là con trai quá lớn, chúng tôi cùng trên một chiếc xe Win tương đối dài nhưng không đủ chỗ, thật là chật chội, mệt mỏi, lỉnh kỉnh khi chở theo nào là sữa, bỉm, quần áo, khăn khố, mũ bảo hiểm, đai đeo, thêm một cái võng cột sau khi đi đâu dài ngày, cái đó cũng là tác nhân suýt nữa gây tai nạn cho người khác vì sự cồng kềnh.
Điều gì sẽ xảy ra với gia đình tôi đây? Đứa thứ hai chào đời khi tôi và cái xe hai bánh kỷ niệm từ ngày yêu nhau đến giờ phải mang vác gấp 2 lần lúc ban đầu. Sự mất an toàn luôn rình rập gia đình tôi mỗi lần tham gia giao thông. Các câu hỏi luôn đặt trong đầu tôi.
Việc bắt đầu là tìm cho mình một chiếc xe phù hợp với công năng của gia đình tôi và quan trọng là phù hợp với túi tiền. Cùng đó là học lái xe và làm việc gấp đôi. Học ở trường, kết thân với thầy dạy để được truyền đạt nhiều kinh nghiệm hơn, đi thực tế hơn và học trên một số diễn đàn, thường xuyên giao lưu một số tài có kinh nghiệm, vì thế tay lái tôi cũng rất vững khi có bằng.
Cuối cùng thì tôi cũng tạm cho mình sở hữu chiếc xe Suzuki 550 kg, rất hữu ích cho gia đình bé nhỏ của tôi, mỗi khi đi đâu chỉ 10 phút là chăn chiếu, võng, sữa tã, bỉm, xe đẩy lên thùng xe và vi vu. Vợ và các con tôi mừng ra mặt, tiện lợi, không lo ngại thời tiết và rất an toàn, và có thể mở những bản nhạc cho các baby nhà tôi yêu thích.
Có người bạn tôi nói, sao không mua chiếc xe máy tay ga đoàng hoàng chạy tắt ngag tắt ngửa, không phải lo đậu xe để chở vợ con. Tôi nói : “Trời ơi tôi đã gắn bó với xe máy mười mấy năm nay, tôi đang muốn bỏ nó đi ông lại kêu tôi đưa nó về, vấn đề là tôi nói đến an toàn và sẽ ý thức hơn khi điều khiển ôtô”.
Sau gần 1 năm cùng chiếc xe đó, chúng tôi được chuyển sang cái xe tải khác 800 kg, chiếc này hơn chiếc trước là chạy bớt giồng hơn, nặng xác hơn, có điều hòa nhiệt độ, cabin rộng rãi hơn, các con tôi có thề thoải mái nghe nhạc, thoải mái ngủ hay có thể ngắm đường phố xe cộ, và được ngắm mưa Sài Gòn.
Có chuyến chúng tôi đi Vũng Tàu còn chở thêm chiếc xe máy trên thùng, tới nơi buổi tối không phải thuê xe máy đi dạo phố biển, mơ ước, hạnh phúc bằng đó thôi là đã cho tôi và gia đình thêm nghị lực rồi. Nhiều lúc giở khóc dở cười khi bị giao thông tuýt lại thấy trong cabin quá nhiều em bé, các chú ấy cũng thông cảm lắc đầu cho qua.
Có lúc đi khám bệnh hay vào trung tâm thương mại, bảo vệ thấy mình đi xe tải hỏi giao gì và cũng phì cười khi thấy hoàn cảnh đó của gia đình tôi, có lúc chạy trong nội đô chưa kịp ra vì lý do gì đó là đã hết giờ lưu thông xe tải. Từ khi có xe, mỗi lần đi đâu chơi vợ tôi hăng hái lắm, lúc xe không đi được, vợ tôi nói: "không có xe đi đâu lỉnh kỉnh vất vả không buồn đi".
Vậy đấy, một phương tiện cá nhân thông thường mà người Mỹ đã đi hơn 100 năm về trước, đối với chúng tôi cả một gia sản, ước mơ và là anh bạn cộng sự đắc lực. Chúng tôi mong muốn sở hữu nó an toàn lâu dài và trong đầu tôi đang hướng tới chiếc xe Zace hay Mitsubishi Jolie đời 2004, xa hơn nữa là Ford Ranger vửa chở người, chở hàng vào thành phố vi vu.
 
Hạng B2
20/8/15
307
185
43
70
Em sợ phí lưu hành, phí bảo trì sẽ tăng, lúc đó xe cũ như xe mới, nhà nghèo cũng như nhà giàu. Tăng lên đóng hằng tháng coi như đẹp.
Em đi quai tàu.:3dcuoi:
Coi chừng đẻ ra thêm phí môi trường.
 
Hạng C
1/6/13
806
517
93
Chỉ có ai "ếch" quá mới tin vào chuyện giảm giá. Ở cái nơi hết sức vô lý còn thâu tiền dc thì sao có cái chuyện giảm!!?!!!!