Re: Quy trình thực hiện điều lệnh khi bị CSGT dừng xe (copy lại từ OtoFun)
Không đeo thẻ xanh vẫn được xử lý vi phạm</h1>Sự thật xung quanh thông tin cảnh sát giao thông (CSGT) phải có thẻ xanh mới được dừng xe để kiểm tra</h2>
Thời gian gần đây trên báo chí và các nguồn thông tin trên mạng đang có thông tin về việc Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh mới được xử lý vi phạm.
Vậy phải hiểu như thế nào mới đúng về vấn đề này?
Cần phân biệt thẩm quyền xử lý vi phạm và điều kiện tuần tra
Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ban hành ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì:
Thông tư 45 đã có hiệu lực từ ngày 12/9/2012, nhưng đến ngày 01/01/2013 thì mẫu Giấy chứng nhận CS tuần tra đã cấp trước đây mới hết hiệu lực.
Mặt khác theo Thông tư 65/2012/TT-BCA (ban hành ngày 30/10/2012 và có hiệu lực từ ngày 22/12/2012) thì điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2013 chỉ những CSGT đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu mới mới được tham gia tuần tra đường bộ.
Điều này giống với việc người dân bình thường muốn điều khiển xe máy lưu thông trên đường thì phải được cấp giấy phép lái xe.
Không đeo thẻ có được xử lý vi phạm?
Biển hiệu (theo cách nói thông thường là thẻ xanh) là quy định về hình thức đồng phục của CSGT khi tham gia tuần tra.
Nếu vi phạm quy định về hình thức này, CSGT sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.
Biển hiệu (thẻ xanh) theo mẫu mới. Nguồn: Internet
Theo Khoản 3, Điều 9 Thông tư 65 thì khi tuần tra phải sử dụng trang phục đúng theo quy định của Bộ Công an, nhưng lại không quy định về hình thức xử lý trong trường hợp CSGT không đeo thẻ; như vậy không có cơ sở để cho rằng nếu CSGT không đeo thẻ thì không được quyền dừng xe người tham gia giao thông để kiểm tra.
Về nguyên tắc, việc xử phạt hành chính chỉ phải tuân thủ 2 điều kiện: thẩm quyền và thủ tục (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002)
Việc vi phạm về hình thức trang phục của CSGT không thể làm ảnh hưởng tới thẩm quyền xử lý vi phạm của họ trừ khi có văn bản quy định khác. Do đó, chỉ cần tiến hành theo đúng thủ tục thì việc xử lý vi phạm của CSGT sẽ được coi là hợp pháp.
Nói tóm lại, việc CSGT không đeo thẻ không làm ảnh hưởng tới thầm quyền xử lý vi phạm giao thông nói chung, việc dừng phương tiện để kiểm tra nói riêng.
Do đó, người tham gia giao thông vẫn có nghĩa vụ phải hợp tác với CSGT nếu được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Nếu CSGT không thực hiện đúng quy định về trang phục thì người dân có quyền góp ý/ gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xử lý kỷ luật với CSGT đã vi phạm.
Không đeo thẻ xanh vẫn được xử lý vi phạm</h1>Sự thật xung quanh thông tin cảnh sát giao thông (CSGT) phải có thẻ xanh mới được dừng xe để kiểm tra</h2>
Thời gian gần đây trên báo chí và các nguồn thông tin trên mạng đang có thông tin về việc Cảnh sát giao thông phải đeo thẻ xanh mới được xử lý vi phạm.
Vậy phải hiểu như thế nào mới đúng về vấn đề này?
Cần phân biệt thẩm quyền xử lý vi phạm và điều kiện tuần tra
Theo Điều 10 Thông tư 45/2012/TT-BCA ban hành ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thì:
Điều 10. Trách nhiệm của cán bộ trong quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận
3. Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu
4. Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.
Quy định về việc phải đeo biển hiệu khi tuần tra là phù hợp với các quy định trước đây về trang phục của CSGT. Tuy nhiên, quy định này chỉ nhắm đến việc quy định hình thức, trang phục của CSGT chứ không quy định về thẩm quyền hay điều kiện xử phạt hành vi vi phạm giao thông.3. Phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và xuất trình khi có yêu cầu
4. Phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Biển hiệu được đeo chính giữa phía trên nắp túi áo ngực bên trái (đối với cán bộ là nam), chính giữa ngực bên trái và ngang bằng cúc áo thứ nhất từ trên xuống (đối với cán bộ là nữ) và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.
Thông tư 45 đã có hiệu lực từ ngày 12/9/2012, nhưng đến ngày 01/01/2013 thì mẫu Giấy chứng nhận CS tuần tra đã cấp trước đây mới hết hiệu lực.
Mặt khác theo Thông tư 65/2012/TT-BCA (ban hành ngày 30/10/2012 và có hiệu lực từ ngày 22/12/2012) thì điều kiện tham gia tuần tra giao thông của CSGT là đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2013 chỉ những CSGT đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu mới mới được tham gia tuần tra đường bộ.
Điều này giống với việc người dân bình thường muốn điều khiển xe máy lưu thông trên đường thì phải được cấp giấy phép lái xe.
Không đeo thẻ có được xử lý vi phạm?
Biển hiệu (theo cách nói thông thường là thẻ xanh) là quy định về hình thức đồng phục của CSGT khi tham gia tuần tra.
Nếu vi phạm quy định về hình thức này, CSGT sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.
Biển hiệu (thẻ xanh) theo mẫu mới. Nguồn: Internet
Theo Khoản 3, Điều 9 Thông tư 65 thì khi tuần tra phải sử dụng trang phục đúng theo quy định của Bộ Công an, nhưng lại không quy định về hình thức xử lý trong trường hợp CSGT không đeo thẻ; như vậy không có cơ sở để cho rằng nếu CSGT không đeo thẻ thì không được quyền dừng xe người tham gia giao thông để kiểm tra.
Về nguyên tắc, việc xử phạt hành chính chỉ phải tuân thủ 2 điều kiện: thẩm quyền và thủ tục (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002)
Việc vi phạm về hình thức trang phục của CSGT không thể làm ảnh hưởng tới thẩm quyền xử lý vi phạm của họ trừ khi có văn bản quy định khác. Do đó, chỉ cần tiến hành theo đúng thủ tục thì việc xử lý vi phạm của CSGT sẽ được coi là hợp pháp.
Nói tóm lại, việc CSGT không đeo thẻ không làm ảnh hưởng tới thầm quyền xử lý vi phạm giao thông nói chung, việc dừng phương tiện để kiểm tra nói riêng.
Do đó, người tham gia giao thông vẫn có nghĩa vụ phải hợp tác với CSGT nếu được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Nếu CSGT không thực hiện đúng quy định về trang phục thì người dân có quyền góp ý/ gửi ý kiến đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xử lý kỷ luật với CSGT đã vi phạm.
Đình Phước
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT