Hạng D
5/1/08
1.569
28.278
113
Saigon

Hùi xưa SGnais gọi là viết bic mà ta, MB mới gọi là bút bi (Bị .. bít ! :p :D) chứ nhể, em còn nhớ cây viết hiệu Bic, cây viết 2 màu xanh đỏ, 4 màu thì thim 2 màu là đen và xanh lá cây, chỉ lớp lớn hơn mới được xài, lớp nhỏ hơn thì cứ việc sự nghịp với ngòi bầu, ngòi lá tre và bình mực nhóe ! :p :D

BIC-4-colors-plastic-ballpoint-pen-4.jpg



Cũng có loại chỉ có 1 màu mực, ngon thì làm lun 4 cây Bic cho nó đủ mào !!
Giống dzầy ! hehe ...

images


stock-photo-pens-collection-isolated-on-white-with-clipping-work-path-157650611.jpg



Nhìu khi nhà mua cả lố, xài đến cạn mực thì lấy cây khác, thời đóa, chẳng ai nghĩ đến phát minh tào lao là đi bơm mực cho cây viết Bic cả, để thời giờ làm chuyện khác !!

$(KGrHqF,!nUF!IOjbvEiBQSdrjIvcQ~~60_35.JPG


Nhỡn hịu này bi giờ vữn còn được tận dụng, kỉu hồn trương ba da hàng thịt !!
b1cf693138412ae78dedc0611ebf2b41_400x400.jpeg


Nói đến BiC chắc hẳng nhiều người nghĩ ngay đến bật lửa GAS BiC mà nó đã một thời được sử dụng rộng rãi (có thể bơm gas và thay đá em không hút thuốc nên cũng chỉ biết sơ sơ ) cho đến khi có bật lửa gas trung quốc thì bật BiC mai một dần, có Bác nào đã từng dùng bút bi BiC và biết đến thương hiệu BiC theo logo thì sản phẩm chính là bút BiC
Qua lang thang trên mạng biết được một bài viết khá hay về lịch sử ra đời của một cây bút mang thương hiệu BiC.

Câu chuyện của cây bút BIC

thumb-le-stylo-a-bille-histoire-d-une-invention-2767.jpg
Cách đây 60 năm, một ngày của năm 1951, Nam tước Bich đã sáng chế ra cây bút Bic. Và có thể khẳng định một điều chắc chắn : Với cây bút bi này, con người có thể viết nhanh bằng tốc độ suy nghĩ. Xin giới thiệu câu chuyện về cây bút Bic đã trở thành huyền thoại này.

Mùa tựu trường năm 1965 là một thời điểm đáng nhớ đối với cây bút Bic ở Pháp.
Những nét chữ đầy đặn hay mảnh mai của nhiều thế hệ học sinh lâu nay được viết lên bằng các loại bút mực có nguy cơ bị xếp qua một bên.
Và kẻ gây nên điều này có tên là Bic.


Bởi vì, sau 15 năm được tung ra bởi vị nam tước sẽ đem tên ông đặt cho sản phẩm này, cuối cùng thì cây bút bi có quyền hiện diện trong môi trường học đường và có mặt trên những chiếc bàn học bằng gỗ. Có đủ màu : xanh, đỏ, đen và tím.

Nước Ý từ lâu đã cho phép học sinh sử dụng nó.
Nước Anh cũng thế.
Vậy phải chăng cây bút Bic đã khai tử lọ mực và tờ giấy thấm ? Người ta gần như là còn cãi nhau về câu hỏi này.


Lúc ấy, do tiếc nuối những cây bút cán bút gỗ trước đây, có người đã chế diễu cây bút Bic là “thời của plastic” mà không biết rằng nó sẽ đứng vào hàng các huyền thoại.

Cũng như thời ấy, trong các cuộc họp mà có ai rút từ túi ra một cây bút Bic thì thế nào cũng nhận được vài ánh mắt ác cảm của những người bảo thủ…

Lùi về quá khứ.
Chúng ta đang đứng bên bờ sông Oise, Pháp, cách đây 60 năm.
Đó là một ngày cuối tuần, Nam tước Marcel Bich đang làm vườn.
Ở vào tuổi 30, ông ta đứng đầu một cơ xưởng, nằm trong ngõ cụt Cailloux ở Clichy, mua lại của hãng Libération, chuyên sản xuất các bộ phận của hộp đựng viết.


Cơ xưởng nhỏ này của ông có tên là PPA (Porte-plume et Accessoires = Hộp đựng viết và phụ tùng).
Từ ít lâu nay ở Hoa Kỳ, người ta nói nhiều đến một sáng chế mới : cây bút bi.
André Gide, lúc đó đang ở trên đỉnh vinh quang về văn chương của mình, cũng nhận được một lố bút này, quà tặng của một nhà xuất bản Mỹ.


Marcel không thích sáng chế này.
Vừa đắt tiền, vừa không đẹp, mực có khi đọng thành vệt ở cả hai đầu làm bẩn tay và làm hóc bi.
Và, đang đẩy chiếc xe bù-ệt (brouette), đôi mắt ông bỗng nhiên như bị hút vào cái bánh xe.
Ơ rê ka !


Viên bi – ông tự nhủ – đó như là áp dụng việc sáng chế ra bánh xe vào việc viết chữ !
Vợ ông đã viết trong cuốn tiều sử của ông sau khi ông qua đời : “Làm sao để bàn tay con người ít tốn sức nhất, viên bi sẽ làm điều đó và có thể lăn theo nhịp suy nghĩ của con người” (1)
Trước đây, để viết, các ngón tay phải cào, phải gãi; từ nay chỉ lướt.


Thực ra, người có công sáng chế ra bút bi chính là một người sửa bản in báo người Hungari.
Năm 1925, trong tờ báo của ông ở Buđapest, Laszlo Biro, vốn là một người đa năng, lần lượt ông là họa sĩ, điêu khăc gia và nhà thôi miên, đã tìm cách sáng chế ra cái gì đó để dễ viết trên loại giấy xốp và ẩm của các bản vỗ để sửa mô-rát (thời trước, một bài báo sau khi được sắp chữ bằng chữ chì thành từng cột thì thợ sắp chữ dùng một loại giấy xốp, xoa lên một chút nước cho ẩm rồi trải lên các cột chữ đã có lăn lên một lớp mực, sau đó dùng bàn chải loại lông mềm vỗ nhẹ lên trên; bản vỗ này dùng để cho thầy cò (correcteur) sửa lỗi bản in – chú thích của người dịch).


Nhưng bản thân ông cũng dựa trên ý tưởng của một người có tên John Loud nào đó ở Massachusetts vào năm 1888 đã sáng chế ra một dụng cụ ngộ nghĩnh dùng để viết : một viên bi thép đặt trong hai lòng cầu và tiếp xúc với một miếng thấm (tampon) tẩm mực có lò xo mà người dùng phải ép vào viên bi khi viết.

Nhưng khi mực khô thì viên bi bị kẹt.
Thế là ông Loud bỏ sáng chế của mình và người ta cũng quên luôn ông Loud.


Và Laszlo Biro đã tìm cách giải quyết vấn đề của Loud nhưng cũng không tưởng tượng ra rằng khám phá của ông có thể có những công dụng khác hơn là một dụng cụ cho các xưởng in.

Và rồi, như thường thấy, chính chiến tranh đã thúc đẩy kỹ thuật phải phát triển.
Bởi vì quân đội Hoa Kỳ muốn có một loại bút có thể viết được trong mọi tư thế và trong những buồng lái máy bay quân sự có áp suất không khí thấp.


Người ta nói rằng bản báo cáo về quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima đã được viết trong chiếc oanh tạc cơ B-29 với một trong những chiếc bút bi đầu tiên.

Như thế, sau sáng kiến chợt nảy ra trong vườn, Nam tước Marcel Bich, cùng với một vài chuyên viên kỹ thuật, đã nghiên cứu một cách khoa học cách làm sao để hoàn thiện cây bút bi.

Khó khăn đầu tiên, đó là việc gắn viên bi vào ổ.
Làm sao sản xuất một viên bi hoàn hảo về mặt kỹ thuật và gắn nó vào ổ như thế nào để mực không rò rỉ ra, không đọng mực ?


