Các bài viết :
Điểm mặt chiến hạm thế giới tham gia RIMPAC 2012 (kỳ 1)
RIMPAC (Rim of the Pacific - vành đai Thái Bình Dương) là hoạt động tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức định kỳ hai năm một lần.
Bắt đầu từ năm 1971 do Mỹ khởi xướng, tính tới thời điểm năm 2012, RIMPAC đã qua 22 lần tổ chức, cuộc tập trận thứ lần thứ 23 này sẽ bắt đầu từ 29/6 tới 3/8 tại quần đảo Hawai.
RIMPAC 2012 có sự tham gia của 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ tới từ 22 quốc gia.
Cuộc tập trận lần này nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa quốc gia tham gia tập trận và nâng cao mối quan hệ giữa các nước.
Dưới đây là danh sách các chiến hạm, tàu ngầm 11 quốc gia (trong số 22 nước) tham gia tập trận:
Hải quân Australia
HMAS Perth lớp Anzac của Australia.
Trong cuộc tập trận RIMPAC 2012, Hải quân Hoàng gia Australia đã gửi biên đội 3 tàu gồm: khinh hạm HMAS Darwin (FFG 04), khinh hạm HMAS Perth (FFH 157) và tàu ngầm tấn công HMAS Farncomb (SSG 74).
Australia sẽ cùng các nước khác tham gia một loạt các hoạt động quét mìn, xử lý bom đạn chưa nổ trong cuộc tập trận, cùng với đó nước này sẽ trình diễn phương tiện tự hành dưới mặt nước (AUV).
Trong đó:
- Khinh hạm lớp Adelaide HMAS Darwin (FFG-04) là thiết kế cải tiến từ lớp tàu Oliver Hazard Perry của Mỹ. Adelaide có lượng giãn nước 4.100 tấn, chiều dài tổng thể 139m.
Tàu trang bị pháo hạm 76mm, một tổ hợp pháo phòng không 20mm Mk 15, tổ hợp tên lửa đối không tầm trungRIM-162, tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km) và 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm 324mm.
- Khinh hạm lớp Anzac HMAS Perth (FFH-157) có lượng giãn nước 3.600 tấn, dài 118m, tàu có 163 thủy thủ (22 sĩ quan).
Tàu trang bị pháo hạm pháo hạm hai nòng 127mm, hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn RIM-7, hệ thống tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km), 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm 324mm.
- Tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel-điện lớp Collin HMAS Farncomb (SSG-74), tàu có lượng giãn nước 3.050 tấn, dài 78 tấn, thủy thủ đoàn 42 (6 sĩ quan). Tàu thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm có khả năng bắn được cả ngư lôi chống ngầm/hạm và tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon.
Hải quân Mexico
Tàu đổ bộ tank ARM Usumacinta của Mexico tham gia RIMPAC 2012.
Hải quân Mexico tham gia RIMPAC 2012 với một tàu đổ bộ tank lớp Newport mang tên ARM Usumacinta.
Chiếc tàu này từng phục vụ trong Hải quân Mỹ trước kia, mang tên USS Frederick trước khi bán cho Mexico năm 2002. Mexico còn đem tới trung đội bộ binh cùng tham gia huấn luyện với lực lượng bộ binh các nước khác.
Tàu đổ bộ tank ARM Usumacinta (A-412) có lượng giãn nước 8.500 tấn, dài 159m. Tàu có khả năng chở 400 lính thủy đánh bộ, 29 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 30 xe lội nước.
Hải quân Hàn Quốc
Tàu khu trục ROKS Yulgok Yi-I ROKS Choi Young của Hàn Quốc.
Hải quân Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2012 với 2 tàu khu trục ROKS Yulgok Yi-I ROKS Choi Young và tàu ngầm tấn công ROKS Nae Dyong.
Trong đó:
- Tàu khu trục Yulgok Yi-I (DDG-992) thuộc lớp tàu Sejong the Great, đây có thể coi là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc. Tàu này có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 165m, thủy thủ đoàn 300 người.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại của Mỹ thiết kế cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Tàu thiết kế kho vũ khí khổng lồ: 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa SSM-700K Hae Sung, 32 tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III, 32-48 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB, tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-116 cùng các tổ hợp pháo phòng không, pháo hạm. Ngoài ra còn có ngư lôi và rocket chống ngầm.
