joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Đang là thời diểm diễn ra cuộc tập trận 'Vành đai TBD' lần thứ 23 bao gồm quân đội của nhiều quốc gia nên em lập thớt này tập hợp các thông tin, hình ảnh, video về sự kiện này,
Mọi người nếu có những thông tin hoặc hinh ảnh về sự kiện này hãy cùng góp vào để thêm phần đa dạng!
Cảm ơn các bác trước!

690x380-Specials-RIMPAC-2012.jpg
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Sáng 29-6, tại vùng nước sâu thuộc quần đảo Hawaii trên vùng Thái Bình Dương, cách lục địa khoảng 3.700 km, có 24 quốc gia, gồm 42 tàu, 06 chiếc tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 nhân viên đã tham gia cuộc tập trận hải quân lớn RIMPAC 2012 (Rim of the Pacific Exercise). RIMPAC là cuộc tập trận hai năm một lần của Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), bao gồm nhiều hoạt động như trao đổi về y học biển, y học hàng không, chuyển thương đường không, trình diễn ứng phó thảm họa, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn trên biển…

rp9a.jpg

Quần đảo Hawaii


Hàng chục tàu chiến từ nhiều nước tụ hội về quần đảo Hawaii, Mỹ, để tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2012, nhưng Trung Quốc không được mời tham dự.
Việt Nam tham gia với tư cách là quan sát viên cuộc tập trận.
Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng Việt Nam) cho biết: Nhận lời mời từ phía Mỹ, Bộ Quốc phòng đã cử 6 sĩ quan tham dự quan sát hoạt động tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2012 về quân y. Qua tập trận RIMPAC sẽ là một cơ hội rất quan trọng về đào tạo và huấn luyện, giúp các bên tham gia duy trì và nâng cao các mối quan hệ hợp tác để đảm bảo sự an toàn của tuyến đường biển và an ninh trên các đại dương toàn cầu.
RIMPAC năm 2012 là đợt tập trận thứ 23, kể từ năm 1971.

Ở một động thái khác mặc dù bề ngoài mối quan hệ Nga – Trung có thể được xem là đối trọng lớn của Mỹ trên thế giới, thế nhưng mối quan hệ này lại không thật sự bền chặt như cái vẻ bên ngoài đó.
Nga cũng không bao giờ muốn người hàng xóm của mình lớn mạnh nhanh chóng để rồi có ngày sẽ vượt qua Nga để tạo ra sức ép theo chiều ngược lại.
Vậy nên vừa hợp tác, vừa kiềm tỏa chính là sách lược phù hợp của Nga.
Điều này có thế thấy rõ ràng trong việc lần đầu tiên Nga cử tầu chiến hiện đại tham gia cuộc tập trận chung vớI 23 quốc gia khác, trên vùng biển Thái Bình Dương, mặc cho những lời chỉ trích ngầm tới từ phía Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc đang tiến hành theo dõi rất sát sao cuộc tập trận chung lớn nhất thế giới này, bởi hơn lúc nào hết quốc gia trên một tỷ dân này đang ý thức được việc chiếc vòng kim cô RIMPAC đang ngày càng xiết chặt và tiến tới gần hơn tới những “lợi ích cốt lõi” đầy tham vọng của Bắc Kinh trên Biển Đông...


Chủ đề của RIMPAC năm 2012 là "Có khả năng, thích ứng, đối tác”.
Các quốc gia và các lực lượng tham gia sẽ thực hiện một loạt các những khả năng và thể hiện sự linh hoạt các hành động tác chiến biển của lực lượng hải quân. Nhất là những khả năng về cứu trợ thiên tai và các hoạt động an ninh hàng hải để kiểm soát biển, trong các bài tập cũng đặt ra một số tình huống phức tạp.

Các nội dung khắc cũng được tập trung trình diễn như: Giáo trình đào tạo thực tế bao gồm các hoạt động đổ bộ, pháo binh, tên lửa chống tàu ngầm và các bài tập phòng không cũng như chống cướp biển, các hoạt động rà phá bom mìn, xử lý bom đạn nổ và lặn và hoạt động cứu hộ.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang có nhiều căng thẳng, xung đột trên biển với nhiều nước trong khu vực khiến giới quan sát đặt ra câu hỏi liệu RIMPAC có nhằm kiềm tỏa Trung Quốc? Rõ ràng không nói ra nhưng Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Australia,... luôn muốn kiềm tỏa sức mạnh của Trung Quốc trên biển, bằng mọi cách những nước này sẽ khiến Trung Quốc không thể tự do bành trướng sức mạnh của mình.

