Hạng B2
23/2/17
477
911
143
Sau vài việc riêng còn lại ở Thanh Hóa, e lại sắp xếp hành lý, quà cáp về lại SG trông tâm trạng phấn chấn :D. Sắp xếp các chặng dừng nghỉ hợp lý, kiểm tra 4 vỏ xe, đèn đóm, gầm, nước làm mát, lau sạch kiếng.... e tự tin quyết định chạy đêm trên QL1A.
Về đèn đóm của FF thì cũng ko quá tệ, cụm đèn pha tự động HID Bi-Xenon tự động bật tắt theo ánh sáng môi trường, có đèn mở rộng góc lái (khi đánh lái về phía nào thì đèn mở rộng phía đó sẽ bật sáng, tăng khả năng quan sát) cho ánh sáng mạnh, rộng và tầm chiếu xa, từ lúc mua đến giờ e chưa nghĩ đến chuyện độ lại dàn đèn, quá tốt. Thêm 1 cái thú vị nữa là 2 cái gương hậu, gương thì phẳng chứ phía rìa được thiết kế như gương lồi, mới nhìn thì thấy khó chịu chứ khi đã quen rồi lại thấy rất hay các bác àh, nó tăng góc quan sát phía sau lên rất nhiều, mấy cái nhỏ nhỏ đó thôi mà e thấy mấy xe cùng hạng ko thấy có trang bị.
View attachment 1901212
Đoạn đường gần 600km từ Thanh Hóa đến Lăng Cô, Huế khá dài nên e cũng ko fai cố gắng làm gì, từ từ di chuyển trong đêm, giờ mới là 18h00 thôi, e đi khi nào thấy mệt thì tìm ks ven QL nghỉ đêm.
Khách sạn Media - Tp.Vinh lúc 21h30, 350k bao ăn buffet sáng luôn. :cool:
View attachment 1901215

View attachment 1901214
khò khò...
......................................




View attachment 1901282

Đường 1A đoạn từ Vinh trở về Đồng Hới đi quá ổn các bác, e cứ thẳng 1 lèo đến Quảng Đông thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
View attachment 1901304

View attachment 1901305

Qua hầm đèo Ngang
View attachment 1901306

View attachment 1901307

Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên trái QL1A hướng đi từ Bắc vào Nam, cách hầm đèo Ngang khoảng 10km
View attachment 1901308

View attachment 1901309

View attachment 1901310

View attachment 1901311

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng lớn, khu vực biển ở đây e ko thấy có bất cứ ghe tàu đánh bắt cá nào cả và bãi biển rất sạch sẽ, ko có người qua lại... không gian rất thanh bình.
View attachment 1901312

View attachment 1901313

View attachment 1901314

View attachment 1901316

View attachment 1901321

View attachment 1901315
Các bác có lên thăm mộ Đại tướng nhớ đừng có mua hoa ở dọc đường vào nha, vì BTC ko cho mang vào nữa, túi xách mang theo thì gửi dưới tủ ở phòng đăng ký, chỉ đi người ko lên (vì đề phòng có vật liệu dễ cháy nổ trong túi xách các bác), lên trên sẽ có người đưa nhang để viếng Đại tướng.

Trời bắt đầu nắng rồi, vc e tiếp tục theo QL1A xuyên qua Tp.Đồng Hới về "đất lửa Quảng Trị", nhiệt độ ngoài trời lúc này cũng tầm 32 độ C.
View attachment 1901322

View attachment 1901323

View attachment 1901324

View attachment 1901325
Một mình e đơn độc trên đoạn đường này, e chủ động chạy dưới 80 để ngắm cảnh, hicc, mà xung quanh chỉ có cát và cát, mấy anh CSGT cũng ko thấy xuất hiện.
View attachment 1901326

View attachment 1901327

View attachment 1901328

Mức tiêu hao nhiên liệu từ SG đến giờ là 6.4
View attachment 1901329
 
Syd
Tập Lái
16/8/17
6
2
3
50
Bạn TK làm ơn chỉ mình cách xài GGMaps trên màn hình của Focus Titanium đi, mình cũng có 1 em mua giữa năm 2017 (Sync3) nhưng ko vào GGMaps được.

Cám ơn bạn nhiều :)
SYD
 
Hạng B2
23/2/17
477
911
143
Bạn TK làm ơn chỉ mình cách xài GGMaps trên màn hình của Focus Titanium đi, mình cũng có 1 em mua giữa năm 2017 (Sync3) nhưng ko vào GGMaps được.

Cám ơn bạn nhiều :)
SYD
Bác vào google tải Android Auto apkmirror, chọn bản ra cách đây khoảng 3 tháng là dc, trong file để tải về đó sẽ có 3 đến 4 phiên bản để bác chọn cho phù hợp với cấu hình CPU của điện thoại bác dùng, e xài samsung thì là Arm64-v8a.
Muốn biết chính xác thì bác tải Droid Info về để xem nhé.
Cài dc AA bác bật bluetooth lên, cắm dây sạc vào xe là xe nó sẽ tự nhận ra thôi, map hiện ra trên màn hình xe thực chất là googmap của điện thoại bác đang dùng. Xe bác đã up lên Sync 3.1 chưa?? Nếu chưa thì bác nên up lên đi nhé.
 
Hạng B2
27/6/18
157
167
43
Em cùng quê vs bác, tết rồi em cũng chạy về quê, trên đường hốt được 3 cây mai. Mà e chạy có 2 ngày thôi thử sức mình xem thế naod. Chạy từ 7h sáng hnay đến 7h tối hôm sau là tới nhà rồi. Năm nay e cũng tính chạy về nữa.
SG-TH-SG: 1 vợ, 1 chồng, 180 con ngựa. Focus 1.5L có gì hay??
 

Attachments

Hạng D
14/6/09
2.580
2.959
113
Em cùng quê vs bác, tết rồi em cũng chạy về quê, trên đường hốt được 3 cây mai. Mà e chạy có 2 ngày thôi thử sức mình xem thế naod. Chạy từ 7h sáng hnay đến 7h tối hôm sau là tới nhà rồi. Năm nay e cũng tính chạy về nữa. View attachment 1952291
Đi đường có bị thổi ko bác ?
 
Hạng B2
23/2/17
477
911
143
Qua Quảng Bình, e tiến vào Quảng Trị tham quan di tích Đôi bờ Hiền Lương. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị, cầu được Pháp xây dựng năm 1952 với chiều dài 178m, có 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép, thân cầu bằng thép, mặt cầu lát ván gỗ thông. Nơi đây đã từng diễn ra những cuộc chiến không tiếng súng; đó là cuộc chiến chọi loa, chọi cờ, chọi màu…giữa chính quyền VNDCCH (phía Bắc) và chính quyền VNCH (phía Nam). E tổng hợp lại từ wikipedia, các bác theo dõi nhé.
View attachment 1902465 View attachment 1902470
View attachment 1902471
Tháng 05 năm 1954, quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ đầu hàng, Pháp đồng ý trao trả độc lập cho Việt Nam theo Hiệp định Genève. Sông Bến Hảivĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự: Quân đội VNDCCH rút về miền Bắc, quân đội Pháp rút về miền Nam.
Việc chia thành hai vùng quân sự này không có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị, và chỉ có giá trị trong vòng hai năm, từ năm 1954 đến năm 1956 rồi sau đó sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử để hoàn toàn thống nhất đất nước.

Nhưng năm 1956, Ngô Đình Diệm, tổng thống VNCH, từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử cho nên sông Bến Hải tiếp tục chia cắt đất nước và làm ly tán nhiều gia đình ở hai miền Việt Nam.

“Cuộc chiến màu sắc”
Tựa như khu vực phi quân sự DMZ hiện nay giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cây cầu Hiền Lương và dòng sông Bến Hải bị cuốn vào cuộc tranh chấp chính trị giữa hai bên vì đây là nơi giáp mặt của hai chính quyền đối lập. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới.
View attachment 1902485
Thoạt đầu VNCH chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, VNDCCH liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau VNCH lại chuyển sang màu nâu thì VNDCCHng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ VNCH sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức VNDCCH liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.
View attachment 1902477

View attachment 1902476

View attachment 1902475

“Cuộc chiến âm thanh”
Những năm 1954 - 1964 là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến, song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây rất căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập.
Lúc đầu, VNDCCH cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh được phân bố thành 5 cụm trong chiều dài 1.500m ở bờ Bắc, mỗi cụm gồm 24 loa có công suất 25W.


Sau những ngày phát sóng đầu tiên, hệ thống loa phóng thanh này không thể át được các loa do Tây Đức, Úc cung cấp phát với âm thanh lớn hơn của chính quyền VNCH. Chính quyền miền Bắc trả đũa bằng cách tăng thêm 8 loa có công suất 50W và 1 loa có công suất 250W được viện trợ từ Liên Xô. Ngược lại chính quyền miền Nam được Mỹ viện trợ cho những loại loa tối tân hơn, vang xa hàng chục cây số.

Vào đầu năm 1960, một giàn loa của Mỹ với công suất của mỗi loa lên tới hàng trăm oát được chuyển đến và đặt tại bờ Nam sông Bến Hải. Lúc bấy giờ chính quyền miền Nam tuyên bố: "Hệ thống loa "nói vỡ kính" này sẽ vang tận Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của "chánh nghĩa Quốc gia"!"
Không chịu thua, lúc bấy giờ chính quyền miền Bắc đã lắp đặt chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1,7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W của Liên Xô tại chiến tuyến Bến Hải. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa hơn 10km.
Cuộc "đấu khẩu" giữa hai phía qua hệ thống loa là những lời tuyên truyền chính trị chỉ trích đối phương, thường là những tin không có lợi hoặc có thể trái ngược với thực trạng. Mỗi ngày buổi phát thanh kéo dài 14-15 tiếng đồng hồ, có khi phát vào lúc 1 - 2 giờ sáng, mở hết công suất làm người dân cả hai bờ đều nghe thấy.
View attachment 1902480


View attachment 1902481

View attachment 1902483

“Cuộc chọi cờ”
Theo quy định của hiệp định Genève, tất cả các đồn cảnh sát giới tuyến phải treo cờ hàng ngày. Treo cờ là chuyện bình thường, song "chọi cờ" mới là chuyện "quốc gia đại sự" đã từng xảy ra ở hai cột cờ ở hai đầu cầu Hiền Lương và kéo dài hàng chục năm.


Lúc đầu, vào năm 1954 - 1956, chính quyền VNDCCH cho làm một cột cờ bằng cây phi lao cao 12m để treo một lá cờ có khổ 3,2m x 4,8m. Ở bờ Nam, Pháp cắm cờ tam tài lên nốc lô cốt Xuân Hoà ở bờ Nam cao 15m. Theo yêu cầu của nhân dân giới tuyến, cờ của chính quyền VNDCCH phải cao hơn cờ VNCH nên những người lính của chính quyền VNDCCH đã vào rừng sâu để tìm bằng được một cây gỗ cao 18m, cao hơn cột cờ của Pháp 3m và treo một lá cờ bằng vải sa tanh rộng 24m.