- Tàu khu trục ROSK Choi Young (DDH-81) thuộc lớp tàu Chungmugong Yi Sunshin có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 150m, thủy thủ đoàn 200 người.
Choi Young trang bị hệ thống vũ khí tương đối mạnh: 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 32 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB, tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-116 RAM, tổ hợp pháo phòng không 30mm, pháo hạm 127mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm.
- Tàu ngầm tấn cống chạy động cơ diesel – điện ROKS Nae Dyong (SS-069) thuộc lớp tàu Chang Bogo. Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, dài 61m, thủy thủ đoàn 33 người. Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 39,8km/h khi lặn hoặc 20km/h khi nổi, hoạt động liên tục trong 50 ngày, lặn sâu 500m.
Tàu trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon.
Hải quân Canada
Tàu khu trục lớp Iroquois HMCS Algonquin của Canada.
Hải quân Hoàng gia Canada gửi tới Quần đảo Hawaii 4 tàu chiến – tàu tuần tra gồm:
- Tàu khu trục lớp Iroquois HMCS Algonquin (DDG-283) có lượng giãn nước 5.100 tấn, dài 129,9m, thủy thủ đoàn gồm 280 người.
Lớp Iroquois thiết kế nhiệm vụ phòng không bảo vệ hạm đội nên nó thiết kế hệ thống tên lửa phòng không tương đối mạnh: 29 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA, tổ hợp pháo phòng không 6 nòng cỡ 20mm Phalanx cùng với đó là pháo hạm 76mm và hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm.
- Khinh hạm lớp Halifax HMCS Ottawa (FFH-341) có lượng giãn nước 4.750 tấn, dài 134,1m, thủy thủ đoàn 225 người.
Tàu lớp Halifax trang bị: 8 tên lửa đối hạm RMG-84 Harpoon, 8 tên lửa đối không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow, pháo hạm 57mm, pháo phòng không 6 nòng cỡ 20mm Phalanx và hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm.
- Tàu ngầm tấn công lớp Victoria HMCS Victoria (SSK-876) có lượng giãn nước 2.185 tấn, dài 70,3m, thủy thủ đoàn 48 người. Tàu thiết kế với 8 máy phóng ngư lôi 533mm bắn ngư lôi chống ngầm/chống hạm hạng nặng Mk 48 (tầm bắn tối đa 50km).
- Tàu tuần tra ven biển lớp Kingston HMCS Yellowknife (MM-706) có lượng giãn nước 970 tấn, dài 55,3m. Lớp Kingston được dùng cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn lậu…nên nó trang bị vũ khí hạng nhẹ gồm pháo 40mm và súng máy 12,7mm.
Hải quân Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Kongo JS Myoko.
Nhật Bản đưa tới RIMPAC 2012 ba tàu loại lớn gồm:
- Tàu khu trục lớp Kongo JS Myoko (DDG-175), đây là thiết kế cải tiến từ lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Kongo có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 8.000km.
Lớp Kongo trang bị hệ thống vũ khí mạnh: 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 90 tên lửa đối không tầm xa SM-2MR Block II, pháo hạm 127mm, pháo phòng không cỡ 20mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi Type 68 (bắn ngư lôi chống ngầm Mk46 hoặc rocket chống ngầm RUM-139).
- Tàu khu trục săn ngầm lớp Shirane JS Shirane (DDH-143) có lượng giãn nước 7.500 tấn, dài 159m. Thủy thủ đoàn trên tàu có 350 người (20 sĩ quan).
Tàu thiết kế dành cho vai trò chống ngầm nên hệ thống vũ khí chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ này gồm: bệ phóng (8 quả) rocket săn ngầm ASROC Mk 112, 2 cụm máy phóng ngư lôi Mark 32 cỡ 324mm, còn lại hệ thống phòng không nhẹ với tên lửa đối không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow, pháo 20mm. Đặc biệt, tàu còn chở thêm 3 trực thăng săn ngầm SH-60J(K).
- Tàu quét mìn cỡ lớn lớp Uraga JS Bungo (MST-464), tàu có lượng giãn nước 5.700 tấn, dài 131m.
Hồng Hà
Theo Infonet.vn
(Còn típ)
Điểm mặt chiến hạm thế giới tham gia RIMPAC 2012 (kỳ 1)
RIMPAC (Rim of the Pacific - vành đai Thái Bình Dương) là hoạt động tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức định kỳ hai năm một lần.