Ngoài ra, RIMPAC 2012 còn là cơ hội cho các lực lượng hải quân thử nghiệm và "giới thiệu" các công nghệ quân sự mới. Đặc biệt, đây là dịp để Hải quân Mỹ trình diễn công nghệ sử dụng nhiên liệu sinh học trên các chiến hạm, công nghệ thông tin liên lạc “laser –xanh", hứa hẹn mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển của tàu ngầm và các phương tiện điều khiển từ xa (ROVs).

Ban Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ bỏ ra số tiền kỷ lục là 12 triệu USD để mua 450.000 gallon nhiên liệu sinh học – (sự đầu tư chưa từng có trong lịch sử) để đảm bảo hoạt động cho các tàu thuộc “Hạm đội xanh vĩ đại” (ám chỉ lực lượng hải quân sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường) trong suốt thời gian diễn ra RIMPAC 2012.

Theo Hải quân Mỹ, các tàu chiến trên mặt nước và chiến đấu cơ trên tàu HKMH sẽ được sử dụng để “kiểm tra, đánh giá và chứng minh tính tiện ích và hữu dụng của nhiên liệu sinh học”. Họ còn coi đây là cơ hội tuyệt vời để chứng minh tính đúng đắn của quyết định đổ "tiền tấn" vào nghiên cứu nhiên liệu sinh học trong bối cảnh Mỹ nỗ lực cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Cuộc “trình diễn” đầu tiên của Hải quân Mỹ được thực hiện bởi chiến hạm “ Hạm đội xanh” có cả máy bay trên tàu sân bay nhằm khảo sát, kiểm tra, đánh giá về tiềm năng nhiên liệu sinh học. Cuộc trình tập này cũng sẽ kết hợp các mẫu thử nghiệm các sáng kiến ​​hiệu quả năng lượng như ánh sáng trạng thái rắn, vận hành tua bin khí và các công cụ quản lý năng lượng.

Bước vào tập trận, hạm tàu dẫn đầu do Phó Đô đốc Gerald Beaman, chỉ huy của Hạm đội thứ ba của Mỹ (C3F), RIMPAC 2012 đánh dấu lần đầu tiên không phải là sĩ quan chỉ huy các thành phần của lực lượng đặc nhiệm kết hợp trong khi tập luyện.Đô đốc Stuart Mayer của Hải quân Hoàng gia Úc sẽ chỉ huy các thành phần Hàng hải và Trung Tướng Michael Hood của Không quân Hoàng gia Canada sẽ chỉ huy khảo sát các thành phần khí quyển liên qua tác chiến không – hải.

Các đơn vị của lực lượng đa quốc gia bao gồm Hải quân Hoàng gia Canada, Phó Đô đốc Ron Lloyd, Phó chỉ huy lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp, cùng với Phó Đô đốc Fumiyuki Kitagawa, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, đồng cương vị Phó chỉ huy của CTF.

Phương tiện hiện đại nổi bật trong cuộc tập trận này là 12 trong số 42 chiến hạm có mặt ở Hawaii sẽ mang theo đơn vị gồm các tàu, máy bay và cả tàu ngầm.

Có sự hiện diện của Tàu khu trục USS Gary (FFG 51) lớp Oliver Hazard Perry có nhiệm vụ tiến vào vùng nước thuộc căn cứ hỗn hợp Trân Châu cảng-Hickam để hỗ trợ cho hoạt động diễn tập.

Hai tàu chiến đến từ Nhật Bản JMSDF Myoko (DDG 175) và JMSDF Shirane (DDH 143).
Singapore cử tàu khu trục RSS Formidable (68) đến Honolulu. Pháp tham gia RIMPAC với khu trục hạm Prairial (F731).

JMSDF Bungo (MST 464) của Hải quân Nhật Bản neo tại căn cứ hỗn hợp Trân Châu cảng-Hickam.

Năm nay là lần đầu tiên RIMPAC có sự góp mặt của Nga.
Các tàu khu trục Đô đốc Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu cứu hộ Fotiy Krylov thuộc Hạm đội Thái Bình dương của nước này sẽ tập trận cùng tàu chiến các nước.

Cuộc tập trận RIMPAC do Hạm đội Thái Bình dương Mỹ đứng ra đăng cai.
Khu trục hạm lớp Anzac HMAS Perth (FFH 157) của Hải quân Australia. RIMPAC 2012 là lần thứ 23 cuộc tập trận hải quân đa quốc gia được tổ chức kể từ khi bắt đầu vào năm 1971.
Cuộc diễn tập RIMPAC đầu tiên chỉ có tàu chiến của 3 nước tham gia là Mỹ, Canada và Australia.

Hàn Quốc sẽ có "màn biểu diễn" ở RIMPAC 2012, coi như một đòn răn đe Triều Tiên; cũng như là bài luyện tập, nâng cao khả năng phòng thủ, đáp trả và tấn công của hải quân.
Hàn Quốc tham gia RIMPAC 2012 trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên.
Do đó, Seoul kỳ vọng hạm đội của họ (gồm các tàu khu trục Yulgok Yi-I và Choi Young, tàu ngầm lớp Chang Bogo, máy bay giám sát P-3C và một máy bay trực thăng chống tàu ngầm Lynx) sẽ thể hiện vai trò quan trọng trong các bài tập luyện.

Về phía Mỹ, RIMPAC 2012 là dịp để họ khoe sức mạnh mới của mình trong cuộc diễn tập lần này đưowcj nhiều người coi là nhằm "dằn mặt" Trung Quốc, tiếp sau việc Washington tuyên bố dồn tàu chiến về Thái Bình Dương, duy trì tự do hàng hải... cũng như một loạt đòn "công kích" nhằm vào hải quân Trung Quốc.

http://buivanbong.blogspo...-tran-rimpac-2012.html
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
7461316730_bfd5b7255c_o.jpg


7461321292_454e484c9c_o.jpg

PEARL HARBOR (June 27, 2012) Republic of Singapore Navy ship RSS Formidable (68)


7455316766_2aea0c41e9_o.jpg

PEARL HARBOR (June 26, 2012) The Japanese minesweeper tender JDS Bungo (MST 464)

7461271858_5bd4775128_o.jpg

PEARL HARBOR (June 26, 2012) The French frigate Prairial (F731)
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
7461272640_5c945ff512_o.jpg

PEARL HARBOR (June 26, 2012) The Mexican Navy ship Usumacinta (A-412)

7461274350_3220ac267e_o.jpg

PEARL HARBOR (June 26, 2012) The Wasp-class amphibious assault ship USS Essex (LHD 2)


7464983528_d263ea0204_o.jpg

PEARL HARBOR (Jun. 28, 2012) The Chilean Navy frigate Almirante Lynch (FF 07)

7474994866_99f7678c88_o.jpg

US Coast Guard Ship

7475912870_f4318e504a_o.jpg

PEARL HARBOR (June 30, 2012) Military Sealift Command fleet replenishment oiler USNS Henry J. Kaiser (T-AO 187)

7475915896_890ccba143_o.jpg

PEARL HARBOR (June 29, 2012) Arleigh Burke-class guided missile destroyer USS Higgins (DDG 76)
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
480px-Jonathan_W._Greenert.jpg


“Chúng tôi đã thực hiện RIMPAC trong hơn 40 năm qua, nhưng năm nay có sự khác biệt bởi quy mô của cuộc tập trận trở nên lớn hơn - đô đốc hải quân Mỹ

Jonathan W. Greenert cho biết. Năm 2006, chỉ có tám nước tham dự RIMPAC, năm 2008 là 10 và năm 2010 là 14. Trong số các nước tham dự có một số quốc gia châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Lần đầu tiên Nga tham dự RIMPAC. Hãng tin Itar-Tass đưa tin Hạm đội Thái Bình Dương Nga cử ba tàu tham dự các cuộc tập trận ngoài khơi Hawaii.
Đó là tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu cứu nạn Fotiy Krylov.

Pacific-Fleet-Task-Unit-Escorts-Sixth-Convoy-of-Commercial-Vessels-in-Red-Sea.jpg


aqaqaq.jpg


normal_Foity_KRYLOV.jpg



Formidable.jpg

Tàu khu trục Singapore RSS Formidable, tàu chiến tối tân nhất Đông Nam Á

080507-N-8655E-002.jpg

USS North Carolina lớp Virginia. Đây là loại tàu ngầm tối tân nhất của hải quân Mỹ, giá mỗi chiếc lên đến 2,4 tỉ USD.

nimitz_001.jpg

Dẫn đầu “hạm đội xanh” là hkmh khổng lồ
USS Nimitz, dài 332,8m, chở đến 90 máy bay chiến đấu và trực thăng. Bên cạnh đó là năm tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống rađa Aegis và hoả tiển chống máy bay, vũ khí chống tàu ngầm...
Trong “hạm đội xanh” của Mỹ còn có máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet, tốc độ tối đa 1.900 km/giờ, được trang bị hoả tiển không đối không, không đối đất, bom định vị...