Ngay sau đó, Ngô Đình Diệm đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30m tại bờ Nam. Trên đỉnh treo một lá cờ VNCH lớn, có hệ thống đèn huỳnh quang nhấp nháy đủ màu. Khi dựng cờ xong, họ cho loa chiến tranh tâm lý hướng sang bờ Bắc tuyên truyền: "Tổng thống Việt Nam Cộng hoà cho dựng cột cờ cao 30mVĩ tuyến 17 để dân chúng miền Bắc thấy rõ chánh nghĩa Quốc gia".
Tháng 7 – 1957, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đã gia công một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m tại Hà Nội rồi vận chuyển vào giới tuyến. Trên đỉnh cột cờ gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2m, 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 108m2.
View attachment 1902487


Chính quyền VNCH trước sự kiện này xây tiếp cột cờ của họ lên thành 35m và cất loa: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn chọi cờ nhưng chọi sao nổi với Quốc gia".

Năm 1962, thêm một lần nữa, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ cao 38,6m rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, kéo lên lá cờ đại 134m2, nặng 15kg, cách đỉnh 10m có một cabin để lính VNDCCH đứng treo và thu cờ. Cột cờ này được xem là cột cờ cao nhất giới tuyến. Hàng ngày, lính VNDCCH kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ xuống muộn hơn giờ quy định (6h30’ đến 18h30’) để cho những người đi làm sớm, về muộn cũng nhìn thấy được.

Theo ước tính, từ 19-5/1956 đến 28-10/1967, những người lính an ninh miền Bắc giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ cỡ lớn. Sau khi cột cờ bị bom Mỹ đánh gãy vào năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom phá hỏng.

Mặc dù VNCH huy động hàng trăm chiếc máy bay ném bom và hàng vạn đạn pháo cỡ lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên bắn ra, từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào, nhưng vẫn không thể làm sập được cột cờ ở bờ bắc sông Bến Hải. Đến ngày 2-8-1967, họ lại tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau đánh phá liên tục suốt ngày làm cho cột cờ của VNDCCH bị gãy và đánh sập cầu Hiền Lương. Tối hôm đó, loa của VNCH loan rằng: "Cột cờ của Bắc Việt trên đầu cầu Hiền Lương đã bị không lực Hoa Kỳ đánh tan tành tro bụi". Nhưng ngay đêm hôm đó, một cột cờ mới được dựng lên. Sáng hôm sau, trong lúc loa VNCH đang đọc bản tin thì lá cờ của VNDCCH tiếp tục xuất hiện. :p :p
View attachment 1902484




View attachment 1902488

View attachment 1902490

View attachment 1902489
Phía bên phải hình là cây cầu Hiền Lương mới bằng bê tông cốt thép, các bác muốn đến đây nhớ chú ý đường đi nhé, tại giờ đã có tuyến QL1 xuyên suốt bên trong rồi, e xem trên bản đồ thì đường này được ghi là AH1.
View attachment 1902491

Con sông Bến Hải yên bình trong buổi xế chiều
View attachment 1902492

View attachment 1902493

View attachment 1902494
Đồn công an
View attachment 1902495

View attachment 1902496

View attachment 1902498

View attachment 1902499

View attachment 1902486
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
26/9/09
2.015
6.637
113
Qua Quảng Bình, e tiến vào Quảng Trị tham quan di tích Đôi bờ Hiền Lương. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị, cầu được Pháp xây dựng năm 1952 với chiều dài 178m, có 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép, thân cầu bằng thép, mặt cầu lát ván gỗ thông. Nơi đây đã từng diễn ra những cuộc chiến không tiếng súng; đó là cuộc chiến chọi loa, chọi cờ, chọi màu…giữa chính quyền VNDCCH (phía Bắc) và chính quyền VNCH (phía Nam). E tổng hợp lại từ wikipedia, các bác theo dõi nhé.
View attachment 1902465 View attachment 1902470
View attachment 1902471
Tháng 05 năm 1954, quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ đầu hàng, Pháp đồng ý trao trả độc lập cho Việt Nam theo Hiệp định Genève. Sông Bến Hảivĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự: Quân đội VNDCCH rút về miền Bắc, quân đội Pháp rút về miền Nam.
Việc chia thành hai vùng quân sự này không có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị, và chỉ có giá trị trong vòng hai năm, từ năm 1954 đến năm 1956 rồi sau đó sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử để hoàn toàn thống nhất đất nước.

