Hạng B2
10/10/15
297
242
43
46
Vãi đạn bác luôn, đem con pickup so với con MPV. SUV thì em chịu. Còn bác nói hai cầu nhanh với AWD khác nhau hoàn toàn thì em cũng bó chiếu luôn. Vãi sự am hiểu kỹ thuật xe của bác.

Bác tham khảo tạm ở đây nhé.
http://m.xedoisong.vn/cong-nghe/cac-kieu-he-thong-dan-dong-tren-o-to-phan-2-17866.html

Trích:

“Ở hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian thì hộp phân phối thường không được trang bị vi sai trung tâm. Khi gài 2 cầu và vượt địa hình, cả hai cầu được nối cứng với nhau và quay cùng tốc độ. Lúc này, mô men xoắn từ động cơ sẽ được phân bổ đều đến 2 cầu theo tỷ lệ cố định 50:50, hai cầu dẫn động quay cùng tốc độ và đều tận dụng trọng lượng bám, tạo lực kéo giúp xe vượt lầy.
he_thong_dan_dong_4_banh_05_fcps.jpg

Hộp phân phối của hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian. Bộ bánh răng hành tinh có nhiệm vụ thay đổi giữa chế độ cầu nhanh và cầu chậm.
Tuy nhiên, khi vào cua trên đường trường, các bánh trước có bán kính vào cua lớn hơn nên sẽ phải quay với tốc độ cao hơn, việc hai cầu quay đồng tốc khiến một trong hai cầu bị trượt cưỡng bức trên mặt đường, hoặc xe rất khó vào cua. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của hệ thống dẫn động bán thời gian. Chính vì nhược điểm này nên các nhà sản xuất ô tô luôn khuyến cáo khách hàng không cài chế độ hai cầu khi chạy trên đường trường, việc gài hai cầu trong trường hợp này có thể gây mòn lốp, tiêu hao nhiên liệu, khó điều khiển dẫn đến nguy hiểm, và có thể gây hỏng hộp phân phối.
he_thong_dan_dong_4_banh_06_dboa.jpg

Trên thực tế, vẫn có một số dòng xe cho phép cài hai cầu mà vẫn có thể khóa hoặc không khóa vi sai trung tâm trong hộp phân phối. Với trường hợp không khóa, vi sai trung tâm cho phép cầu trước và cầu sau quay với các tốc độ khác nhau, lúc này xe có thể sử dụng chế độ hai cầu nhanh thường xuyên, kể cả lúc vào cua trên đường nhựa. Các mẫu xe thuộc dạng này có thể được xem là dòng xe dẫn động bốn bánh toàn thời gian. Mitsubishi Super Select II là một ví dụ, hệ thống của hãng này sử dụng một vi sai trung tâm và khớp nối nhớt (viscous coupling), có thể chạy ở chế độ 4H không khóa vi sai trên đường trường, tuy nhiên hệ thống này cũng có chế độ 4L khóa vi sai, 4H khóa vi sai (nối cứng 2 cầu), có cần số phụ, và đặc biệt chế độ 1 cầu nhanh (2H) là chế độ mặc định sử dụng thường xuyên, nên thường vẫn bị xem là một hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian.
4. Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian chủ động (AWD – All Wheel Drive)
Nhược điểm không thể thay đổi biến thiên tỷ lệ phân bổ mô men xoắn và cố định tốc độ ở cầu trước bằng với cầu sau trong hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian được các hãng xe giải quyết bằng cách sử dụng vi sai trung tâm giới hạn trượt (thay vì khóa), hoặc sử dụng vi sai trung tâm tự do kết hợp với các hệ thống điện tử để phanh cục bộ các bánh bị quay trơn do mất độ bám.
he_thong_dan_dong_4_banh_07_ulxh.jpg

BMW X5 xDrive sử dụng hộp phân phối với ly hợp nhớt giới hạn trượt đa đĩa.
Lý do phải giới hạn trượt là vì nếu không giới hạn, đặc tính của vi sai sẽ khiến một cầu không hề nhận được mô men xoắn nếu cầu còn lại bị quay trơn hoàn toàn.
Với vi sai giới hạn trượt, loại phổ biến hiện nay là vi sai Torsen (đã được Audi áp dụng trên hệ thống Quattro). Toyota cũng sử dụng vi sai Torsen cho các dòng xe như Land Cruiser/Prado, Lexus GX. Bên cạnh đó, vấn đề này còn có thể được giải quyết bằng đĩa ly hợp giới hạn trượt như trên hệ thống SH-AWD của Honda, hay trên chiếc Ford Explorer.
he_thong_dan_dong_4_banh_08_whvg.jpg

Đối với trường hợp sử dụng vi sai tự do, vi sai trung tâm hoạt động không khác gì một vi sai cầu sau. Khi một cầu hoặc bánh mất hoàn toàn độ bám, thông qua các cảm biến, hệ thống điện tử trên xe sẽ can thiệp bằng cách phanh cục bộ bánh bị quay trơn để chuyển mô men xoắn sang bánh có độ bám tốt. Thế hệ 4MATIC mới của Mercedes-Benz là một hệ thống dạng này.
Nhờ sử dụng các công nghệ này, hệ thống dẫn động bốn bánh được gọi là toàn thời gian (AWD) bởi xe luôn vận hành ở trạng thái động cơ luôn truyền động đến cả hai cầu. Hệ thống cho phép các bánh và cầu quay với tốc độ khác nhau trên đường cong một cách phù hợp, và tự động can thiệp khi có bánh quay trơn. Trên xe không có nút chuyển cầu hay cần số phụ, người lái không cần bất kỳ thao tác nào khác, thậm chí khó có thể cảm nhận được chiếc xe đang can thiệp. Chính vì vậy, hệ thống này còn được “dẫn động bốn bánh chủ động”.
he_thong_dan_dong_4_banh_10_touj.jpg

Mercedes-Benz Vito phiên bản 4MATIC.
Tuy nhiên, vẫn có một nhược điểm ở thống này, đó là vì không có chế độ cầu chậm, trong nhiều trường hợp, tính năng địa hình của xe sử dụng hệ thống này không bằng dẫn động bốn bánh bán thời gian 4WD.
Trên thực tế, dẫn động bốn bánh toàn thời gian AWD được phát triển để cải thiện các nhược điểm của hệ thống dẫn động 1 cầu (trước hoặc sau), tăng độ bám đường của xe trên các bề mặt trơn trượt như mưa gió, băng tuyết, gia tăng độ ổn định và an toàn của xe, cải thiện tính năng vận hành và cảm giác lái thay vì hướng đến mục tiêu chinh phục địa hình. Hệ thống này hiện được áp dụng trên hầu hết các mẫu crossover/SUV hạng sang của BMW, Mercedes-Benz, Audi, Porsche, Lexus, Subaru… Hệ thống này cũng có mặt trên rất nhiều phiên bản sedan hạng sạng, xe thể thao tính năng cao. Ngoài ra, dù phương thức can thiệp và mức độ tinh vi, chính xác có thể không bằng, nhưng hệ thống này cũng đã xuất hiện trên rất nhiều mẫu crossover giá tầm trung. Hệ thống này chỉ chưa được áp dụng cho các mẫu xe hiện đang dùng phương thức dẫn động cầu trước như ở Phần 1.
>> Quay lại Phần 1
Nghinh Phong

(Theo Nghe nhìn Việt Nam)
Tin liên quan
Phân biệt crossover và SUV
Ngộ nhận khi nói gài số D chạy theo đà tiết kiệm hơn số N
Dung tích động cơ ô tô: lớn bé bao nhiêu là vừa?
Tại sao hộp số nhiều cấp tốt hơn hộp số ít cấp?
Mô men xoắn, công suất và ý nghĩa trên ô tô
TAG :


Dẫn động cầu sau, dẫn động cầu trước, dẫn động bốn bánh, dẫn động 2 cầu, 4x4, 4x2, 4WD, AWD, hệ thống dẫn động, cầu chủ động, gài cầu, 4 bánh toàn thời gian, 4x4 bán thời gian
BÌNH LUẬN
ImageVerifier.axd
Refresh
TIN MỚI NHẤT
CÙNG CHUYÊN MỤC
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}Văn phòng phía Bắc{/td}
{td}Tầng 8 - 164 Xã Đàn 2 - Đống Đa - Hà Nội{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Điện thoại{/td}
{td}0246.2939.936{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Văn phòng phía Nam{/td}
{td}89 Cù Lao - Phú nhuận - TP. HCM{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Điện thoại{/td}
{td}0283.5172.787{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Liên hệ nội dung{/td}
{td}[email protected]{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Powered by{/td}
{td}ePi Technologies{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
 
Hạng D
13/3/15
3.675
15.472
113
Biên hòa đồng nai
Bác tham khảo tạm ở đây nhé.
http://m.xedoisong.vn/cong-nghe/cac-kieu-he-thong-dan-dong-tren-o-to-phan-2-17866.html

Trích:

“Ở hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian thì hộp phân phối thường không được trang bị vi sai trung tâm. Khi gài 2 cầu và vượt địa hình, cả hai cầu được nối cứng với nhau và quay cùng tốc độ. Lúc này, mô men xoắn từ động cơ sẽ được phân bổ đều đến 2 cầu theo tỷ lệ cố định 50:50, hai cầu dẫn động quay cùng tốc độ và đều tận dụng trọng lượng bám, tạo lực kéo giúp xe vượt lầy.
he_thong_dan_dong_4_banh_05_fcps.jpg

Hộp phân phối của hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian. Bộ bánh răng hành tinh có nhiệm vụ thay đổi giữa chế độ cầu nhanh và cầu chậm.
Tuy nhiên, khi vào cua trên đường trường, các bánh trước có bán kính vào cua lớn hơn nên sẽ phải quay với tốc độ cao hơn, việc hai cầu quay đồng tốc khiến một trong hai cầu bị trượt cưỡng bức trên mặt đường, hoặc xe rất khó vào cua. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của hệ thống dẫn động bán thời gian. Chính vì nhược điểm này nên các nhà sản xuất ô tô luôn khuyến cáo khách hàng không cài chế độ hai cầu khi chạy trên đường trường, việc gài hai cầu trong trường hợp này có thể gây mòn lốp, tiêu hao nhiên liệu, khó điều khiển dẫn đến nguy hiểm, và có thể gây hỏng hộp phân phối.
he_thong_dan_dong_4_banh_06_dboa.jpg

Trên thực tế, vẫn có một số dòng xe cho phép cài hai cầu mà vẫn có thể khóa hoặc không khóa vi sai trung tâm trong hộp phân phối. Với trường hợp không khóa, vi sai trung tâm cho phép cầu trước và cầu sau quay với các tốc độ khác nhau, lúc này xe có thể sử dụng chế độ hai cầu nhanh thường xuyên, kể cả lúc vào cua trên đường nhựa. Các mẫu xe thuộc dạng này có thể được xem là dòng xe dẫn động bốn bánh toàn thời gian. Mitsubishi Super Select II là một ví dụ, hệ thống của hãng này sử dụng một vi sai trung tâm và khớp nối nhớt (viscous coupling), có thể chạy ở chế độ 4H không khóa vi sai trên đường trường, tuy nhiên hệ thống này cũng có chế độ 4L khóa vi sai, 4H khóa vi sai (nối cứng 2 cầu), có cần số phụ, và đặc biệt chế độ 1 cầu nhanh (2H) là chế độ mặc định sử dụng thường xuyên, nên thường vẫn bị xem là một hệ thống dẫn động bốn bánh bán thời gian.
4. Hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian chủ động (AWD – All Wheel Drive)
Nhược điểm không thể thay đổi biến thiên tỷ lệ phân bổ mô men xoắn và cố định tốc độ ở cầu trước bằng với cầu sau trong hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian được các hãng xe giải quyết bằng cách sử dụng vi sai trung tâm giới hạn trượt (thay vì khóa), hoặc sử dụng vi sai trung tâm tự do kết hợp với các hệ thống điện tử để phanh cục bộ các bánh bị quay trơn do mất độ bám.
he_thong_dan_dong_4_banh_07_ulxh.jpg

