Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
Sổ tay lái xe
Hôm nay lang thang trên Internet tình cờ tìm được một quyển Sổ tay lái xe của chính quyền bang Alberta (Canada). Đọc qua thấy cũng dễ hiểu và có hình vẽ minh họa nên tôi xin được dịch một số chương quan trọng để giới thiệu với các bác.[pagebreak][/pagebreak]

Bản tiếng Anh có thể đọc tại đây: Driver handbook
Cuốn sách này bao gồm 10 chương nhưng có một số chương không cần thiết nên bỏ qua. Nội dung cũng khá dài (152 trang) nên tôi không thể dịch hết ngay được. Nếu bác nào có hứng thú cùng tham gia thì tốt quá!!!

Chương I: Hướng dẫn cách lấy bằng lái xe.
Chương này thì không liên quan gì đến Việt Nam nên bỏ qua
Chương II: Các tín hiệu điều khiển giao thông
Hay nhưng có nhiều cái ở Việt Nam không có nên cũng bỏ qua
Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình
Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng
Chương V: Lái xe trên đường
Chương VI: Các tình huống khẩn cấp
Chương VII: Trách nhiệm của lái xe
Chương VIII: Cách ứng xử với các loại xe khác trên đường.

Vụ này hơi khó vì mình theo luật nhưng các xe khác không theo nên cũng không áp dụng được.
Chương IX: Xử phạt lỗi vi phạm
Vụ này bỏ qua
Chương X: Kéo toa moóc.
Ở Việt Nam chưa có nhưng cũng khá hay nên dịch để tham khảo.
--------------------------------------------------------------
Hiện nay tôi đã chỉnh sửa một số điểm trong sổ tay này, đồng thời thay đổi phần tổng hợp lỗi vi phạm từ nghị định 15 sang nghị định 152. Các bác có thể tải Sổ tay lái xe bản mới (đã bao gồm phần tổng hợp các lỗi vi phạm) và Bản tổng hợp lỗi vi phạm tại các địa chỉ sau:

- Sổ tay lái xe 2007
- Tổng hợp lỗi vi phạm nghị định 152
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình

Trước khi lên xe, bạn cần rảo quanh để kiểm tra:
- Trẻ em.
- Khách bộ hành
- Các phương trình đang lưu thông
- Các chướng ngại vật khác.