Bắt đầu từ năm 1971 do Mỹ khởi xướng, tính tới thời điểm năm 2012, RIMPAC đã qua 22 lần tổ chức, cuộc tập trận thứ lần thứ 23 này sẽ bắt đầu từ 29/6 tới 3/8 tại quần đảo Hawai.
RIMPAC 2012 có sự tham gia của 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, hơn 200 máy bay và 25.000 binh sĩ tới từ 22 quốc gia.
Cuộc tập trận lần này nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa quốc gia tham gia tập trận và nâng cao mối quan hệ giữa các nước.
Dưới đây là danh sách các chiến hạm, tàu ngầm 11 quốc gia (trong số 22 nước) tham gia tập trận:
Hải quân Australia
HMAS Perth lớp Anzac của Australia.
Trong cuộc tập trận RIMPAC 2012, Hải quân Hoàng gia Australia đã gửi biên đội 3 tàu gồm: khinh hạm HMAS Darwin (FFG 04), khinh hạm HMAS Perth (FFH 157) và tàu ngầm tấn công HMAS Farncomb (SSG 74).
Australia sẽ cùng các nước khác tham gia một loạt các hoạt động quét mìn, xử lý bom đạn chưa nổ trong cuộc tập trận, cùng với đó nước này sẽ trình diễn phương tiện tự hành dưới mặt nước (AUV).
Trong đó:
- Khinh hạm lớp Adelaide HMAS Darwin (FFG-04) là thiết kế cải tiến từ lớp tàu Oliver Hazard Perry của Mỹ. Adelaide có lượng giãn nước 4.100 tấn, chiều dài tổng thể 139m.
Tàu trang bị pháo hạm 76mm, một tổ hợp pháo phòng không 20mm Mk 15, tổ hợp tên lửa đối không tầm trungRIM-162, tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km) và 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm 324mm.
- Khinh hạm lớp Anzac HMAS Perth (FFH-157) có lượng giãn nước 3.600 tấn, dài 118m, tàu có 163 thủy thủ (22 sĩ quan).
Tàu trang bị pháo hạm pháo hạm hai nòng 127mm, hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn RIM-7, hệ thống tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km), 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm 324mm.
- Tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel-điện lớp Collin HMAS Farncomb (SSG-74), tàu có lượng giãn nước 3.050 tấn, dài 78 tấn, thủy thủ đoàn 42 (6 sĩ quan). Tàu thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm có khả năng bắn được cả ngư lôi chống ngầm/hạm và tên lửa hành trình đối hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon.
Hải quân Mexico
Tàu đổ bộ tank ARM Usumacinta của Mexico tham gia RIMPAC 2012.
Hải quân Mexico tham gia RIMPAC 2012 với một tàu đổ bộ tank lớp Newport mang tên ARM Usumacinta.
Chiếc tàu này từng phục vụ trong Hải quân Mỹ trước kia, mang tên USS Frederick trước khi bán cho Mexico năm 2002. Mexico còn đem tới trung đội bộ binh cùng tham gia huấn luyện với lực lượng bộ binh các nước khác.
Tàu đổ bộ tank ARM Usumacinta (A-412) có lượng giãn nước 8.500 tấn, dài 159m. Tàu có khả năng chở 400 lính thủy đánh bộ, 29 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 30 xe lội nước.
Hải quân Hàn Quốc
Tàu khu trục ROKS Yulgok Yi-I ROKS Choi Young của Hàn Quốc.
Hải quân Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC 2012 với 2 tàu khu trục ROKS Yulgok Yi-I ROKS Choi Young và tàu ngầm tấn công ROKS Nae Dyong.
Trong đó:
- Tàu khu trục Yulgok Yi-I (DDG-992) thuộc lớp tàu Sejong the Great, đây có thể coi là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc. Tàu này có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 165m, thủy thủ đoàn 300 người.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại của Mỹ thiết kế cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Tàu thiết kế kho vũ khí khổng lồ: 16 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa SSM-700K Hae Sung, 32 tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III, 32-48 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB, tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-116 cùng các tổ hợp pháo phòng không, pháo hạm. Ngoài ra còn có ngư lôi và rocket chống ngầm.
