Hồng Lĩnh nói:
Phước.OS nói:
đừng nghe những gì xxx nói
hãy nhìn những gì xxx làm!
Thuế chưa giảm, nhưng phí đường bộ sắp tăng gấp 2-3 lần, cùng với hàng loạt bài báo đăng tải việc phí lưu hành oto ở Singapore để mở rộng đường dư luận (phí lưu hành ở Sin cho 1 chiếc altis là 1,5 tỷ/năm, BMW 328/Mer C là khoảng 4 tỷ...)...thế thì ở VN vẫn là thiên đường nhá các Bác!
Em thì đã có xe rồi..phí thì bọn chúng muốn tăng bao nhiêu em cũng chẳng sợ...vì em sẽ đưa hết vào chi phí công ty..nhưng em vẫn rất bức xúc khi nghe những thông tin như thế này..nó làm cho bạn bè, người thân của mình không biết đến bao giờ mới có được xe hơi, che mưa che nắng và vi vu thư giãn với gia đình khi dịp hè, lễ tết..
Hãy tự lo cho mình, gia đình và người thân của mình...đừng hy vọng hão huyền nữa..
Em nói thiệt là em chán cái xh này lắm rồi các Bác ạ!
Em cũng biết ở Sing giá xe hơi và chi phí để lưu hành là cao nhưng con số mà bác đưa ra thì em nghĩ không đúng đâu ah, kinh khủng quá chả mấy ai dám mua xe chạy ở Sing đâu ah.
Quay lại chủ đề topic, em cũng đồng ý với phương án giảm thuế nhưng phí để lưu thông sẽ tăng lên ---> giá xe sẽ giảm, dân mình có điều kiện mua xe chất lượng tương xứng với đồng tiền hơn. Ai đi nhiều thì đóng phí nhiều (thu qua xăng dầu, phí lưu hành, phí bảo trì đường bộ, phí bảo vệ môi trường, trạm thu phí, phí đăng kí, đăng kiểm, mother of phí luôn) Và chỉ có khi đó các doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước mới phải thực sự lo lắng để nâng cao chất lượng hoặc tìm cách giảm giá thành để cạnh tranh tốt hơn thì mới mong sống sót
em cũng ko rành hí đường bộ ở Sin, nhưng em xin copy lại bài báo nói về việc này..
Lương 10.000 USD/ tháng cũng không mua nổi ô tô</h2>
Có mức thu nhập bình quân đầu người là 56.797 USD/năm, đứng hàng thứ 5 trên thế giới, cao nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng không phải người dân Singapore nào cũng có đủ khả năng sở hữu một chiếc xe hơi khi các chi phí sở hữu xe là gánh nặng tài chính đối với những người muốn làm chủ phương tiện. Tỷ lệ sở hữu xe hơi ở Singapore chỉ đạt 12 xe/100 người, tức là cứ 8,33 người mới sở hữu một chiếc, còn ở Brunei thì 2,09 người đã sở hữu một chiếc.
>> Nhà giàu Manila và Hà Nội “hấp dẫn” Rolls-Royce
Mua một chiếc xe hơi ở Singapore có thể nằm trong tầm khả năng tài chính, nhưng việc đăng ký và xin phép lưu hành xe lại vô cùng phức tạp và tốn kém. Sau khi mua ô tô mới với mức thuế bị đánh bằng 100% giá trị xe, thì người mua xe để sử dụng còn phải “sắm” thêm một loạt giấy tờ như: Chứng nhận xe được phép lưu hành, chứng nhận hạn ngạch lưu hành (Vehicle Quota System – VQS), thuế đường (Road Tax), phí lưu hành (Electronic Road Pricing)… Trong đó, phức tạp và tốn kém nhất là giấy phép lưu hành phương tiện – Certificate of Entitlement (COE) chỉ có giá trị trong 10 năm.
Chính phủ kiểm soát số lượng giấy phép COE rất chặt chẽ để giới hạn số lượng xe được phép lưu hành. Hàng tháng, một số lượng COE được bán ra theo dạng đấu thầu và mức giá mỗi giấy phép sẽ tăng giảm tùy theo cung cầu. Hiện, giá mua một COE bình thường khoảng 30-40.000 Đôla Singapore (tương đương 510 đến 689 triệu đồng VN) nhưng cũng có lúc giá COE trồi sụt tùy theo lượng khách hàng tham gia đấu thầu và lên đến 87.000 SGD (Đôla Singapore) vào khoảng 70.000 USD (gần 1,5 tỷ đồng Việt Nam). Tiếp đó, do mỗi khu vực dân cư cũng bị hạn chế tối đa số lượng chỗ đỗ xe nên chi phí cho mỗi chỗ đỗ cũng không rẻ bao gồm chi phí ban đầu gần 200.000 USD (gần 4,2 tỷ đồng VN) và chi phí thường niên.
Tổng chi phí sở hữu một chiếc ô tô “bậc trung” ở Singapore là Toyota Altis khoảng 120.000 USD (hơn 2,5 tỷ đồng), trong khi ở Malaysia chiếc xe này có giá chỉ từ 34.000 USD, ở Mỹ từ 16.000 USD, ở Anh từ 20.000 USD. Được biết, một chiếc BMW 328i có phép lưu hành có giá 238.000 SGD (4,05 tỷ đồng Việt Nam), Mercedes E200K có giá 201.902 SGD (3,43 tỷ đồng Việt Nam), cao hơn nhiều so với giá bán một chiếc cùng mẫu mã tại Việt Nam. Có lẽ trên toàn thế giới chi phí để sở hữu một chiếc xe hơi và được phép lưu thông trên đường ở Singapore là đắt nhất.
Chính phủ Singapore vừa đã áp dụng thêm biện pháp nhằm nhằm hạn chế số lượng xe hơi ở một đảo quốc chật hẹp với diện tích chỉ 276 dặm vuông, bao gồm tăng mức trả trước tối thiểu đối với mỗi chiếc xe lên 40%, rút ngắn thời hạn tối đa đối với các khoản vay mua xe xuống còn 5 năm từ mức 10 năm trước đó, bên cạnh tăng thuế sở hữu xe. Giám đốc điều hành phụ trách khu vực châu Á -Thái Bình Dương của hãng nghiên cứu J.D. Power & Associates – ông Mohit Aroa nhìn nhận rằng các biện pháp kiểm soát mới của Singapore đang loại những khách hàng có túi tiền trung bình ra khỏi thị trường xe vốn dĩ đã rất khắc nghiệt của nước này.
Theo
Thanh Thuỷ (anninhthudo.vn)