Hạng C
30/1/07
898
34
28
Ngoài các gia vị khác, em thấy người ta hay dùng lòng đỏ trứng gà, vỏ quýt phơi khô (cái này phải có sự chuẩn bị trước), và rán cho kỹ thêm chút nữa. Mùi thơm bay khắp nhà :)

Câu nói "chuẩn" về rươi là "tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm", đó là những ngày có con nước. Phải đúng "con nước" thì mới có rươi các bác ạ. Lâu rồi không ăn, cũng nhớ. Món này ăn ở Hải Phòng rất ngon.

Thèm quá.
 
Hạng B2
7/7/08
157
6
0
52
Ngày ngắn dần đi…Thế là đã sang tháng chín lúc nào rồi? Thế rồi có nhiều khi mấy hạt mưa tím bỗng dưng trút xuống hắt hiu để cho người ta ngỡ là rét đã về, giục nhau sắm sửa mền êm áo ấm. Thế nhưng mà lầm. Chưa rét. Rươi đấy. Thực, không ai có thể tưởng tượng được rằng lại có một món ăn liên quan tới thời tiết mật thiết như vậy. Mà hơn thế nữa, rươi, món ăn đặc biệt của mùa thu phương Bắc, lại còn ảnh hưởng cả đến tinh thần và sức khỏe của người ta.
…Ờ, mà thật thế, cứ đến những ngày cuối thu, tất cả những gia đình Việt Bắc, không nhiều thì ít, cũng đều ăn rươi…Đương ngồi trong nhà bỗng nghe thấy những người đàn bà lanh lảnh rao: “Ai mua rươi, ai mua rươi ra mua…”. Người ta bỗng thấy lòng tưng bừng như muôn đoá hoa hé cánh và người ta vội vàng chạy ra cửa gọi mua: “Rươi, rươi…”.
Hỡi các bà nội trợ, đừng có lần chần lắm mà lỡ việc, vì rươi không phải là một món ăn ngày nào cũng có đâu. Cả một năm chỉ có mấy ngày có rươi thôi. Mà những ngày có rươi đó nếu bà không mua nhanh lên thì hết đấy. Cả một mùa không được ăn một miếng rươi vào miệng, không những bà ân hận, mà người chồng yêu quý của bà lại làu nhàu.
……Chính người bán rươi cho ta cũng vội vàng. Bán cũng phải nhanh, vừa bán vừa chạy, không thể kề cà được như hàng rau, hàng bún. Rươi bán cho người ăn phải thật tươi, nếu lần chần đến quá trưa thì ôi mất, nhiều con chết, ăn không quý bằng thứ rươi mua sớm. Là vì ai cũng đã biết rươi không phải sản xuất ngay ở Hà Nội hay vùng ngoại châu thành nhưng là từ các tỉnh gần miền biển như Hải phòng, Hải Dương, Đông Triều, Thái Bình, Kiến An…đem về.
…Nguyên rươi là một giống hải trùng, sinh sống bằng những con bọ vi ti dưới biển. Vào những dịp trăng thượng huyền tháng giêng, tháng hai, nước biển rút xuống, những con rươi đẻ trứng ở ruộng, trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân. Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển dâng cao tràn vào các ruộng, trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới đất lên và đứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác. Mỗi đoạn là một con rươi. Nhưng không phải tất cả các đoạn còn ở lại. Con rươi có đặc điểm là nếu ta chặt đầu nó đi, mà có nước biển thuận tiện cho nó sống thì nó lại sinh ra cái đầu khác, chặt đuôi nó thì nó lại sinh ra cái đuôi khác. Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10…là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi) chính là để sống cuộc đời tình ái.
Rươi thường chỉ hiện về đêm, không lên ban ngày. Vì thế người ta chỉ bắt rươi về ban đêm. Muốn cho dễ dàng công việc, người ta – nhất là về vùng Hải Dương, Đông Triều – thường đốt đèn, đốt đuốc lên để bắt rươi. Rươi thấy ánh đèn cho là thiên đường, lại càng lượn khỏe để cùng nhau đú đởn. Và kết quả là cả lũ cùng chết vì tình. Chở về được đến Hà Nội, con rươi tính ra ít nhất cũng đã bị tù đầy trong năm sáu tiếng đồng hồ. Nhiều con đã chết nhưng cũng có nhiều con còn sống. Nhìn vào một thúng rươi, ta thấy chúng có nhiều màu khác nhau: xanh nhờ nhờ, đỏ đùng đục, vàng mờ mờ, lại có khi xám bạc như màu bạc ô…tất cả quằn quại trong một thứ nhớt quánh như hồ. Nhớt đó, người ta gọi là vấn và chính cái vấn, đã nuôi sống con rươi trên cạn.
…Cách làm ra món cũng chẳng khó khăn gì lắm. Cần nhất là làm lông, phải dùng nước nóng cho già, khuấy đều, nhặt cho hết rác, rồi rửa đi rửa lại nhiều lần nước cho thật sạch. Để ráo đi một lúc bà có thể làm nhiều món cho ông xơi, mà món nào cũng rất có thể ngon. Nhưng thường thì có rươi, ta vẫn quen thưởng thức mấy món chính là chả rươi, rươi hấp, rươi xào, rươi nấu và rươi đúc với trứng….
Nhưng đã dùng rươi thì muốn ăn cách nào cũng thế, cần phải cho đủ cay mới được, ớt làm nổi hẳn vị rươi lên một cách thần tiên…
…thêm vào đó trần bì (vỏ quít) thơm một mùi hăng hăng, lá gấc ngọt thoang thoảng, thìa là và rau mùi thơm của hoa cỏ đồng quê, tất cả nâng đỡ nhau, hoà hợp với nhau để tạo nên một hương vị thật tiết tấu, tưởng chừng như một bản đàn tuyệt diệu, chỉ thiếu một nét là hỏng cả.
Vì rươi là món ăn hiếm có trong một năm lại được ngừơi ta yêu chuộng nên nhiều nhà tìm cách giữ rươi để có thể gửi biếu xén bạn bè, quyến thuộc ở xa hay là giữ để ăn dần, thỉnh thoảng một chút cho sướng ông thần khẩu.