- Tàu khu trục ROSK Choi Young (DDH-81) thuộc lớp tàu Chungmugong Yi Sunshin có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 150m, thủy thủ đoàn 200 người.
Choi Young trang bị hệ thống vũ khí tương đối mạnh: 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 32 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIB, tổ hợp tên lửa đối không tầm trung RIM-116 RAM, tổ hợp pháo phòng không 30mm, pháo hạm 127mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm.
- Tàu ngầm tấn cống chạy động cơ diesel – điện ROKS Nae Dyong (SS-069) thuộc lớp tàu Chang Bogo. Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, dài 61m, thủy thủ đoàn 33 người. Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 39,8km/h khi lặn hoặc 20km/h khi nổi, hoạt động liên tục trong 50 ngày, lặn sâu 500m.
Tàu trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm UGM-84 Harpoon.
Hải quân Canada
Tàu khu trục lớp Iroquois HMCS Algonquin của Canada.
Hải quân Hoàng gia Canada gửi tới Quần đảo Hawaii 4 tàu chiến – tàu tuần tra gồm:
- Tàu khu trục lớp Iroquois HMCS Algonquin (DDG-283) có lượng giãn nước 5.100 tấn, dài 129,9m, thủy thủ đoàn gồm 280 người.
Lớp Iroquois thiết kế nhiệm vụ phòng không bảo vệ hạm đội nên nó thiết kế hệ thống tên lửa phòng không tương đối mạnh: 29 tên lửa đối không tầm xa SM-2 Block IIIA, tổ hợp pháo phòng không 6 nòng cỡ 20mm Phalanx cùng với đó là pháo hạm 76mm và hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm.
- Khinh hạm lớp Halifax HMCS Ottawa (FFH-341) có lượng giãn nước 4.750 tấn, dài 134,1m, thủy thủ đoàn 225 người.
Tàu lớp Halifax trang bị: 8 tên lửa đối hạm RMG-84 Harpoon, 8 tên lửa đối không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow, pháo hạm 57mm, pháo phòng không 6 nòng cỡ 20mm Phalanx và hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm.
- Tàu ngầm tấn công lớp Victoria HMCS Victoria (SSK-876) có lượng giãn nước 2.185 tấn, dài 70,3m, thủy thủ đoàn 48 người. Tàu thiết kế với 8 máy phóng ngư lôi 533mm bắn ngư lôi chống ngầm/chống hạm hạng nặng Mk 48 (tầm bắn tối đa 50km).
- Tàu tuần tra ven biển lớp Kingston HMCS Yellowknife (MM-706) có lượng giãn nước 970 tấn, dài 55,3m. Lớp Kingston được dùng cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn lậu…nên nó trang bị vũ khí hạng nhẹ gồm pháo 40mm và súng máy 12,7mm.
Hải quân Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Kongo JS Myoko.
Nhật Bản đưa tới RIMPAC 2012 ba tàu loại lớn gồm:
- Tàu khu trục lớp Kongo JS Myoko (DDG-175), đây là thiết kế cải tiến từ lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Kongo có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tầm hoạt động hơn 8.000km.
Lớp Kongo trang bị hệ thống vũ khí mạnh: 8 tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 90 tên lửa đối không tầm xa SM-2MR Block II, pháo hạm 127mm, pháo phòng không cỡ 20mm và 2 cụm máy phóng ngư lôi Type 68 (bắn ngư lôi chống ngầm Mk46 hoặc rocket chống ngầm RUM-139).
- Tàu khu trục săn ngầm lớp Shirane JS Shirane (DDH-143) có lượng giãn nước 7.500 tấn, dài 159m. Thủy thủ đoàn trên tàu có 350 người (20 sĩ quan).
Tàu thiết kế dành cho vai trò chống ngầm nên hệ thống vũ khí chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ này gồm: bệ phóng (8 quả) rocket săn ngầm ASROC Mk 112, 2 cụm máy phóng ngư lôi Mark 32 cỡ 324mm, còn lại hệ thống phòng không nhẹ với tên lửa đối không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow, pháo 20mm. Đặc biệt, tàu còn chở thêm 3 trực thăng săn ngầm SH-60J(K).
- Tàu quét mìn cỡ lớn lớp Uraga JS Bungo (MST-464), tàu có lượng giãn nước 5.700 tấn, dài 131m.
Hồng Hà
Theo Infonet.vn
(Còn típ)