Rời Phan Rang ra QL 1 chạy ngược về phía Nam khoảng 10 km vào tham quan Làng gốm Chăm Bầu Trúc.
Làng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm cách Tháp Chàm - thị xã Phan Rang 10km về hướng Nam. Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ, trong đó có đến 85% hộ làm nghề gốm truyền thống. Người trong làng kể rằng chính Pô klong Chan là người đã truyền nghề, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa
Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá. Thật đáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ. Để tạo ra một sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái đe (không phải vòng xoay) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi; sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những tác phẩm mà họ muốn. Bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành.
Vật liệu dùng để tạo ra một sản phẩm gốm thật sự ở Bầu Trúc là một loại đất sét đặc biệt. Loại đất sét này được lấy từ bờ sông Quao, khi nung rất dẻo và bền. Kỹ năng trộn cát với đất sét cũng rất khác biệt. Lượng cát được trộn vào vật liệu còn phụ thuộc vào công dụng và kích thước của từng loại gốm. Vì thế nên gốm Bầu Trúc hoàn toàn khác so với những nơi khác. Chẳng hạn, lu đựng nước được làm ở Bầu Trúc luôn được người dân ở những vùng khô và nắng ưa chuộng bởi vì nhiệt độ của nước trong lu luôn luôn thấp hơn so với bên ngoài nên nước bao giờ cũng mát hơn.
Những năm gần đây bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều làng gốm truyền thống bị chao đảo, có làng không còn giữ được nghề này nữa, nhưng ở làng Bầu Trúc đa số các hộ Chăm vẫn còn làm nghề gốm, họ xem đó là nhu cầu sản xuất chính của gia đình, mặc dù giá của sản phẩm làm ra rất thấp. Để khuyến khích làng nghề cũng như ngành gốm truyền thống lâu đời của nó, mong rằng chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa để làng nghề này được lưu truyền mãi và ngày càng phát triển.
Bản đồ làng gốm Bàu Trúc và vườn nho.
Ghé vào thăm cơ sở gốm Champa-Phan của nghệ nhân Đàng Thị Phan.
Gần hơn...
Showroom.
Nghệ nhân Đàng Thị Phan năm nay 68 tuổi, đã được Bộ Văn hóa Thông tin cử đưa sản phẩm sang dự triển lãm và biểu diễn chế tác gốm Chăm tại hội chợ Expo Aichi (Nhật Bản) năm 2005.
11
Xem nghệ nhân Đàng Thị Phan biểu diễn chế tác sản phẩm.
Công đoạn làm gốm hoàn toàn “nặn bằng tay, xoay bằng đít”, tạo nên những sản phẩm kích cỡ khác nhau.
Tất cả các động tác của bà đều thuần thục, nhuần nhuyễn.
Bà tâm sự đã theo cái nghề này từ năm 16 tuổi, đã được Nhà nước cử mang gốm Bàu Trúc đi Mỹ, Nhật vài lần...
http://vietbao.vn/Van-hoa...-lam-gom/40069729/181/
Xưởng sản xuất bên cạnh showroom.
Phía sau là sân phơi sản phẩm trước khi nung.
Đất nguyên liệu.
Gốm được làm từ loại đất sét đặc biệt của vùng đồng ruộng Hamu Craok, pha với cát vàng của sông Quao.
Một nghệ nhân khác.
Hoàn thiện sản phẩm. Tất cả các công đoạn tạo dáng thô, hoàn thiện... đều do phụ nữ phụ trách.
Những đường nét hoa văn ẩn hiện được trang trí tự do bằng cách khắc vạch, chấm, vẽ bằng que cây, vỏ sò, vỏ ốc hay hoa lá thực vật, có khi cả dấu bàn tay. Màu sắc thường dùng màu thực vật, hay kỹ thuật hun khói làm màu áo để gốm có màu nâu, đỏ, đen huyền bí đặc trưng của người Chăm.
1 bình dư này có giá 50k, bình lớn hơn bên cạnh là 100k.
Hoạ tiết hoa văn được tạo ngẫu hứng, không cái nào giống hệt cái nào.
Sau khi hoàn thiện phải phơi nắng cho khô.
Gốm được nung bằng củi, rơm với lò nung lộ thiên trong vòng 5-7 tiếng, ở nhiệt độ khoảng 900 độ C.
Công đoạn này do đờn ông phụ trách.
Thành phẩm.
Thương mại hoá.
Tham quan, chọn lựa...
F1 rất vui vì chọn được món quà ưng ý về tặng người thân...
Các món hàng được bán với giá khá rẻ: từ 20k-300k tuỳ loại. Mua xong được độn rơm, đóng gói cẩn thận.
Làng nghề, ngõ vắng tanh.