Ngoài ra các máy bay đáng chú ý của Mỹ còn có chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt II, F-16 Fighting Falcon, máy bay ném bom B-52, máy bay do thám và chống tàu ngầm hiện đại P-8A Poseidon...

mma_3.jpg

P-8A Poseidon

arm-usumacinta.jpg

Mexico trình làng tàu chở xe tăng ARM Usumacinta lớp Newport mua lại từ Mỹ.

Hàn Quốc điều động hai tàu khu trục ROKS Yulgok Yi-I và
ROKS Choi Young. Trong đó, tàu ROKS Yulgok Yi-I thuộc lớp Sejong, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển tối tân Aegis.
Với 128 quả hoả tiển , tàu lớp Sejong là một trong những tàu khu trục có hỏa lực mạnh nhất thế giới.
Hàn Quốc cũng đưa đến RIMPAC một tàu ngầm tấn công lớp Chang Bogo và một trung đội thuỷ quân lục chiên:

roks-choi-young.jpg


ROKS+DDH.jpg



Changbogo+1.GIF
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Không thua kém nước láng giềng, Nhật cũng khai triển ba tàu, trong đó có tàu khu trục JS Myoko lớp Kongo, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển Aegis cũng như hàng loạt hoả tiểnchống tàu, chống tàu ngầm...

DSC_0193.JPG



Một quốc gia châu Á khác là Singapore thể hiện sức mạnh hải quân bằng tàu khu trục tàng hình RSS Formidable.

singapore-stealth-frigate.jpg


4-image-04.jpg


Được trang bị hoả tiển Boeing Harpoon và súng Oto Melara, tàu RSS Formidable được đánh giá là “chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á”. Hơn nữa, tàu RSS Formidable còn có loại rađa đa chức năng Thales Herakles, có khả năng giám sát ba chiều trong phạm vi 250km. Hệ thống định vị giúp tàu dễ dàng phát giác tàu ngầm từ khoảng cách xa.


Diễn tập chống tàu ngầm là một ưu tiên của RIMPAC 2012. Do đó các quốc gia khai triển hàng loạt tàu tuần tra và máy bay trực thăng chống tàu ngầm.

Nhật và Hàn Quốc giới thiệu trực thăng tuần tra SH-60J Seahawk và Super Lynx MK. 99 trong khi Úc và Canada giới thiệu các loại trực thăng tấn công như S-70B-2 Seahawks, CH-124A Sea Kings, MH-60R/B/S Seahawks và
MH-53 Pave Lows. Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật đều đưa đến RIMPAC máy bay do thám chống tàu ngầm P-3 Orion.
Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định mục tiêu của RIMPAC là tạo cơ hội cho hải quân các nước tăng cường hợp tác đồng thời bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải.

:

Super-Lynx-2.jpg


20050316ran8095516_007.jpg





MH-60R-Seahawks-5.jpg


http://hoangsaparacels.bl...tran-hai-quan-lon.html
 
Hạng B2
25/3/11
137
0
0
joy nói:
Không thua kém nước láng giềng, Nhật cũng khai triển ba tàu, trong đó có tàu khu trục JS Myoko lớp Kongo, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển Aegis cũng như hàng loạt hoả tiểnchống tàu, chống tàu ngầm...

DSC_0193.JPG



Một quốc gia châu Á khác là Singapore thể hiện sức mạnh hải quân bằng tàu khu trục tàng hình RSS Formidable.

singapore-stealth-frigate.jpg


4-image-04.jpg


Được trang bị hoả tiển Boeing Harpoon và súng Oto Melara, tàu RSS Formidable được đánh giá là “chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á”. Hơn nữa, tàu RSS Formidable còn có loại rađa đa chức năng Thales Herakles, có khả năng giám sát ba chiều trong phạm vi 250km. Hệ thống định vị giúp tàu dễ dàng phát giác tàu ngầm từ khoảng cách xa.


Diễn tập chống tàu ngầm là một ưu tiên của RIMPAC 2012. Do đó các quốc gia khai triển hàng loạt tàu tuần tra và máy bay trực thăng chống tàu ngầm.

