Hạng B2
8/12/04
124
0
16
em thường trực ở Rạch Gía , các bác có đi qua cho em mạn phép mời caphe .
đt em : 0913 136 136
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
@ nhị vị chiên da Sonokal - CUMINV12 cho hỏi phát :
- tàu cá cũng xài máy diesel
vậy lúc sóng bão nó trùm lên tàu = nước tràn vô cái bô-e chết mịa nó máy ? ôm phao bỏ tàu ? chứ sóng dập liên tục sao sửa được ?
 
Hạng C
5/12/07
780
1.954
93
vnexpress.com.vn
Máy tàu nằm trong hầm tàu, phía trên là cabin che chắn, sóng biển thường ít khi nào vào thẳng được hầm máy mà chỉ tạt sơ sơ thôi. Còn khi biết tin có bão tới thì cong đuôi chạy vô đảo hoặc đất liền chốn, chứ đương đầu với bão thì cửa chết rộng mở lắm!:D.

Tàu nhỏ thì hầm máy có bơm thụt bằng tay bơm nước ra ngoài, nếu máy thụt hư thì tạt bằng gáo :D.Tàu cở vài chục tấn trở lên trong hầm máy thường có 2 hệ thống bơm nước ra ngoài: 1 cái máy bơm bằng động cơ do máy chính kéo, 1 cái bơm thụt bằng tay lúc tàu nghỉ. Tàu lớn hơn nữa thì có dự phòng thêm máy bơm độc lập bằng máy nổ riêng, phòng trường hợp máy chính hư.

Tàu gỗ các khe giữa 2 tấm ván thường trảm trét bằng vỏ cây tràm và dầu chai, tuy nhiên khó mà khít tuyệt đối. Hầm máy thường là chổ trũng nhất của tàu nên thường đọng nước nhiều nhất, vì thế trên tàu lúc nào cũng phải có người túc trực để bơm nước dù đang hoạt động nay đang nghỉ.

Còn khi gặp sóng to gió lớn mà tàu chết máy thì hiểm họa thật! Khi đó chỉ có tài công (lái tàu) đầy kinh nghiệm mới giữ được tàu khỏi bị sóng đánh chìm. Vì thế khi tàu hoạt động lúc nào cũng có thợ máy luôn túc trực dưới hầm máy. Dân biển gọi ông thợ máy này là Tài Cãi, vì chỉ có ổng mới dám cãi lại Tài Công !:D