( Theo Món ngon Hà Nội )
 
Hạng D
12/7/07
1.717
62
63
41
0908 898428 - 0976 024320
Em nhớ cái truyện nắgn ko biết phải của ông Thạch Lam thì phải có đề cập đến món RƯƠI này. Hồi nhỏ có đọc nghe cũng kỳ thú lắm! Giờ thấy thật càng khoái hơn! ;)
 
Hạng B2
5/7/08
295
2
18
Tp.Hcm
@vudoanhai
Bác nên copy link thôi để tránh bị mod nhắc nhở ! :D ( vì copy + paste sẽ chiếm tài nguyên diễn đàn ) Bác nhé !

Kính Bác !
 
Hạng D
21/7/08
1.504
80
48
ToyotaCorolla nói:
Hình như còn thiếu một loại rau gì trộn vào nữa đó Smiley ơi. Mình quên tên rau đó rồi nhưng nếu thiếu thì không ra mùi rươi đâu .

Kinh Giới, Tía Tô hay Thì là ???
 
Hạng D
21/7/08
1.504
80
48
Con Rươi người Bắc còn gọi là con Dươi, còn Miền Tây thì gọi là con Gươi…

Tục ngữ có câu: “Tháng 9 mưa rươi/Tháng 10 mưa cữ” nghe cứ ngỡ như rươi từ trên trời đổ xuống vậy. Mưa rươi thường không lớn, những cơn cứ chập chờn ẩn hiện, thoắt rơi, thoắt ngừng, không biết đâu mà lần. Mưa cứ như mời gọi, đánh thức loài rươi ngủ quên suốt cả năm ròng trong bùn đất ngoi lên. Bấy giờ, từ những chân ruộng ngoài đê cho đến các con hói, rươi lên ngầu ngã. Chúng bơi loạn xạ, rối rít, lăng xăng, nom thật vui mắt. Khi ấy, nếu trời đương nắng cũng tự nhiên râm hẳn lại. Người già bảo đó là rươi đi, bóng che rợp trời!

Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu nói đến món rươi mà lại bỏ qua một thứ gia vị truyền thống không thể thiếu, ấy là vỏ quýt. Bà con thường quan niệm, nếu thiếu vỏ quýt thì coi như chưa thành món rươi. Phải có vỏ quýt thái chỉ đi kèm, rươi mới dậy mùi thơm ngào ngạt. Đó là thứ mùi vị rất riêng, rất độc đáo không dễ gì trộn lẫn. Do vậy, khi đưa lên miệng, món rươi vừa thơm tê đầu lưỡi, lại vừa đậm đà nồng ấm trong cổ.
<http://www.baodatviet.vn/Home/Thang-10-nho-nhung-mua-ruoi/200810/16928.datviet>


nghe mẹ tôi bảo "tháng Chín đôi mươi. Tháng mười mồng năm" nghĩa là trong một năm thế nào cũng có rươi vào hai ngày ấy dù năm nhiều năm ít. Những ngày rươi nổi, làng tôi như ngày hội, có đến nửa làng đổ ra bãi để vớt rươi. Trên cái nền nước phù sa đỏ hồng rực nên màu đỏ sẫm của rươi, những con rươi đỏ, vàng, xanh bơi nổi trên mặt nước, chúng bơi vô định, mà nhiều chỗ rươi nhiều đến nỗi như kín mặt nước.

Chẳng cần chuẩn bị gì, khi nghe làng hô có rươi là vớ ngay chiếc chậu thau hay chậu men, một cái rứng rồi chạy ù ra bãi và vớt
<http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/12/105700.cand>

TB: Hôm nay lại biết thêm cái Rứng để vớt Rươi

Một điều thú vị về Rươi ở Miền Tây
Ngoài các loại nước mắm được chế biến từ cá (cá cơm, cá linh…), người dân Bến Tre còn chế biến được một thứ nước mắm đặc sản đó là nước mắm rươi.
<http://news.zing.vn/news/an-ngon/nuoc-mam-ruoi/a32043.html>


“tháng 9 đang mùa rươi và tháng 10 là mùa nhộng”
“Ai mua rươi ra mua”


quachbao nói:
Nhìn hấp dẫn thế, ngoại trừ nhìn con rươi giống con t... quá.

Ha ha ha: quách công tử gọi là “con t…” sợ zì mà hổng nói đại là con Trùn/Trùng (người Bắc gọi là Giun)

Đây nè Quách công tử:

Nguyên rươi là một giống Hải Trùng, sinh sống bằng những con bọ vi ti dưới biển. Vào những dịp trăng thượng huyền tháng giêng, tháng hai, nước biển rút xuống, những con rươi đẻ trứng ở ruộng, trứng đó ở cách sâu dưới đất chừng bốn, năm mươi phân. Vào tuần trăng hạ huyền, nước biển dâng cao tràn vào các ruộng, trứng rươi nở ra con rồi nhô ở dưới đất lên và đứt ra từng đoạn như hầu hết các giống sâu bọ khác. Mỗi đoạn là một con rươi. Nhưng không phải tất cả các đoạn còn ở lại. Con rươi có đặc điểm là nếu ta chặt đầu nó đi, mà có nước biển thuận tiện cho nó sống thì nó lại sinh ra cái đầu khác, chặt đuôi nó thì nó lại sinh ra cái đuôi khác. Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10…là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi) chính là để sống cuộc đời tình ái.
<http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-7VhiUvc6b7Xz233qGTd55nBZ.kC1QBdJ?p=17>

Hấp dẫn cái zì, nhình kực kỳ kinh khủng khiếp thì có
Nó là sự hòa hợp nhuần nguyễn từ con Trùng với con Rít (Rết) hoặc con Cuốn Chiếu
Nó đây nè:

sieuthiNHANH200902053506mmu5otk1zm4335.jpeg

nhưng vì:
bác Thiết: “Rươi nhiều đạm,cũng như nhộng Tằm, ai không quen,xơi vào có thể dị ứng”
Smiley: “cái này có nên gọi là Viagra VN

Nên phải nhắm cái mắt lại mà xơi thôi


còn cái câu “tháng 9 mưa Rươi, tháng 10 mưa Ra”

nó làm em nhớ lại các cụ nói nhiều như Rươi như Ra (= đông như quân Nguyên)
cái này thì có thể so sánh với vụ mùa Ba Khía ở miền Tây: nhóc như Ba Khía (của Bác Ba Phi)

em chưa thấy con Ra nhưng em nghi nó cùng họ với Ba Khía/Rạm
(bác nào cho xin tý chân dung con Ra, em tìm hoài mà chưa ra)

con này người Miền Tây gọi là Ba Khía, mà 1 khía trong Nam = 50 gram (1/2 lạng bắc), các bác muốn hiểu sao thì tùy…


sieuthiNHANH200902053506zty3zwi1mw62191.jpeg


TB: theo thống kê thì có một số người rất ghét Bắc Kỳ, nhưng lại bị nhiễm tính cách người Bắc lúc nào mà không biết, hic.hic.hic…
 
Hạng D
4/10/05
4.881
42
48
54
Gò Té
Nhìn con rươi đúng là kinh thiệt, để nguyên chắc không dám xơi. Em thì cũng có nghe nói đến rươi nhưng chưa có dịp thử lần nào nên cũng không biết nó có tác dụng mạnh cỡ nào. Bác Bông bụp cho em một miếng đi :D