Nhật và Hàn Quốc giới thiệu trực thăng tuần tra SH-60J Seahawk và Super Lynx MK. 99 trong khi Úc và Canada giới thiệu các loại trực thăng tấn công như S-70B-2 Seahawks, CH-124A Sea Kings, MH-60R/B/S Seahawks và
MH-53 Pave Lows. Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật đều đưa đến RIMPAC máy bay do thám chống tàu ngầm P-3 Orion.
Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định mục tiêu của RIMPAC là tạo cơ hội cho hải quân các nước tăng cường hợp tác đồng thời bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải.

:

Super-Lynx-2.jpg


20050316ran8095516_007.jpg





MH-60R-Seahawks-5.jpg
vn minh kg co chiec nao o day kg ta ?
 
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
075146.jpg


FzXRW.jpg

USS Gary (FFG 51)

XrGOF.jpg


AJsYF.jpg

JOINT BASE PEARL HARBOR-HICKAM (June 27, 2012) The Japan Maritime Self-Defense destroyer JMSDF Myoko (DDG 175) i

NlSdR.jpg


b2p7N.jpg

PEARL HARBOR (June 27, 2012) The Japanese Self Defense Force ship JS Shirane (DDH 143)
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn

Cuộc “trình diễn” đầu tiên của Hải quân Mỹ được thực hiện bởi chiến hạm “ Hạm đội xanh” có cả máy bay trên tàu sân bay nhằm khảo sát, kiểm tra, đánh giá về tiềm năng nhiên liệu sinh học. Cuộc trình tập này cũng sẽ kết hợp các mẫu thử nghiệm các sáng kiến ​​hiệu quả năng lượng như <span style=""color: #ff0000;"">ánh sáng trạng thái rắn</span>, vận hành tua bin khí và các công cụ quản lý năng lượng.


cái vụ "ánh sáng rắn" này coi bộ hấp zẫn ly kỳ
21.gif



Bước vào tập trận, hạm tàu dẫn đầu do Phó Đô đốc Gerald Beaman, chỉ huy của Hạm đội thứ ba của Mỹ (C3F)

có phải là Đệ Tam Hạm đội Hoa kỳ ?
http://en.wikipedia.org/w...ted_States_Third_Fleet

C3F =
<h2>Commander Third Fleet</h2> http://www.acronymfinder....d-Fleet-%28C3F%29.html

Hạm đội này ôm sô Bắc Băng Dương - eo Bering Bắc Á giờ cũng gom bi về đây

joy nói:
7461316730_bfd5b7255c_o.jpg


7461321292_454e484c9c_o.jpg

PEARL HARBOR (June 27, 2012) Republic of Singapore Navy ship RSS Formidable (68)


7455316766_2aea0c41e9_o.jpg

PEARL HARBOR (June 26, 2012) The Japanese minesweeper tender JDS Bungo (MST 464)

7461271858_5bd4775128_o.jpg

PEARL HARBOR (June 26, 2012) The French frigate Prairial (F731)

a ha có cả tàu Gô-loa cờ tam tài
tàu xanh ga bo tên phọt mi đáp dzui quá ta
21.gif


tàu chiến Nhựt trở lại Trân Châu Cảng quả thú vị
21.gif

joy nói:
Không thua kém nước láng giềng, Nhật cũng khai triển ba tàu, trong đó có tàu khu trục JS Myoko lớp <span style=""color: #ff0000;"">Kongo</span>, được trang bị hệ thống phòng thủ hoả tiển Aegis cũng như hàng loạt hoả tiểnchống tàu, chống tàu ngầm...

DSC_0193.JPG

Kongo giờ chắc đời sau
chứ hồi WW2 Kongo là dòng Thiết Giáp Hạm Nhựt bự, khá ngon, hỏa lực mạnh ngang ngửa Bismarck Đức Quốc Xã

cucuong nói:
vn minh kg co chiec nao o day kg ta ?

chiện lề phải thì để lề phải lo hơi đâu quan tâm
24.gif
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
joy nói:
7464983528_d263ea0204_o.jpg

PEARL HARBOR (Jun. 28, 2012) The Chilean Navy frigate Almirante Lynch (FF 07)

chà cụ La-tinh Nam Mỹ góp tàu bự dữ

cả cụ 15 cũng tham gia
Almirante_Blanco_Encalada_FF_15.jpg


[link]http://en.wikipedia.org/wiki/Chile[/link]