Xin thông báo đoạn đường Đà Lạt - Nha Trang hiện chưa thông nhé. bác nào có ý định đi nên bỏ và chuyển qua Đà Lạt - Ninh Thuận - Nha Trang nhé...
Ban an toàn giao thông Lâm Đồng và Khánh Hòa thông báo đóng đường hoàn toàn khu vực đèo Khánh Lê do sạt lở nghiêm trọng.
Trước đó, vào khoảng 6h cùng ngày 2/12, mưa lớn kéo dài khiến đất đá bị sạt lở nghiêm trọng tại Km64+210 QL27C trên đèo Khánh Lê (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa). Theo tính toán ban đầu, khối lượng đất đá sạt lở dài khoảng 70m, ước tính khoảng 7.000m3. Lập tức, đơn vị thi công tiến hành hốt dọn. Tuy nhiên, khi đang thực hiện thì đất đá từ trên núi tiếp tục sạt lở, vùi lấp một máy đào.
Nỗ lực vượt khó khăn, nguy hiểm, đến 15h30 chiều 2/12, đơn vị thi công đã thông 1 làn QL27C. Nhưng đến 17h30, đất đá tiếp tục sụt trượt nghiêm trọng lần nữa.
Ông Tạ Thanh Tình, Chi Cục trưởng Chi cục QLĐB III.3 cho biết do trời tối và diễn biến điểm sạt lở còn phức tạp nên đã yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công để đảm bảo an toàn lao động, đồng thời cấm phương tiện lưu thông trong đếm nay. Sáng mai (3/12), đơn vị sẽ nỗ lực thông tuyến.
Mùa mưa bão năm nay, QL27C (nối Nha Trang – Đà Lạt) liên tục bị sạt lở, sụt trượt nghiêm trọng đoạn trên đèo Khánh Lê. Mới đây nhất, vào khoảng 8h20 ngày 29/11, tại Km64+200 QL27C (đèo Khánh Lê, Khánh Hòa) đã bị sạt lở nghiêm trọng. Khối lượng đất đá sạt lở ước tính 500m3, dài khoảng 30m khiến tuyến đường bị tắc.
Trước đó, vào khoảng 6h cùng ngày 2/12, mưa lớn kéo dài khiến đất đá bị sạt lở nghiêm trọng tại Km64+210 QL27C trên đèo Khánh Lê (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa). Theo tính toán ban đầu, khối lượng đất đá sạt lở dài khoảng 70m, ước tính khoảng 7.000m3. Lập tức, đơn vị thi công tiến hành hốt dọn. Tuy nhiên, khi đang thực hiện thì đất đá từ trên núi tiếp tục sạt lở, vùi lấp một máy đào.
Nỗ lực vượt khó khăn, nguy hiểm, đến 15h30 chiều 2/12, đơn vị thi công đã thông 1 làn QL27C. Nhưng đến 17h30, đất đá tiếp tục sụt trượt nghiêm trọng lần nữa.
Ông Tạ Thanh Tình, Chi Cục trưởng Chi cục QLĐB III.3 cho biết do trời tối và diễn biến điểm sạt lở còn phức tạp nên đã yêu cầu các đơn vị tạm dừng thi công để đảm bảo an toàn lao động, đồng thời cấm phương tiện lưu thông trong đếm nay. Sáng mai (3/12), đơn vị sẽ nỗ lực thông tuyến.
Mùa mưa bão năm nay, QL27C (nối Nha Trang – Đà Lạt) liên tục bị sạt lở, sụt trượt nghiêm trọng đoạn trên đèo Khánh Lê. Mới đây nhất, vào khoảng 8h20 ngày 29/11, tại Km64+200 QL27C (đèo Khánh Lê, Khánh Hòa) đã bị sạt lở nghiêm trọng. Khối lượng đất đá sạt lở ước tính 500m3, dài khoảng 30m khiến tuyến đường bị tắc.
Lúc mưa lúc ko, đường lên zoodoo ok, mà lên tới đó thì lại mưa lớn. Xe hương đi từ nha trang lên có vẻ đường xấu, mỏ xe nào cũng đầy bùn đấtĐà Lạt còn mưa to ko các bác?
Bảo Lộc lên Đà Lạt hugo hay làm ngay cái dốc ngã 3 có cây bàng to vật vã đấy...làm ở đó nhưng chạy lên khoảng hơn 10km nó mới xúc...
Lỗi vượt hay tốc độ cụ?Bảo Lộc lên Đà Lạt hugo hay làm ngay cái dốc ngã 3 có cây bàng to vật vã đấy...làm ở đó nhưng chạy lên khoảng hơn 10km nó mới xúc...
QL20 lên Dalat, nhiều anh em bức xúc chuyện chốt chặn ở Đồng Nai và chia xẻ kinh nghiệm để tránh mất tiền oan. Cũng đúng thôi, nhưng với em là người đi về thường xuyên bằng xe con trên tuyến đường này, có một vài ý kiến cá nhân như sau:
1. Các khu vực vạch liền, các bảng cấm vượt... hầu hết đặt ở các đoạn nguy hiểm như khúc cua, đường hẹp, đoạn dốc, chổ đông người khuất tầm nhìn nên cấm vượt là để tránh nguy cơ về tai nạn giao thông.
2. Biển báo thay đổi tốc độ khi vào và hết khu Dân cư khá rỏ ràng.
Như vậy dù còn một ít điểm chưa hợp lý như một vài KDC kéo dài quá mức cần thiết gây bức xúc cho người điều khiển phương tiện, còn thì hầu hết xe bị thổi đều có lỗi vi phạm như cán vạch liền, vượt tốc độ, không tuân thủ biển báo... mà kiểu chạy xe thế này thì em gặp hằng hà trên QL20. Trước khi trách người, có lẽ nên trách mình trước thì đúng hơn.
Saigon Dalat chưa tới 300km, có lần em đi xe công vụ chạy hơi lố ga, và so sánh với thời gian di chuyển bình thường thì chênh lệch chỉ trong vòng chưa tới 1h. Tiết kiệm 1h có thể trả giá bằng tiền phạt hay nặng hơn là gây ra tai nạn, thật sự không cần thiết. Thôi thì các bác cứ chạy đúng luật, tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường để cho chuyến đi của mình luôn thoải mái và an toàn, không cần quan tâm đến chốt CSGT hay lò xxx ở đâu, và để tận hưởng những ngày nghỉ vui vẻ ở thành phố hoa Dalat.
1. Các khu vực vạch liền, các bảng cấm vượt... hầu hết đặt ở các đoạn nguy hiểm như khúc cua, đường hẹp, đoạn dốc, chổ đông người khuất tầm nhìn nên cấm vượt là để tránh nguy cơ về tai nạn giao thông.
2. Biển báo thay đổi tốc độ khi vào và hết khu Dân cư khá rỏ ràng.
Như vậy dù còn một ít điểm chưa hợp lý như một vài KDC kéo dài quá mức cần thiết gây bức xúc cho người điều khiển phương tiện, còn thì hầu hết xe bị thổi đều có lỗi vi phạm như cán vạch liền, vượt tốc độ, không tuân thủ biển báo... mà kiểu chạy xe thế này thì em gặp hằng hà trên QL20. Trước khi trách người, có lẽ nên trách mình trước thì đúng hơn.
Saigon Dalat chưa tới 300km, có lần em đi xe công vụ chạy hơi lố ga, và so sánh với thời gian di chuyển bình thường thì chênh lệch chỉ trong vòng chưa tới 1h. Tiết kiệm 1h có thể trả giá bằng tiền phạt hay nặng hơn là gây ra tai nạn, thật sự không cần thiết. Thôi thì các bác cứ chạy đúng luật, tuân thủ đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường để cho chuyến đi của mình luôn thoải mái và an toàn, không cần quan tâm đến chốt CSGT hay lò xxx ở đâu, và để tận hưởng những ngày nghỉ vui vẻ ở thành phố hoa Dalat.
Chỉnh sửa cuối: