Từ vựng tiếng Việt ko có từ tương ứng, sát nghĩa thì cứ để là "recall" cho nó lành. mà căn bản là cũng chỉ có "khoai Tây" nó mới recall, cứ VN thì còn lâu: mua rồi thì sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Bảo hành nó còn "hành" cho chết thôi chứ recall thì quá xa xỉ với VN.
Recall trong hoàn cảnh này được dịch đúng từ Product recall là "thu hồi sản phẩm " - hành động này không phải là khuyến nghị mà là hành động bắt buộc với lý do để tồn tị trên thị trường thì sẽ tạo mối nguy cho người sử dụng - các bác nào làm việc trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm thì biết rất rõ - trong một số trường hợp thì có thể áp dụng một hình thức nhẹ hơn "Withdraw" - hết hiệu lực - thường áp dụng khi sản phẩm chưa tới tay người sử dụng.
Hiện có hẳn một TC240 của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đang làm việc về vấn đề này và sẽ có tiêu chuẩn ISO 10393 (có thể là 2012)
http://isotc.iso.org/live...n=browse&sort=name
<hr/>
Hiện có hẳn một TC240 của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đang làm việc về vấn đề này và sẽ có tiêu chuẩn ISO 10393 (có thể là 2012)
http://isotc.iso.org/live...n=browse&sort=name
<hr/>
NNS nói:Từ vựng tiếng Việt ko có từ tương ứng, sát nghĩa thì cứ để là "recall" cho nó lành. mà căn bản là cũng chỉ có "khoai Tây" nó mới recall, cứ VN thì còn lâu: mua rồi thì sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Bảo hành nó còn "hành" cho chết thôi chứ recall thì quá xa xỉ với VN.
Như vầy cho chính xác!
đầy chú nhà báo viết bài mà có hiểu hết nghĩa, dùng đúng ngữ văn ngữ cảnh của từ mình dùng trong bài viết đâu, thậm chí còn dùng sai lè, nhất là với các từ Hán Việt:.Dawnglow nói:@adng: bác đang lý tưởng hoá người viết báo chăng?
Người viết báo có người này người khác, người trình cao thì tự trọng từng từ ngữ, dùng từ là phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Kẻ mới viết, mục đích kiếm bài thì bạ đâu viết đó, miễn có nhiều bài, đương nhiên từ ngữ bản thân họ viết họ cũng chả hiểu.
Nếu bác thắc mắc như vậy thì không biết bao giờ trên báo mới hết lỗi
- Siêu mẫu x y z, bạ em nào siêu mẫu em đó, k biết thế nào siêu mẫu, trung mẫu, thường mẫu.
- Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam (là cái gì? đố bác hiểu đấy)
- Cái đồ thị VN index thì nó gọi ngọt sớt là hàn thử biểu mà k để trong ngoặc kép. Trong khi cái hàn thử biểu nguyên nghĩa là cái nhiệt kế.
- Yếu điểm là điểm quan trọng thì nó (người viết báo) lại dùng để chỉ cái điểm yếu mà có nghĩa là nhược điểm.
- Anh hùng là từ dùng để chỉ một người nam giỏi; anh thư là dùng để chỉ một người nữ giỏi (anh: giỏi, hùng: giống đực, thư: giống cái). Thế mà khi chỉ một người nữ giỏi, nó dùng từ "nữ anh hùng" (chả có cái nghĩa mẹ gì)
- Khi nó muốn nói kẻ lang thang không biết đâu là nhà thì nó dùng "lang bạt kỳ hồ". Thực chất cụm từ này là chỉ con sói dẵm phải cái cục thịt của nó (ở cổ), làm cho nó không bước tới bước lui được (lang: sói, bạt: dẵm, kỳ: của nó, hồ: cục thịt). Lâu dần từ "lang bạt kỳ hồ" chỉ kẻ giang hồ, mặc dù nghĩa nguyên thuỷ của nó là "tiến thoái lưỡng nan"
.... Còn nhiều nữa mà trong chốc lát không nhớ hết.
Cho nên nó thích gọi thu hồi hay triệu hồi thì kệ nó, miễn mình hiểu đúng nghĩa của nó là được. Còn chửi nó thì chửi cả ngày, mình chửi mình nghe. Mấy ông đạo mạo, lên truyền hình suốt ngày, các bác đập bôm bốp sầu riêng vào mặt mà họ còn chả thèm đoái hoài thì mấy tay thợ viết kia nó coi mấy câu bình của các bác là cái quái gì.
Bớt thắc mắc đi cho đầu nó nhẹ.
Ví dụ: "khuất phục": nội động từ, nghĩa đúng là chịu theo, thuần phục theo 1 áp lực, 1 sức mạnh nào đó. Thế mà báo thể thao giật title" " khuất phục đội tuyển Anh, Đức vào bán kết": thế thì đội nào thua đội nào???
hoặc từ "cứu cánh": nghĩa đúng là mục đích cuối cùng, kết cục. thế mà chắc bị ảnh hưởng của 2 từ "cứu" và "cánh", nhiều chú nhà văn nhà báo viết kiểu: "vốn vay ưu đãi của CP là ... cứu cánh cho khủng hoảng kinh tế...."??? thế là nghĩa "mục đích cuối cùng" được sử dụng thành "cánh tay cứu giúp"