Nhưng năm 1956, Ngô Đình Diệm, tổng thống VNCH, từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử cho nên sông Bến Hải tiếp tục chia cắt đất nước và làm ly tán nhiều gia đình ở hai miền Việt Nam.

“Cuộc chiến màu sắc”
Tựa như khu vực phi quân sự DMZ hiện nay giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cây cầu Hiền Lương và dòng sông Bến Hải bị cuốn vào cuộc tranh chấp chính trị giữa hai bên vì đây là nơi giáp mặt của hai chính quyền đối lập. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới.
View attachment 1902485
Thoạt đầu VNCH chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, VNDCCH liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau VNCH lại chuyển sang màu nâu thì VNDCCHng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ VNCH sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức VNDCCH liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.
View attachment 1902477

View attachment 1902476

View attachment 1902475

“Cuộc chiến âm thanh”
Những năm 1954 - 1964 là giai đoạn không còn tiếng súng ở đôi bờ giới tuyến, song cuộc chiến bằng tiếng nói đã diễn ra ở đây rất căng thẳng và quyết liệt giữa hai phe đối lập.
Lúc đầu, VNDCCH cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh được phân bố thành 5 cụm trong chiều dài 1.500m ở bờ Bắc, mỗi cụm gồm 24 loa có công suất 25W.


Sau những ngày phát sóng đầu tiên, hệ thống loa phóng thanh này không thể át được các loa do Tây Đức, Úc cung cấp phát với âm thanh lớn hơn của chính quyền VNCH. Chính quyền miền Bắc trả đũa bằng cách tăng thêm 8 loa có công suất 50W và 1 loa có công suất 250W được viện trợ từ Liên Xô. Ngược lại chính quyền miền Nam được Mỹ viện trợ cho những loại loa tối tân hơn, vang xa hàng chục cây số.

Vào đầu năm 1960, một giàn loa của Mỹ với công suất của mỗi loa lên tới hàng trăm oát được chuyển đến và đặt tại bờ Nam sông Bến Hải. Lúc bấy giờ chính quyền miền Nam tuyên bố: "Hệ thống loa "nói vỡ kính" này sẽ vang tận Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của "chánh nghĩa Quốc gia"!"
Không chịu thua, lúc bấy giờ chính quyền miền Bắc đã lắp đặt chiếc loa có công suất 500W với đường kính rộng đến 1,7m và bổ sung thêm 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250W của Liên Xô tại chiến tuyến Bến Hải. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa hơn 10km.
Cuộc "đấu khẩu" giữa hai phía qua hệ thống loa là những lời tuyên truyền chính trị chỉ trích đối phương, thường là những tin không có lợi hoặc có thể trái ngược với thực trạng. Mỗi ngày buổi phát thanh kéo dài 14-15 tiếng đồng hồ, có khi phát vào lúc 1 - 2 giờ sáng, mở hết công suất làm người dân cả hai bờ đều nghe thấy.
View attachment 1902480


View attachment 1902481

View attachment 1902483

“Cuộc chọi cờ”
Theo quy định của hiệp định Genève, tất cả các đồn cảnh sát giới tuyến phải treo cờ hàng ngày. Treo cờ là chuyện bình thường, song "chọi cờ" mới là chuyện "quốc gia đại sự" đã từng xảy ra ở hai cột cờ ở hai đầu cầu Hiền Lương và kéo dài hàng chục năm.


Lúc đầu, vào năm 1954 - 1956, chính quyền VNDCCH cho làm một cột cờ bằng cây phi lao cao 12m để treo một lá cờ có khổ 3,2m x 4,8m. Ở bờ Nam, Pháp cắm cờ tam tài lên nốc lô cốt Xuân Hoà ở bờ Nam cao 15m. Theo yêu cầu của nhân dân giới tuyến, cờ của chính quyền VNDCCH phải cao hơn cờ VNCH nên những người lính của chính quyền VNDCCH đã vào rừng sâu để tìm bằng được một cây gỗ cao 18m, cao hơn cột cờ của Pháp 3m và treo một lá cờ bằng vải sa tanh rộng 24m.