Và người ta cũng không ngừng nghiên cứu cách pha chế mực. Và lần này, người ta đã tìm ra.

Năm 1951, cây bút Bic được sản xuất ra, có sáu cạnh, cán bằng nhựa trong suốt để có thể thấy được mức mực bên trong, với một viên bi bằng carbua vonfam (carbure tungstène).

Marcel Bich đã nhờ Hãng Tuyên truyền Pháp, lúc đó là hãng truyền thông lớn nhất, “tiếp thị” sản phẩm của mình.

Và người ta đã bỏ chữ h của tên Bich :
thế là nhãn hiệu Bic ra đời, một cái tên mà mọi thứ ngôn ngữ đều có thể đọc đúng được.


Sáu tháng sau, cây bút Bic xuất hiện khắp nơi, đánh dấu sự khởi đầu thời đại của loại đồ dùng xong thì vứt bỏ.

Chỉ còn một bí mật phải khám phá :
cái lỗ bé tí trên thân bút dùng để làm gì ? Để cho áp lực không khí vào trong cây bút và làm cho mực xuống đều hơn. Hai ông Loud và Biro chắc là rất thán phục sản phẩm này.


Phan Nam chuyển ngữ
(dựa theo bài của Anne Crignon đăng trên Nouvel Observateur, 25-11-2010)
trang chủ:
http://www.bicworld.com/en/homepage/homepage/
http://www.bicworld.com/en/products/categories/19/fountain-pens


Hùi đó mòa đủ bộ đồ chưi như dzầy, là khoái tê cmn chim !!! :p :D

penholder-1.jpg


pens-pencils-2.jpg
 
  • Like
Reactions: corolla95
Hạng F
14/9/04
9.914
30.158
113
Q3
@conon SG kg gọi bút bi ( Miền bắc ) mà gọi là viết ....nguyên tử hihi
Sau này là " cho muơn cây diết bích coi "
 
  • Like
Reactions: conon
Hạng D
5/1/08
1.569
28.278
113
Saigon
@conon SG kg gọi bút bi ( Miền bắc ) mà gọi là viết ....nguyên tử hihi
Sau này là " cho muơn cây diết bích coi "

Chính xác gọi là viết " nguyên tử" ... :)
Bic chỉ là tên của 1 thương hiệu, gồm cả quẹt ga ...



Chính xác phải là dziết Bic Nguyên Tử à nhoen, nhưng theo thói quen, đám học trò chỉ gọi là dziết nguyên tử, hoặc ngắn hưn là dziết bich thui !
Cũng giống như cái quẹt gaz sau nì, gọi là quẹt Bic để phân biệt với loại quẹt gaz khác !
:p :D
 
Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Chính xác phải là dziết Bic Nguyên Tử à nhoen, nhưng theo thói quen, đám học trò chỉ gọi là dziết nguyên tử, hoặc ngắn hưn là dziết bich thui !
Cũng giống như cái quẹt gaz sau nì, gọi là quẹt Bic để phân biệt với loại quẹt gaz khác !
:p :D
Hồi đó xe máy Yam, Su, Honda .. tất cả đều được gọi chung là xe Hông da hết ..
Nhưng xe Vespa, Mô bi lết thì ko được gọi là Hông da :D
 
  • Like
Reactions: corolla95
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Những năm 70, viết Bic dần thay thế viết pilot trong tay các cô cậu học trò. Do nó ra đời vào thời đại nguyên tử nên mang cái tên Viết nguyên tử. Sau 75, thêm tên bút bi.
Và nghề bơm mực, cùng thời lộn xích xe đạp, cặp lốp xe đạp.
Lao động vinh quang.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: thienkhanh2768
Hạng F
14/9/04
9.914
30.158
113
Q3
Những năm 70, viết Bic dần thay thế viết pilot trong tay các cô cậu học trò. Do nóra đời vào thời đạo nguyên tử nên mang cái tên Viết nguyên tử. Sau 75, thêm tên bút bi.
Và nghề bơm mực, cùng thời lộn xích xe đạp, cặp lốp xe đạp.
Lao động vinh quang.
lang thang là chết đói
nói ra là cải tạo