Hạng B2
19/6/15
356
30.202
103
Tuỳ quan điểm mỗi người nhưng với Anh nếu mày mò từ cái sơ khai đến chuyên sâu thì chúng ta sẽ già trước khi biết, chỉ lấy vd nho nhỏ như học bơi: nếu đúng thầy đúng phương pháp thì sau 6 tháng trẻ có thể bơi khoảng 1000m liên tục và biết 4 kiểu nhưng tự học thì ko bao giờ, hay như vẽ cũng vậy nếu trẻ có khiếu 1 chút sau 6 tháng đến 1 năm trẻ sẽ cảm nhận màu sắc rất tốt nhãn quang về mỹ thuật sẽ khác hẳn. Ngoài ra tâm lý trẻ cũng sẽ rất mau chán nếu ko được dạy đúng cách chứ ko hẳn là do ko có năng khiếu hay đam mê, cha mẹ chỉ là người định hướng và tìm hiểu để cho trẻ có 1 môi trường tốt nhất có thể chứ ko thể là chuyên gia trong mọi lĩnh vực được, lại càng ko thể để trẻ tự bơi giữa cái tốt xấu lẫn lộn trong khi chưa đủ kiến thức và bản lĩnh để đương đầu.
Khồng! Em không dạy rì cả, và ẻm dạy ngược lại em. :D Em chỉ là người truyền cảm hứng và tạo động lực, môi trường khám phá cho ẻm và đứng từ xa quan sát hoy. Còn lại là việc của ẻm hết! Vài năm nữa, nhận thức tốt hơn và nếu đam mê thực sự món này thì ẻm sẽ tự biết mình phải làm rì. Nếu phải dùng đến quyền trợ giúp từ bên ngoài thì ẻm sẽ tự hú lên, mẹ ơi con muốn học cái này cái kia chỗ cô này thầy kia chẳng hạn.

Chưa trải nghiệm hết các món, chưa ý thức được thì sở thích còn thay đổi nữa. Tầm hết cấp 2, khi mọi thứ định hình rõ, tiềm năng cũng lộ ra chuẩn hơn thì lúc này em mới thực sự quyết định đường đi sâu hơn. Còn bây giờ thì cứ trải nghiệm cái đã, cứ "chơi" thoải mái đi đã, không giới hạn và cũng không vội đóng khung cho món nào hết ạ. Quan trọng ở độ tuổi cấp 1 là tạo thói quen và tính cách, cái này qua giai đoạn này là khó quay lại. Còn việc học thì không bao giờ là muộn hết ạ.

Hây da, trình bày loằng ngoằng quá. Không bít anh đọc có rối ko nữa :D
 
  • Like
Reactions: Pona
Diamond Hand
7/10/11
553
9.488
93
Hot trend bây giờ là STEAM thì phải? Thêm cái Art vào STEM. Mà thấy cực khó áp dụng A vào.
 
Hạng C
13/2/09
549
39.843
93
Khồng! Em không dạy rì cả, và ẻm dạy ngược lại em. :D Em chỉ là người truyền cảm hứng và tạo động lực, môi trường khám phá cho ẻm và đứng từ xa quan sát hoy. Còn lại là việc của ẻm hết! Vài năm nữa, nhận thức tốt hơn và nếu đam mê thực sự món này thì ẻm sẽ tự biết mình phải làm rì. Nếu phải dùng đến quyền trợ giúp từ bên ngoài thì ẻm sẽ tự hú lên, mẹ ơi con muốn học cái này cái kia chỗ cô này thầy kia chẳng hạn.

Chưa trải nghiệm hết các món, chưa ý thức được thì sở thích còn thay đổi nữa. Tầm hết cấp 2, khi mọi thứ định hình rõ, tiềm năng cũng lộ ra chuẩn hơn thì lúc này em mới thực sự quyết định đường đi sâu hơn. Còn bây giờ thì cứ trải nghiệm cái đã, cứ "chơi" thoải mái đi đã, không giới hạn và cũng không vội đóng khung cho món nào hết ạ. Quan trọng ở độ tuổi cấp 1 là tạo thói quen và tính cách, cái này qua giai đoạn này là khó quay lại. Còn việc học thì không bao giờ là muộn hết ạ.

Hây da, trình bày loằng ngoằng quá. Không bít anh đọc có rối ko nữa :D
Rối:D, chỉ nói riêng về những môn thuộc năng khiếu như thể thao, nhạc, họa ... thì đa phần trẻ sẽ bộc lộ từ nhỏ, thành tài muộn thì có chứ bộc lộ năng khiếu muộn chắc chắn là ko, chưa kể có những môn mà qua lứa tuổi vàng thì ko bao giờ trở thành chuyên nghiệp được.
Học văn hoá cũng chính là 1 cách rèn luyện tính cách lúc nhỏ đấy chứ có phải học chỉ là học ko đâu: từ cách trình bày, lập luận, tìm nhiều phương án để xử lý, ứng xử tình huống, môi trường tiếp xúc ... qua những cái này trẻ hình thành tính cách chứ đâu phải chỉ có chơi hay làm 1 hoạt động huấn luyện chuyên biệt nào đó mới có thể hình thành được tính cách có lợi cho trẻ đâu, vấn đề nữa là cha mẹ đừng chạy theo thành tích, hay mơ ước của mình mà biến con thành gà công nghiệp vậy thôi.:)
 
Hạng B2
19/6/15
356
30.202
103
Rối:D, chỉ nói riêng về những môn thuộc năng khiếu như thể thao, nhạc, họa ... thì đa phần trẻ sẽ bộc lộ từ nhỏ, thành tài muộn thì có chứ bộc lộ năng khiếu muộn chắc chắn là ko, chưa kể có những môn mà qua lứa tuổi vàng thì ko bao giờ trở thành chuyên nghiệp được.
Học văn hoá cũng chính là 1 cách rèn luyện tính cách lúc nhỏ đấy chứ có phải học chỉ là học ko đâu: từ cách trình bày, lập luận, tìm nhiều phương án để xử lý, ứng xử tình huống, môi trường tiếp xúc ... qua những cái này trẻ hình thành tính cách chứ đâu phải chỉ có chơi hay làm 1 hoạt động huấn luyện chuyên biệt nào đó mới có thể hình thành được tính cách có lợi cho trẻ đâu, vấn đề nữa là cha mẹ đừng chạy theo thành tích, hay mơ ước của mình mà biến con thành gà công nghiệp vậy thôi.:)
Scrafting, làm thủ công í, con em mê món nì. Kể cả vẽ, thì giờ làm sao biết đó là sở thích nhất thời hay năng khiếu anh?

Còn cái vụ rèn luyện tính cách í, anh không hiểu, ý em là ở lứa tuổi cấp 1, với em, rèn luyện tính cách quan trọng hơn việc học. Còn tất nhiên là vưỡn phải kết hợp mọi thứ vào 1, một mũi tên phải trúng nhiều đích chứ ai lại rèn luyện tính cách như một món riêng hay phải kết hợp với một món cụ thể nào đâu. Nó là trong mọi tình huống, mọi họat động xảy ra hàng ngày. Làm việc nhà cũng là rèn luyện tính cách.