Việc chống thấm cho tường, trần và sàn nhà là một trong những công đoạn quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi xây nhà.Với sự tác động của điều kiện thời tiết nắng mưa khắc nghiệt thì việc thấm dột tường và trần nhà là rất cao, vì vậy việc xử lí quy trình
chống thấm nhà ở là điều rất quan trọng và cần thiết. Dưới đây là quy trình chống thấm ngược khá hiệu quả, được chúng tôi tổng hợp và chọn lọc để các bạn tham khảo.
+ Quy trình
chống thấm ngược:
1. Chuẩn bị bề mặt
- Tại vị trí bị thấm tiến hành đục bỏ hết lớp hồ vữa xi măng
- Tiếp tục đục mở miệng các đường nứt có rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm, các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… Loại bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc phía dưới.
- Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót lại.
- Phải đảm bảo chắc chắn rằng bề mặt trước khi tiến hành sơn được làm sạch bằng máy thổi cầm tay hoặc máy hút bụi công nghiệp.
2. Quy trình thi công
- Cuốn thanh cao su trương nở (hay còn gọi là thanh thủy trương) quanh các khe co giãn, cổ ống xuyên hầm sau đó đổ bù vữa không co.
- Tiến hành bơm keo PU đẩy nước ra khỏi thân bê tông với các điểm rỏ rỉ nước, điểm ẩm thẩm thấu nước vào.
- Tại các bề mặt bê tông đã khô tiến hành thi công quét hoặc phun chất chống thấm ngược
Bước 1: Làm ẩm bề mặt chống thấm
+ Dùng máy phun nước áp lực hoặc máy phun ẩm rửa bề mặt bê tông bão hòa nước.
+ Lưu ý: Tránh để đọng nước.
Bước 2: Thi công quét, phun sản phẩm chống thấm thẩm thấu
- Dùng con lăn sơn chuyên dụng hoặc máy phun để thi công.
- Độ phủ lý thuyết: 1-1.5 kg/m2 nếu thi công bằng cọ lăn và 2-2.5kg/m 2 nếu thi công bằng máy.
+ Lưu ý:
- Với các sản phẩm chống thấm thẩm thấu dạng dung dịch nên dùng bình phun để sản phẩm được thấm
sâu và đều hơn.
- Nên thi công làm 2 lớp vuông góc với nhau. Lớp thứ hai thi công sau lớp thứ nhất khoảng 3-4 giờ tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời ( đây là thời điểm bề mặt sơn của lớp thứ nhất đã khô mặt nhưng chưa cứng hoàn toàn )
Bước 3: Bảo dưỡng sau thi công
+ Vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt. Do vậy sau khi thi công xong nên dùng
nilong, bao tải ướt hoặc máy phun ẩm liên tục để tránh hiện tượng vật liệu chống thấm bị khô nhanh.
Để quy trình được tiến hành tốt hơn, bạn nên liên hệ với
Dịch vụ chống thấm uy tín để nhanh chóng khắc phục sự khố mà bạn đang mắc phải.