RE: SantaFE và Caren máy dầu: Liệu còn lợi thế nữa kô?
Nhưng mà tại sao giá thành SX dầu lại đắt hơn xăng các bác nhễ ?
Sớm tính tình huống tăng giá xăng dầu
Thứ sáu, 09/05/2008, 23:39 (GMT+7)
Ngày 9-5, giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh sau khi vượt ngưỡng 120 USD/thùng 4 ngày trước đó. Trên thị trường châu Á, giá dầu giao tháng 6-2008 tăng thêm 0,84 USD/thùng, giao dịch phổ biến ở mức 124,32 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Thông tin này đang làm cho các cơ quan chính sách cũng như doanh nghiệp đứng ngồi không yên, mặt khác đang có nhiều dấu hiệu cho thấy giá xăng dầu trong nước sẽ buộc phải điều chỉnh trong thời gian tới.
Hôm 6-5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề cập tới việc quản lý giá 10 mặt hàng thiết yếu theo chỉ đạo sẽ không tăng giá trước tháng 6-2008 đã nói: “Riêng về giá bán xăng dầu, trong trường hợp giá dầu thế giới tăng đột biến, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án tổng thể, thích hợp, với tinh thần nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng chia sẻ, gánh vác để vượt qua khó khăn, giữ ổn định và phát triển”.
Báo cáo của Thủ tướng cho biết, theo dự báo từ cuối tháng 3-2008, với mức giá dầu thô thế giới khoảng 100 - 110 USD/thùng, Chính phủ đã chỉ đạo ổn định giá bán xăng dầu trong nước đến hết tháng 6-2008 và dự kiến ngân sách sẽ phải bù lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng cả năm, tương đương mức bù lỗ năm 2006. Nếu giá dầu thô thế giới tăng trên mức 110 USD/thùng, để giữ nguyên giá bán xăng dầu trong nước như hiện nay, ngân sách sẽ phải bù lỗ lớn hơn và cũng rất khó có khả năng cân đối. Và thực tế thì giá đã vượt qua mức 110 USD/thùng từ khá lâu, và mấy ngày nay vẫn đang ở đà tăng trên ngưỡng 120 USD/thùng.
Với giá xăng dầu thế giới theo mức nhập khẩu cuối tháng 4 thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ khoảng 1.380 đồng/lít đối với xăng Ron 92; diesel 0,05S lỗ khoảng 3.097 đồng/lít; dầu hỏa lỗ 2.446 đồng/lít; mazut lỗ khoảng 1.065 đồng/kg. Các doanh nghiệp kinh doanh lớn hiện nay có số lỗ lên đến hàng tỷ đồng mỗi ngày.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, việc kìm giữ giá xăng dầu như chỉ đạo của Chính phủ là cần thiết. Tuy nhiên, khi giá dầu thế giới tăng quá mức dự báo thì theo ý kiến nhiều chuyên gia, đã đến lúc điều hành giá xăng dầu theo giá thị trường, bởi nếu cứ kiềm chế giá như hiện nay, sự chênh lệch giữa giá trong nước và bên ngoài quá lớn sẽ gây thẩm lậu ngược, gây thiệt hại lớn cho đất nước. Mặt khác, để kiềm chế giá xăng dầu trong nước, Nhà nước sẽ tiếp tục phải dốc hàng ngàn tỷ đồng để bù lỗ, sức ép sẽ đè nặng lên ngân sách. Theo TS Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, vấn đề lúc này là Chính phủ cần “tính toán thận trọng, lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế và sức chịu đựng của dân chúng”.
BẢO MINH