BMW X5 xDrive sử dụng hộp phân phối với ly hợp nhớt giới hạn trượt đa đĩa.
Lý do phải giới hạn trượt là vì nếu không giới hạn, đặc tính của vi sai sẽ khiến một cầu không hề nhận được mô men xoắn nếu cầu còn lại bị quay trơn hoàn toàn.
Với vi sai giới hạn trượt, loại phổ biến hiện nay là vi sai Torsen (đã được Audi áp dụng trên hệ thống Quattro). Toyota cũng sử dụng vi sai Torsen cho các dòng xe như Land Cruiser/Prado, Lexus GX. Bên cạnh đó, vấn đề này còn có thể được giải quyết bằng đĩa ly hợp giới hạn trượt như trên hệ thống SH-AWD của Honda, hay trên chiếc Ford Explorer.
he_thong_dan_dong_4_banh_08_whvg.jpg

Đối với trường hợp sử dụng vi sai tự do, vi sai trung tâm hoạt động không khác gì một vi sai cầu sau. Khi một cầu hoặc bánh mất hoàn toàn độ bám, thông qua các cảm biến, hệ thống điện tử trên xe sẽ can thiệp bằng cách phanh cục bộ bánh bị quay trơn để chuyển mô men xoắn sang bánh có độ bám tốt. Thế hệ 4MATIC mới của Mercedes-Benz là một hệ thống dạng này.
Nhờ sử dụng các công nghệ này, hệ thống dẫn động bốn bánh được gọi là toàn thời gian (AWD) bởi xe luôn vận hành ở trạng thái động cơ luôn truyền động đến cả hai cầu. Hệ thống cho phép các bánh và cầu quay với tốc độ khác nhau trên đường cong một cách phù hợp, và tự động can thiệp khi có bánh quay trơn. Trên xe không có nút chuyển cầu hay cần số phụ, người lái không cần bất kỳ thao tác nào khác, thậm chí khó có thể cảm nhận được chiếc xe đang can thiệp. Chính vì vậy, hệ thống này còn được “dẫn động bốn bánh chủ động”.
he_thong_dan_dong_4_banh_10_touj.jpg

Mercedes-Benz Vito phiên bản 4MATIC.
Tuy nhiên, vẫn có một nhược điểm ở thống này, đó là vì không có chế độ cầu chậm, trong nhiều trường hợp, tính năng địa hình của xe sử dụng hệ thống này không bằng dẫn động bốn bánh bán thời gian 4WD.
Trên thực tế, dẫn động bốn bánh toàn thời gian AWD được phát triển để cải thiện các nhược điểm của hệ thống dẫn động 1 cầu (trước hoặc sau), tăng độ bám đường của xe trên các bề mặt trơn trượt như mưa gió, băng tuyết, gia tăng độ ổn định và an toàn của xe, cải thiện tính năng vận hành và cảm giác lái thay vì hướng đến mục tiêu chinh phục địa hình. Hệ thống này hiện được áp dụng trên hầu hết các mẫu crossover/SUV hạng sang của BMW, Mercedes-Benz, Audi, Porsche, Lexus, Subaru… Hệ thống này cũng có mặt trên rất nhiều phiên bản sedan hạng sạng, xe thể thao tính năng cao. Ngoài ra, dù phương thức can thiệp và mức độ tinh vi, chính xác có thể không bằng, nhưng hệ thống này cũng đã xuất hiện trên rất nhiều mẫu crossover giá tầm trung. Hệ thống này chỉ chưa được áp dụng cho các mẫu xe hiện đang dùng phương thức dẫn động cầu trước như ở Phần 1.
>> Quay lại Phần 1
Nghinh Phong

(Theo Nghe nhìn Việt Nam)
Tin liên quan
Phân biệt crossover và SUV
Ngộ nhận khi nói gài số D chạy theo đà tiết kiệm hơn số N
Dung tích động cơ ô tô: lớn bé bao nhiêu là vừa?
Tại sao hộp số nhiều cấp tốt hơn hộp số ít cấp?
Mô men xoắn, công suất và ý nghĩa trên ô tô
TAG :


Dẫn động cầu sau, dẫn động cầu trước, dẫn động bốn bánh, dẫn động 2 cầu, 4x4, 4x2, 4WD, AWD, hệ thống dẫn động, cầu chủ động, gài cầu, 4 bánh toàn thời gian, 4x4 bán thời gian
BÌNH LUẬN
ImageVerifier.axd
Refresh
TIN MỚI NHẤT
CÙNG CHUYÊN MỤC

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}Văn phòng phía Bắc{/td}
{td}Tầng 8 - 164 Xã Đàn 2 - Đống Đa - Hà Nội{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Điện thoại{/td}
{td}0246.2939.936{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Văn phòng phía Nam{/td}
{td}89 Cù Lao - Phú nhuận - TP. HCM{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Điện thoại{/td}
{td}0283.5172.787{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Liên hệ nội dung{/td}
{td}[email protected]{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Powered by{/td}
{td}ePi Technologies{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đó là Lý thuyết về cấu tạo. Còn em đang nói hai cầu nhanh con trailblazer với visai chống trượt tự động và tốc độ tối đa cho phép là 120 km/h thì khác j AWD trên con santafe. Chắc bác đang nhầm lẫn 4L thế hệ cũ gài cầu bằng cơm. 4H gài cầu điện với visai trung gian trên Trailblazer tương đương AWD nhé, chỉ khác AWD là toàn thời gian 4H trên trailblazer là do tai xế chủ động. Vì vậy 4WD với visai trung gian điện tử ưu việc hơn AWD nhé.
Cái này là công bố của Chevrolet, đúng hay sai là chuyện của hãng.
So sánh thông số: Toyota Fortuner V 4x4 AT và Chevrolet Trailblazer 2.8 LTZ 4x4 AT
So sánh thông số: Toyota Fortuner V 4x4 AT và Chevrolet Trailblazer 2.8 LTZ 4x4 AT
 
  • Like
Reactions: ThanhAngm
Hạng B2
10/10/15
297
242
43
46
Đó là Lý thuyết về cấu tạo. Còn em đang nói hai cầu nhanh con trailblazer với visai chống trượt tự động và tốc độ tối đa cho phép là 120 km/h thì khác j AWD trên con santafe. Chắc bác đang nhầm lẫn 4L thế hệ cũ gài cầu bằng cơm. 4H gài cầu điện với visai trung gian trên Trailblazer tương đương AWD nhé, chỉ khác AWD là toàn thời gian 4H trên trailblazer là do tai xế chủ động. Vì vậy 4WD với visai trung gian điện tử ưu việc hơn AWD nhé.
Cái này là công bố của Chevrolet, đúng hay sai là chuyện của hãng. View attachment 1633837 View attachment 1633838

Vi sai trung gian khác vi sai trung tâm.

Dẫn động bốn bánh toàn thời gian là phân bổ công suất với lực kéo phù hợp với vận tốc góc quay, lực ma sát trên từng bánh tuỳ thuộc vào các điều kiện khác nhau, nó chạy thoải mái chứ ko bó hẹp 120km/h

Cái dẫn chứng của bác ko biết bác đọc kỹ chưa, nó viết lù lù là cho bánh sau và là CHỐNG TRƯỢT.

Suy nghĩ đơn giản là nếu con Trail này dẫn động bốn bánh toàn thời gian thì nó ngu gì phải đề chỉ là 4x4. Nói đến thế mà bác ko hiểu thì thôi. Chác bác hoặc là bên Trail hoặc bác chưa đi nhiều xe hoặc tìm hiểu còn hạn chế. Thế nhé.
 
Hạng C
26/3/11
501
462
63
AWD chỉ cải thiện độ bám đường cho CUV 1 cầu thôi, nó ưu việt hơn một cầu 2WD. Nhưng nói nó ưu việt hơn 4WD là ko đúng, vì 4WD có cầu chậm và visai chống trượt chuyên để đi địa hình khó.Tùy mục đích sử dụng để chọn hệ dẫn động nào thôi. Nếu bác chỉ đi đường đẹp thì chọn CUV có dẫn động AWD nhưng nếu có đi đường núi, đường lầy thì bắt buộc phải đi 4WD nếu ko muốn phải kêu xe đến kéo
 
Hạng B2
10/10/15
297
242
43
46
AWD chỉ cải thiện độ bám đường cho CUV 1 cầu thôi, nó ưu việt hơn một cầu 2WD. Nhưng nói nó ưu việt hơn 4WD là ko đúng, vì 4WD có cầu chậm và visai chống trượt chuyên để đi địa hình khó.Tùy mục đích sử dụng để chọn hệ dẫn động nào thôi. Nếu bác chỉ đi đường đẹp thì chọn CUV có dẫn động AWD nhưng nếu có đi đường núi, đường lầy thì bắt buộc phải đi 4WD nếu ko muốn phải kêu xe đến kéo

Mình muốn nói ở đây là việc sử dụng thường xuyên. đường trường đèo dốc, trơn trượt là hay gặp và đi nhất, nếu đi 2wd sẽ ko an toàn và thoải mái bằng 4wd.
Còn địa hình khó thì có phải lúc nào cũng đi hoặc gặp phải đâu, mà đường xá bây giờ cũng đẹp và dễ dàng đi lại hơn trc rất nhiều.
Hiện các chế độ 4wd cũng đã hiện đại dăm ba cái vi sai chống trượt hay cầu chậm nó cũng tự động hết.
 
  • Like
Reactions: ThanhAngm
Hạng B2
7/11/05
164
52
28
Mình muốn nói ở đây là việc sử dụng thường xuyên. đường trường đèo dốc, trơn trượt là hay gặp và đi nhất, nếu đi 2wd sẽ ko an toàn và thoải mái bằng 4wd.
Còn địa hình khó thì có phải lúc nào cũng đi hoặc gặp phải đâu, mà đường xá bây giờ cũng đẹp và dễ dàng đi lại hơn trc rất nhiều.
Hiện các chế độ 4wd cũng đã hiện đại dăm ba cái vi sai chống trượt hay cầu chậm nó cũng tự động hết.
Bác nên tìm hiểu kỹ về AWD. AWD của Subaru, MDX,Audi thậm chí Volkswagen nó khác hoàn toàn với mấy thằng nửa vời dán mác AWD của Sorento và Santafe
 
  • Like
Reactions: Lomokiemcom
Hạng C
26/3/11
501
462
63
Mình muốn nói ở đây là việc sử dụng thường xuyên. đường trường đèo dốc, trơn trượt là hay gặp và đi nhất, nếu đi 2wd sẽ ko an toàn và thoải mái bằng 4wd.
Còn địa hình khó thì có phải lúc nào cũng đi hoặc gặp phải đâu, mà đường xá bây giờ cũng đẹp và dễ dàng đi lại hơn trc rất nhiều.
Hiện các chế độ 4wd cũng đã hiện đại dăm ba cái vi sai chống trượt hay cầu chậm nó cũng tự động hết.
Ko hiểu ý bác đang muốn nói gì. 4wd tất nhiên phải hơn 2wd rồi cần gì phải nói nhỉ