Ngay sau đó, Ngô Đình Diệm đã cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30m tại bờ Nam. Trên đỉnh treo một lá cờ VNCH lớn, có hệ thống đèn huỳnh quang nhấp nháy đủ màu. Khi dựng cờ xong, họ cho loa chiến tranh tâm lý hướng sang bờ Bắc tuyên truyền: "Tổng thống Việt Nam Cộng hoà cho dựng cột cờ cao 30mVĩ tuyến 17 để dân chúng miền Bắc thấy rõ chánh nghĩa Quốc gia".
Tháng 7 – 1957, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đã gia công một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m tại Hà Nội rồi vận chuyển vào giới tuyến. Trên đỉnh cột cờ gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2m, 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm bóng điện loại 500W, lá cờ rộng 108m2.
View attachment 1902487


Chính quyền VNCH trước sự kiện này xây tiếp cột cờ của họ lên thành 35m và cất loa: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muốn chọi cờ nhưng chọi sao nổi với Quốc gia".

Năm 1962, thêm một lần nữa, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ cao 38,6m rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, kéo lên lá cờ đại 134m2, nặng 15kg, cách đỉnh 10m có một cabin để lính VNDCCH đứng treo và thu cờ. Cột cờ này được xem là cột cờ cao nhất giới tuyến. Hàng ngày, lính VNDCCH kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ xuống muộn hơn giờ quy định (6h30’ đến 18h30’) để cho những người đi làm sớm, về muộn cũng nhìn thấy được.

Theo ước tính, từ 19-5/1956 đến 28-10/1967, những người lính an ninh miền Bắc giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ cỡ lớn. Sau khi cột cờ bị bom Mỹ đánh gãy vào năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom phá hỏng.

Mặc dù VNCH huy động hàng trăm chiếc máy bay ném bom và hàng vạn đạn pháo cỡ lớn từ Dốc Miếu, Cồn Tiên bắn ra, từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn vào, nhưng vẫn không thể làm sập được cột cờ ở bờ bắc sông Bến Hải. Đến ngày 2-8-1967, họ lại tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau đánh phá liên tục suốt ngày làm cho cột cờ của VNDCCH bị gãy và đánh sập cầu Hiền Lương. Tối hôm đó, loa của VNCH loan rằng: "Cột cờ của Bắc Việt trên đầu cầu Hiền Lương đã bị không lực Hoa Kỳ đánh tan tành tro bụi". Nhưng ngay đêm hôm đó, một cột cờ mới được dựng lên. Sáng hôm sau, trong lúc loa VNCH đang đọc bản tin thì lá cờ của VNDCCH tiếp tục xuất hiện. :p :p
View attachment 1902484




View attachment 1902488

View attachment 1902490

View attachment 1902489
Phía bên phải hình là cây cầu Hiền Lương mới bằng bê tông cốt thép, các bác muốn đến đây nhớ chú ý đường đi nhé, tại giờ đã có tuyến QL1 xuyên suốt bên trong rồi, e xem trên bản đồ thì đường này được ghi là AH1.
View attachment 1902491

Con sông Bến Hải yên bình trong buổi xế chiều
View attachment 1902492

View attachment 1902493

View attachment 1902494
Đồn công an
View attachment 1902495

View attachment 1902496

View attachment 1902498

View attachment 1902499

View attachment 1902486
Hay quá Anh , bài viết và chuyến đi rất thú vị
em phải thu xếp 1 chuyến mới được
 
Hạng B2
13/9/15
114
114
43
Bài viết bác quá hay, chăm chút. Kiến thức về các vùng miền, lịch sử của bác quá tốt! Cảm bác đã chia sẽ cùng OS!