Sau khi không thấy bất cứ chướng ngại nào, bạn có thể ngồi vào xe và kiểm tra:
- Ghế và vô lăng đã được chỉnh đúng vị trí và tư thế. Đảm bảo rằng bạn có thể kiểm soát hoàn toàn vô lăng một cách thoải mái. Nhiều xe hiện nay được trang bị túi khí bên trong vô lăng, bạn cần phải ngồi cách ít nhất 25 cm. Bạn còn phải kiểm soát được bàn đạp phanh. Đối với những loại xe số sàn, phải đảm bảo rằng bạn có thể cắt côn hoàn toàn.
- Chỉnh gương. Bạn phải điều chỉnh gương hậu bên trong để có thể nhìn phía sau càng nhiều càng tốt. Còn các gương hậu hai bên thì phải điều chỉnh để góc chết ít nhất.
- Thắt đai an toàn kể cả trên những xe có trang bị túi khí.
Nếu xe bạn có hệ thống dây an toàn ba điểm, phải nhớ cột và điều chỉnh cả hai dây cho thích hợp, như dây ràng vai thì phải choàng qua hẳn vai của mình chứ không phải choàng ở bên dưới cánh tay hoặc sau lưng của bạn. Dây cột ngang hông phải được choàng qua bên hông, chứ không phải ở bụng. Nếu chỉ cột một dây thì sự bảo vệ an toàn cho bạn bị giảm rất nhiều. Nếu có dây choàng vai tự động, bạn cũng phải nhớ gài dây an toàn ngang hông. Nếu không, khi bị đụng xe, bạn có thể bị tuột ra khỏi dây và bị thương hoặc thiệt mạng.
Ngoài việc bảo vệ cho bạn là người lái xe khỏi bị thương, dây an toàn còn giúp bạn trong việc điều khiển xe. Nếu bạn bị đụng bên hông hoặc cua gắt, lực di chuyển có thể đẩy bạn qua một bên. Bạn không thể điều khiển xe khi mình không ở phía sau tay lái.
Mặc dù túi hơi bảo vệ cho người bạn khỏi bị đụng vào tay lái, đụng vào bảng đồng hồ, hoặc kính trước, nhưng túi hơi không thể bảo vệ bạn nếu bị đụng bên hông hoặc phía sau hoặc khi xe bị lật. Đồng thời, túi hơi sẽ không giữ bạn ở sau tay lái trong những trường hợp này.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn bị đụng xe trong khi bạn có cột dây an toàn, thì khả năng bị thương hoặc thiệt mạng sẽ giảm rất nhiều. Một vài người vẫn còn tin vào quan niệm sai lầm về việc dùng dây an toàn. Thí dụ như:
“Dây an toàn có thể làm bạn bị kẹt trong xe”.
Sai. Chỉ tốn chưa đầy một giây để tháo dây an toàn. Những vụ đụng xe làm xe bốc cháy hoặc chìm dưới nước sâu và làm bạn bị kẹt, nhưng rất ít khi xảy ra. Cho dù tai nạn loại này có thể xảy ra, thì dây an toàn cũng giữ cho bạn khỏi bị bất tỉnh. Cơ may thoát khỏi tai nạn của bạn sẽ nhiều hơn nếu bạn tỉnh táo.
“Dây an toàn chỉ tốt cho những chuyến đi xa, nên tôi không cần cột dây an toàn khi đi trong thành phố”.
Sai. Hơn một nửa số tử vong vì giao thông xảy ra cách nhà trong vòng 40 km. Nhiều tai nạn xảy ra trên các con đường có bảng ghi giới hạn dưới 60 km/h.
“Có người bị văng ra khỏi xe trong một vụ đụng xe mà vẫn bình thường và hầu như không bị một vết trầy xước.”
Sai. Cơ may sống sót của bạn khi bị tai nạn sẽ nhiều hơn nếu bạn ở trong xe. Dây an toàn có thể giữ bạn khỏi bị văng ra khỏi xe của mình, để khỏi bị rơi vào đường của xe khác.
“Nếu tôi bị đụng bên hông, sẽ đỡ cho tôi hơn nếu tôi bị văng ngang qua xe; tránh xa khỏi chỗ bị đụng”.
Sai. Khi một chiếc xe bị đụng bên hông, nó sẽ quay ngang xe qua một bên. Mọi thứ trong xe nếu không cột chặt, kể cả người, sẽ trượt tới chỗ xe bị đụng, chứ không phải văng ra khỏi chỗ đó.

Sổ tay lái xe

“Với vận tốc chậm, tôi có thể tự ứng phó”.
Sai. Ngay cả ở vận tốc 40km/h, lực của hai xe khi đụng thẳng vào nhau cũng giống như đạp một xe đạp hết vận tốc tông vào một bức tường gạch hoặc nhảy xuống từ một tòa nhà cao ba tầng và rớt xuống vệ đường. Không ai có thể ứng phó được khi đụng xe như vậy.


Tựa đầu
Tựa đầu điều chỉnh đúng có thể giảm thiểu các chấn thương gây ra do các va chạm từ phía sau. Cần phải điều chỉnh sao cho phần giữa tựa đầu ngang với phần trên tai của bạn. Hãy đảm bảo rằng khoảng cách giữa tựa đầu và đầu bạn không quá 10cm. Luôn nhắc nhở người khác trên xe cũng làm như vậy. Hãy nhớ rằng “Để bảo vệ cổ, hãy nâng cao tựa!”.

Sổ tay lái xe

Vị trí đúngVị trí sai

(tuandq: Hiện nay ở Việt Nam, nhiều bác mua thêm gối kê ở gáy nhưng nếu theo hướng dẫn ở đây thì có lẽ là hơi sai)

Khi đã sẵn sàng xuất phát:
- Kiểm tra chắc chắn trên đường không còn chướng ngại vật.
- Sử dụng gương hậu nhưng đừng hoàn toàn phụ thuộc vào nó mà thỉnh thoảng quay đầu để kiểm tra chắc chắn.
Đoạn này ở Việt Nam phải thêm thao tác bỏ thắng tay nữa.

Nếu bạn xuất phát từ bên phải hãy bật xi nhan trái để báo hiệu. Nếu xuất phát từ bên trái đường (đường một chiều) hãy bật xi nhan phải nhưng nhớ rằng bạn rất khó để quan sát toàn bộ đường từ ghế lái.

Thao tác với số tự động
Đoạn này không cần dịch
Thao tác với số sàn
Đoạn này cũng không cần.

Thao tác với vô lăng.
Hãy tưởng tượng vô lăng giống như một cái đồng hồ. Tay trái của bạn đặt ở vị trí số 9 hoặc 10 còn tay phải ở số 2 hay 3. Để chuyển hướng, bạn sử dụng thao tác vắt chéo tay (hand-over-hand). Để trả lái, bạn có thể thả lỏng tay để vô lăng tự trở về hoặc xoay theo chiều ngược lại.

Sổ tay lái xe


(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình (tiếp theo)

Tăng tốc
Luôn luôn nhớ rằng:
- Tốc độ phải phù hợp với thời tiết, đường xá và điều kiện giao thông. Không lái xe quá nhanh hoặc quá chậm khi không cần thiết.
- Không vượt quá tốc độ cho phép.
- Tránh tăng tốc đột ngột.
- Lái xe quá chậm cũng là một điều nguy hiểm, việc đó có thể gây ức chế đối với các lái xe phía sau. Duy trì tốc độ xe gần với các xe khác có thể giúp giảm bớt nguy cơ va chạm.

Dừng xe
Phần lớn các lái xe không biết được cần bao nhiêu thời gian hoặc quãng đường để xe dừng lại hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Điều này được xác định thông qua ba yếu tố:
- Thời gian nhận thức: Đây là quãng thời gian mà bộ não nhận thức được tình hình và hiểu rằng cần phải dừng lại. Quãng thời gian này vào khoảng ¾ giây tùy thuộc vào từng lái xe. Một lái xe ít kinh nghiệm sẽ nhận thức nguy hiểm chậm hơn người có nhiều kinh nghiệm. Thời gian này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự quan sát, mức độ tập trung, khả năng quyết định, tình trạng sức khỏe và đặc biệt là rượu hoặc các loại thuốc.
- Thời gian phản xạ: Đây là quãng thời gian cần thiết để chân bạn rời khỏi chân ga và chuyển sang chân phanh. Quãng thời gian này xấp xỉ ¾ giây. Quãng đường xe đi trong thời gian này gọi là quãng đường phản xạ (reation distance).
- Thời gian phanh: Đây là quãng thời gian cần thiết để xe dừng lại hẳn kể từ khi đạp phanh. Quãng đường xe di chuyển trong thời gian này gọi là quãng đường phanh (braking distance).

Tổng toàn bộ ba quãng đường trên là quãng đường dừng (stoping distance).

Có rất nhiều yếu tố tác động đến quãng đường trên như: thời tiết, đường xá, sự tỉnh táo, tốc độ xe, tình trạng xe, tình trạng phanh, tình trạng sức khỏe của bạn. Không lái xe khi mệt mỏi hoặc uống bia, rượu hay uống các loại thuốc.
Biểu đồ dưới đây mô tả quãng đường cần thiết để xe dừng hẳn (tính theo m, trong điều kiện bình thường và mặt đường khô ráo, bằng phẳng).

Sổ tay lái xe


Màu vàng: Quãng đường xe chạy trong thời gian nhận thức (khoảng ¾ giây)
Màu xanh: Quãng đường xe chạy trong thời gian phản xạ (khoảng ¾ giây)
Màu đỏ: Quãng đường xe chạy sau khi phanh, trước khi dừng lại hẳn.

(còn tiếp)
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình (tiếp theo)

Kỹ thuật phanh
- Để xe dừng một cách nhẹ nhàng, hãy nhả rồi đạp lại chân phanh trước khi xe dừng hẳn.
- Khi cần dừng xe đột ngột hãy đạp mạnh chân phanh. Khi cảm thấy bánh xe bị khóa hãy nhả nhẹ chân phanh ra (lưu ý rằng khi bánh xe bị khóa bạn có thể bị mất lái). Đối với những xe có trang bị ABS có thể tham khảo phần phanh khẩn cấp trong chương 6.

Lùi xe
Khi cần lùi xe, hãy kiểm tra chắc chắn phía sau bạn không có bất cứ chướng ngại vật nào! Nếu lùi xe ra khỏi đường, hãy xuống xe để kiểm tra cho chắc chắn.

Lùi theo đường thẳng:
- Đặt tay trái lên đỉnh vô lăng
- Nhìn vào gương hậu bên trái và lùi từ từ.
- Chỉ nhìn phía trước thoáng qua để chắc chắn đầu xe bạn không va vào đâu (lùi thì làm sao đầu xe va được nhỉ???).

Lùi về bên trái hoặc phải:
- Đặt cả hai tay lên vô lăng.
- Để lùi về bên trái hãy nhìn qua vai trái nhưng thỉnh thoảng liếc về phía đầu xe.
- Để lùi về bên phải hãy nhìn qua vai phải nhưng thỉnh thoảng liếc về phía đầu xe.

Lưu ý:
- Đầu xe sẽ quay về phía đối diện với đuôi xe!
- Chỉ nên lùi xe ở tốc độ tương đương với người đi bộ

(còn tiếp)
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình (tiếp theo)

Đỗ xe
Việc đỗ xe đòi hỏi việc điều khiển xe một cách chính xác. Sau đây là ba kiểu đỗ xe thông dụng.
Đỗ song song (đỗ giữa hai xe).
Kiểu đỗ này tương đối khó và đòi hỏi tập luyện. Đầu tiên bạn phải ước lượng khoảng cách có đủ cho xe của bạn hay không. Để đỗ xe vào khoảng trống giữa hai xe ở lề đường bên phải, hãy tiến hành theo các bước minh họa dưới đây:

Sổ tay lái xe

1. Khi xác định được khoảng trống để đỗ xe, hãy quan sát tình hình phía sau qua gương hậu! Đạp khẽ phanh để báo hiệu cho các xe sau biết bạn đang chuẩn bị lùi xe vào chỗ đỗ. Tiến từ từ đến khi cản trước của xe bạn (xe A) ngang với cản trước của xe B và song song với lề đường. Lưu ý khoảng cách giữa hai xe khoảng 1m.

Sổ tay lái xe

2.Lùi xe từ từ, đánh hết lái về bên phải cho đến khi xe tạo được một góc khoảng 45 độ với lề đường. Lúc này, vô lăng của bạn sẽ nằm trên cũng một đường thẳng với cản sau của xe B.

Sổ tay lái xe

3. Trả thẳng lái. Tiếp tục lùi cho đến khi phần bên phải cản trước xe bạn nằm trên cùng đường thẳng với cản sau xe B. Lưu ý để không va vào xe này.

Sổ tay lái xe

4. Đánh lái sang trái nhanh hết mức có thể và lùi cho đến khi xe bạn song song với lề đường. Lưu ý để không va vào cản trước của xe sau.

Sổ tay lái xe

5. Trả thẳng lái và tiến xe từ từ. Dừng lại khi xe bạn nằm chính giữa hai xe B và C. Kéo phanh tay. Luật quy định bánh xe không được cách lề đường quá 50cm.

Toàn bộ quá trình như sau:

Sổ tay lái xe


Rời khỏi chỗ đỗ:
- Lùi xe về phía sau nếu cần thiết.
- Nhìn gương để đảm bảo không chướng ngại vật gì trên đường.
- Bật xi nhan trái
- Trước khi xuất phát, liếc qua vai trái để kiểm tra phần đường không nhìn được qua gương.
- Tiến từ từ, đánh tay lái thật nhanh qua trái. Chú ý để tránh va chạm với xe phía trước.

Vào và ra khỏi xe đang đỗ song song
Khi vào một chiếc xe đang đỗ, luôn chú ý đến các xe khác. Chỉ mở cửa ở mức cần thiết và đóng lại ngay sau khi đã vào xe. Khi rời khỏi xe, chú ý các xe đang đi tới. Quay đầu sang trái để kiểm tra các điểm mù (blind spot). Nếu an toàn, mở cửa xe ở mức cần thiết và ra khỏi xe thật nhanh. Đi về phía đuôi xe và đi lên hè càng nhanh càng tốt.

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình (tiếp theo)

Đỗ chéo góc (angle parking)
Đây là kiểu đỗ rất hay gặp ở các bãi đỗ xe, góc đỗ xe có thể từ 30 độ đến 90 độ.

63a.jpg


Để đỗ xe vào bãi đỗ nằm bên phải đường, hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Bật xi nhan phải và đi chậm lại.
- Lái xe song song với lề đường, cách đuôi các xe đang đỗ ít nhất 1,5 m. Nếu bạn đi vào từ làn đường bên kia, hãy dành khoảng cách ít nhất là 2m vì góc cua sẽ hẹp hơn.
- Khi có thể nhìn thấy phía đuôi bên trái của xe nằm ở bên phải khoảng trống, đánh hết lái sang phải để đi vào giữa khoảng trống với tốc độ chậm.
- Khi đã đi vào khoảng giữa chỗ đỗ, trả thẳng lái và tiếp tục tiến chậm rãi về phía trước. Chú ý quan sát để phần đầu xe bên trái và đuôi xe bên phải không quá gần các xe đang đỗ. Tiếp tục tiến thẳng cho đến khi bánh trước chạm nhẹ vào lề đường hoặc nằm cách trong khoảng 50cm.

Rời khỏi chỗ đỗ xe chéo góc
Việc này tương đối đơn giản nhưng phải lưu ý các xe và các chướng ngại vật phía sau. Lùi thật chậm và sẵn sàng dừng xe nếu cần thiết. Nếu xe bên cạnh dài hơn xe của bạn, dừng lại khi đuôi xe bạn ngang bằng với đuôi chiếc xe đó, tiếp tục lùi thẳng xe cho đến khi có thể nhìn thấy toàn bộ chiếc xe. Khi đầu xe bạn đã thoát hẳn khỏi chỗ đỗ, đánh lái nhanh sang phải và tiếp tục lùi cho đến khi xe song song với lề đường thì dừng hẳn lại. Sau đó bạn có thể lái xe về phía trước nhưng chú ý đến các xe cũng đang rời khỏi chỗ đỗ.
Đỗ vào khoảng trống có góc 90 độ ở bên trái rất dễ dàng vì bạn có nhiều khoảng trống hơn nhưng phải luôn chú ý các xe đang đi đến ở làn đường bên trái.

Không bao giờ đi vào chỗ đỗ xe nằm ở bên trái đường hai chiều!!!
64a.jpg


(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương III: Bắt đầu cuộc hành trình (tiếp theo)

Đỗ xe trên dốc

Hướng dẫn dưới đây dành cho các xe đỗ ở phía bên phải đường. Các xe đỗ bên trái chỉ cần đánh lái sang chiều ngược lại. Để tránh xe trôi dốc, luôn kéo phanh tay và vào số thấp (đối với số sàn) hoặc đặt ở P (đối với số tự động).
Cụ thể như sau:

65a.jpg

Nếu bạn đỗ xe theo chiều dốc lên ở nơi có lề đường, đánh lái về bên trái cho đến khi bánh trước bên phải chạm vào lề đường.

65b.jpg

Nếu bạn đỗ xe theo chiều dốc lên ở nơi không có lề đường, đánh lái về bên phải.

65c.jpg

Nếu bạn đỗ xe theo chiều dốc xuống, luôn đánh lái về bên phải.

(Hết chương III)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng.

Dấu hiệu STOP
27a.jpg

Dấu hiệu Stop báo hiệu bạn phải cho xe dừng hẳn lại. Sau khi đã dừng, kiểm tra xem có người đi bộ hoặc các phương tiện khác đang đi đến hay không. Nếu an toàn, bạn mới có thể tiếp tục lên đường. Sau đây là các quy định về vị trí dừng xe khi gặp tín hiệu Stop.

70a.jpg

Dừng xe trước vạnh dừng gần làn sang đường cho người đi bộ.

70b.jpg

Nếu không có vạch dừng xe, dừng trước làn sang đường cho người đi bộ

70c.jpg

Nếu không có cả vạch dừng lẫn làn sang đường cho người đi bộ, bạn phải dừng xe trong phạm vi 3m kể từ nơi giao nhau để tránh ảnh hưởng đến người đi bộ và các phương tiện khác.

70c.jpg

Khi có vạch dừng xe, phải dừng hẳn xe lại trước khi đi qua và nhường đường cho người đi bộ cũng như các phương tiện khác đi đúng phần đường.

71a.jpg

Bạn phải dừng hẳn xe trong trường hợp vào đường cái từ ngõ hoặc chỗ đỗ xe. Nếu có làn đường dành cho người đi bộ thì cũng phải dừng hẳn lại để nhường đường.

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Vansukhoidau
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng (tiếp theo)

Tại các ngã tư có bảng Stop.
Tại các điểm giao cắt mà có bảng Stop ở cả bốn góc đường, tất cả các xe đều phải dừng lại. Tất cả các lái xe phải tuân thủ quy định: Xe nào đến trước sẽ được đi trước, trong trường hợp có hai xe đến cùng một lúc, xe bên phải sẽ được xuất phát trước.

Tại ngã tư có bảng đường ưu tiên.

27b.jpg

Bảng đường ưu tiên báo hiệu cho bạn phải đi chậm lại khi đi đến giao lộ. Bạn phải dừng hẳn lại nếu có người đi bộ hoặc các phương tiện khác đi trên đường ưu tiên. Chỉ khi nào thật sự an toàn mới được phép đi tiếp. Nếu không có người đi bộ hoặc các phương tiện khác, bạn có thể đi vào giao lộ mà không cần dừng lại.

71b.jpg

Nhường đường.
Để tránh va chạm trên đường, tất cả các lái xe phải tuân thủ quy tắc nhường đường. Quy tắc này quy định lái xe nào phải nhường đường cho các xe khác.

Vòng xuyến giao thông.

Trong vòng xuyến, các lái xe phải nhường đường cho xe ở bên trái. Các xe bên trái phải bật đèn xi nhan phải và cũng làm như vậy khi ra khỏi hoặc cắt ngang qua làn đường khác.

72a.jpg

Trong hình vẽ trên đây, các xe đi theo chiều mũi tên trắng phải nhường đường các xe theo chiều mũi tên đen. Cụ thể là:
- Xe B và C nhường đường cho xe A.
- Xe E nhường đường cho xe D trong khi xe F và D có thể đi đồng thời.
- Xe H nhường đường cho xe G.
Các xe đi trên làn đường đỏ phải nhường đường cho các xe trên làn vàng. Các xe đi vào vòng xuyến phải nhường đường cho các xe đã vào bên trong. Khi đi ra phải bật xi nhan trái để báo hiệu cho các lái xe khác.

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
94.483
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng (tiếp theo)

Tại các giao lộ.
Với các giao lộ có điều khiển (người điều khiển, biển báo, đèn), lái xe phải tuân thủ sự điều khiển. Lưu ý rằng nếu có cả người điều khiển giao thông và biển báo, đèn, lái xe phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển. Ở nơi không có điều khiển, lái xe phải đi chậm lại khi đi đến giao lộ và nhường đường cho xe đến từ bên phải.

Lưu ý, luôn dùng còi và đèn xi nhan khi đến các giao lộ không có điều khiển, kể cả khi xe bạn được nhường đường. Nếu bạn cố gắng đi khi xe khác không nhường đường có thể dẫn đến các tai nạn đáng tiếc.

nd01.jpg

Xe A nhường đường xe B

nd02.jpg

Xe A nhường đường xe B

Tại các ngã ba.
nd03.jpg

Xe A nhường đường xe B

Tín hiệu
Luôn sử dụng tín hiệu trong các trường hợp:
- Đổi làn đường
- Chuyển hướng
- Dừng xe
- Đi ra từ lề đường hoặc chỗ đỗ xe

Đèn tín hiệu
75a.jpg

Rẽ trái

75b.jpg

Rẽ phải

75c.jpg

Dừng xe hoặc đi chậm lại

Ra hiệu bằng tay
76a.jpg

Rẽ trái

76b.jpg

Rẽ phải

76c.jpg

Dừng xe hoặc đi chậm lại

Chỉ sử dụng cách ra hiệu bằng tay khi đèn tín hiệu của bạn bị hỏng.

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator: