RE: Sổ tay lái xe
Cám ơn những chỉ dẫn nhiệt tình của các Bác . em sẽ thực tập để nâng cao tay nghề
Cám ơn những chỉ dẫn nhiệt tình của các Bác . em sẽ thực tập để nâng cao tay nghề
RE: Sổ tay lái xe
Bác Tuandq ơi!
Bác làm ơn cho em xin DPF của cuốn cẩm nang này với. Em là lính mới đọc thấy hay quá nên xin bác gửi cho em phát. Email của em [email protected].
Cám ơn bác nhiều.
Bác Tuandq ơi!
Bác làm ơn cho em xin DPF của cuốn cẩm nang này với. Em là lính mới đọc thấy hay quá nên xin bác gửi cho em phát. Email của em [email protected].
Cám ơn bác nhiều.
RE: Sổ tay lái xe
Đọc bài của bác lơ thật bổ ích.
An toàn trên đường được nhiều bác quan tâm, em xin chia sẻ một vài kinh nghiệm do em hóng hớt từ các bác tài già mà em đã thực hiện và có hiệu quả rất thiết thực. Các bác đọc ở đây sai đâu thì nhắc em sửa, thiếu đâu thì bổ sung vì dưới đây là những kỹ năng mà không được học trong trường, có thể còn là những phá cách sau tay lái.
CÁC KỸ NĂNG VƯỢT TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG.
1. Rèn luyện:
a. Quan sát:
* Trên đường nhiều khi có những tình huống bị vật cản cố định hay di động là mất tầm nhìn: cố định như góc cua bị cây, nhà che khuất, di động như xe lớn đi trước, sang đường, quay đầu, đỗ.
Khi gặp vật cản tầm nhìn cố định, trước tiên cần giảm ga - đây là bước tiền đề cho thao tác phanh được an toàn và hiệu quả - chú ý quan sát vệt phanh (nếu có) trên đường do xe trước để lại để tránh xa hơn khả năng xảy đến khiến xe trước đó phải phanh gấp. Nếu chạy đêm thì chú ý ánh đèn pha ngược chiều khi có xe ngược chiều đi tới. Đặc biệt cẩn rọng khi cua phải gấp bị che khuất tầm nhìn khi trời tối vì góc quét của đèn pha luôn đi sau góc bánh lái.
Khi gặp vật cản tầm nhìn chuyển động, nếu là xe lớn, nên quan sát từ xa, nhìn qua gầm xe đó để phát hiện phán đoán người, vật hay xe cộ khuất sau xe đó
* Quan sát tránh 4B ngược chiều, xác định hướng chuyển động của xe ngược chiều nếu có xu hướng lấn đường thì nên cẩn thận giảm ga rà phanh để tốc độ chạy tương đồng với các xe khác chạy trước, sau, và cần chắc chắn bên mạn phải không có xe nào đang đi song song. (Thường khi chạy trên đường hẹp)
* Quan sát và phán đoán hướng di chuyển của xe 2B: Xe 2B chạy cùng chiều hay ngược chiều rất bất ổn khiến người lái xe phải biết quan sát và phán đoán. Thuộc tính cơ bản của xe 2B là trước khi rẽ (thay đổi hướng chuyển động) thì thân xe đó đều nghiêng đi một góc nhất định do di chuyển trọng tâm để rẽ sang hướng đó. Tuỳ theo góc nghiêng càng lớn thì chiếc xe 2B đó sẽ rẽ càng gấp. Tài xế 4B cần tập nhìn trên đường để đánh giá chính xác được góc rẽ mà dựa vào đó để quyết định phanh lại hay cho xe vượt qua chiêc 2B đó.
* Quan sát đánh giá sự thay đổi của con đường đang đi. Thường các đoạn đường có dấu hiệu nguy hiểm là:
- Đang chạy tít tự nhiên nhìn thấy 1 dấu vệt phanh,
- từ đường lớn/ tốt vào đường hẹp/ xấu và ngược lại (ảnh hưởng tâm lý tài xế gây ra xử lý tình huống ko chuẩn), lên tới đỉnh dốc (máy đang gò lên dốc tới đỉnh rồi xả máy dễ gặp nguy hiểm, có thể gặp đoạn xuống dốc cua gấp đột ngột xe có thể trôi, mất phanh, mất lái),
- đặc biệt chú ý khi đường đang rộng, thoáng, thẳng, đang chạy nhanh mà nhìn thấy đường cua trước mặt cho dù là không gấp, hơi cong cong thôi cũng phải giảm tốc về tốc độ an toàn (là tốc độ chạy tuỳ theo mỗi xe mà tài xế có thể xử lý gấp mà không mất phanh, mất lái) nhất thiết phải giảm tốc độ ngay lập tức vì những trường hợp này hiểm hoạ TNGT rất lớn và khi xảy ra thì rất nặng nề.
b. Kỹ năng ước lượng (em không biết gọi cho chính xác là gì, nhưng từ chính xác vẫn là từ dân giã "căn")
*Căn ngang: Căn đầu xe, bánh bên phải... (Cái này OS đã tốn rất nhiều giấy mực, ở đây em ko lạm bàn nữa)
* Căn dọc xe: ngoài việc căn khoảng cách chiều dài xe để vào park như bác Lơ Xe đã nói ở các bài trên, khác với 2B tài xế 4B phải biết căn dọc. Nghĩa là xác định được khoảng cách từ đầu xe mình đến chỗ gặp xe ngược chiều và duôi xe mình qua thoát xe cùng chiều ở đâu trên mặt đường. Không kể các trường hợp chạy chậm theo hạn chế tốc độ, hay quá nhanh, ở tốc độ khoảng 60-80km/h:
- 2/3 khoảng cách nhìn bằng mắt sẽ là khoảng gặp nhau giữa xe ta và xe ngược chiều. Có thể tăng giảm tốc độ để điều chỉnh khoảng gặp nhau đó.
- Khoảng vượt thoát tương đối xe trước gấp 3 lần thân xe trước theo tầm mắt nhìn. Có thể tăng tốc mạnh hơn để rút ngắn khoảng cách này.
* Nguyên lý "đường lái đẹp": Dựa vào quan sát, căn, chia đường theo trục đối xứng của thân xe:
Hãy tưởng tượng bác đang "cõng" theo 1 khúc cây tre dài đúng bằng chiều dài thân xe 4B, song song với thành xe, gác qua cần số (ở giữa chiều rộng xe). Nhiệm vụ của bác là "bắn" cây đó bay đi như tên mà không chạm đâu giữa 1 rừng chuyển động (không nói trường hợp tắc đường), sao cho khúc tre đó nằm đúng trên đường trục chia hai phần đường rộng tương đối đều nhau mà không bị vẫy đuôi (đánh lái gấp) và chú ý những khoảng trống bị khép lại mà mà bề ngang xe không thoát qua.. phanh.
* Nguyên lý "lên xuống an toàn": xe 4B có tự trọng lớn hơn nhiều 2B nên hay chạy theo đà (quán tính) ảnh hưởng đến việc điều khiển tốc độc xe sao cho tăm giảm không gây shock với xe và người khác cùng ngồi trên xe.
- Giảm tốc - phanh đứng: Không nên đạp phanh mạnh ngay sau khi tăng tốc (trừ trường hợp khẩn cấp). Trước khi phanh nên nhả ga zà phanh rồi mới phạnh mạnh rồi nhẹ dần đến khi xe dừng hẳn.
- Ngược lại với phanh xe, đang chạy chậm dần khi giảm tốc mà ta muốn tăng tốc trở lại thì nhất thiết trong một thời điểm nào đó xe phải chuyển động đều rồi tăng tốc (do quán tính của xe), thời điểm xe chuyển động đều đó càng ngắn thì việc tăng tốc gây shock.
(Ngoài ra tài xế cần chú ý khi đang tăng tốc mà gặp tình huống nguy hiểm sẽ khó phanh, xử lý hơn khi đang chạy đều.)
Như vậy khi đang giảm tốc mà cần tăng tốc chạy tiếp, đạp nhẹ ga cho xe chuyển động đều rồi mới nhấn ga tăng tốc (tốt nhất là tăng tốc dần dần)
2. Kỹ năng vượt xe khác trên đường trường VN
Kết hợp với các kỹ năng rèn luyện tốt như đã nói ở trên, có thể thực hiện được các pha vượt an toàn trên đường:
a. Vượt núp gió: chạy sát đuôi xe phía trước, giữ ga cho xe chuyển động đều, tính toán ước lượng khoảng cách sao cho có thể duy trì chuyển động đều, trong thời gian đó bật xi-nhan báo vượt và quan sát đường phía trước xe cần vượt. Khi vượt được thì ấn ga vượt lên. Khi cần vượt nhanh, ấn nháy ga sát sàn 1 lần rồi trả về vị trí ga cũ rồi ấn ga tăng tốc sao cho xe không bị giật thì tăng tốc mạnh hơn bình thường. Áp dụng cho em khoẻ vượt xe yếu nơi đường rộng.
b. Vượt theo đà: Chạy cách xe trước 1 khoảng xa bật đèn báo vượt, khi có xe ngược chiều đi tới, chú ý quan sát đường qua gầm xe trước và khe giữa xe trước và xe ngược chiều, chờ lúc xe trước tránh xe ngược chiều phải phanh - báo đèn phanh thì bắt đầu tăng ga sao cho các xe ngược chiều tránh thoát - xe trước chưa kịp tăng tốc thì bắt đầu vượt. Kiểu này đòi hỏi độ quan sát của tài xế phải tốt, áp dụng nơi đường hẹp, đông xe và xe yếu hơn có thể vượt xe khoẻ.
c. Hạn chế vượt nối đuôi xe trước đang vượt 1 xe khác và vượt một lúc nhiều xe. Tuyệt đối không nên vượt nối đuôi trên đường đi qua khu dân cư.
Đọc bài của bác lơ thật bổ ích.
An toàn trên đường được nhiều bác quan tâm, em xin chia sẻ một vài kinh nghiệm do em hóng hớt từ các bác tài già mà em đã thực hiện và có hiệu quả rất thiết thực. Các bác đọc ở đây sai đâu thì nhắc em sửa, thiếu đâu thì bổ sung vì dưới đây là những kỹ năng mà không được học trong trường, có thể còn là những phá cách sau tay lái.
CÁC KỸ NĂNG VƯỢT TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG.
1. Rèn luyện:
a. Quan sát:
* Trên đường nhiều khi có những tình huống bị vật cản cố định hay di động là mất tầm nhìn: cố định như góc cua bị cây, nhà che khuất, di động như xe lớn đi trước, sang đường, quay đầu, đỗ.
Khi gặp vật cản tầm nhìn cố định, trước tiên cần giảm ga - đây là bước tiền đề cho thao tác phanh được an toàn và hiệu quả - chú ý quan sát vệt phanh (nếu có) trên đường do xe trước để lại để tránh xa hơn khả năng xảy đến khiến xe trước đó phải phanh gấp. Nếu chạy đêm thì chú ý ánh đèn pha ngược chiều khi có xe ngược chiều đi tới. Đặc biệt cẩn rọng khi cua phải gấp bị che khuất tầm nhìn khi trời tối vì góc quét của đèn pha luôn đi sau góc bánh lái.
Khi gặp vật cản tầm nhìn chuyển động, nếu là xe lớn, nên quan sát từ xa, nhìn qua gầm xe đó để phát hiện phán đoán người, vật hay xe cộ khuất sau xe đó
* Quan sát tránh 4B ngược chiều, xác định hướng chuyển động của xe ngược chiều nếu có xu hướng lấn đường thì nên cẩn thận giảm ga rà phanh để tốc độ chạy tương đồng với các xe khác chạy trước, sau, và cần chắc chắn bên mạn phải không có xe nào đang đi song song. (Thường khi chạy trên đường hẹp)
* Quan sát và phán đoán hướng di chuyển của xe 2B: Xe 2B chạy cùng chiều hay ngược chiều rất bất ổn khiến người lái xe phải biết quan sát và phán đoán. Thuộc tính cơ bản của xe 2B là trước khi rẽ (thay đổi hướng chuyển động) thì thân xe đó đều nghiêng đi một góc nhất định do di chuyển trọng tâm để rẽ sang hướng đó. Tuỳ theo góc nghiêng càng lớn thì chiếc xe 2B đó sẽ rẽ càng gấp. Tài xế 4B cần tập nhìn trên đường để đánh giá chính xác được góc rẽ mà dựa vào đó để quyết định phanh lại hay cho xe vượt qua chiêc 2B đó.
* Quan sát đánh giá sự thay đổi của con đường đang đi. Thường các đoạn đường có dấu hiệu nguy hiểm là:
- Đang chạy tít tự nhiên nhìn thấy 1 dấu vệt phanh,
- từ đường lớn/ tốt vào đường hẹp/ xấu và ngược lại (ảnh hưởng tâm lý tài xế gây ra xử lý tình huống ko chuẩn), lên tới đỉnh dốc (máy đang gò lên dốc tới đỉnh rồi xả máy dễ gặp nguy hiểm, có thể gặp đoạn xuống dốc cua gấp đột ngột xe có thể trôi, mất phanh, mất lái),
- đặc biệt chú ý khi đường đang rộng, thoáng, thẳng, đang chạy nhanh mà nhìn thấy đường cua trước mặt cho dù là không gấp, hơi cong cong thôi cũng phải giảm tốc về tốc độ an toàn (là tốc độ chạy tuỳ theo mỗi xe mà tài xế có thể xử lý gấp mà không mất phanh, mất lái) nhất thiết phải giảm tốc độ ngay lập tức vì những trường hợp này hiểm hoạ TNGT rất lớn và khi xảy ra thì rất nặng nề.
b. Kỹ năng ước lượng (em không biết gọi cho chính xác là gì, nhưng từ chính xác vẫn là từ dân giã "căn")
*Căn ngang: Căn đầu xe, bánh bên phải... (Cái này OS đã tốn rất nhiều giấy mực, ở đây em ko lạm bàn nữa)
* Căn dọc xe: ngoài việc căn khoảng cách chiều dài xe để vào park như bác Lơ Xe đã nói ở các bài trên, khác với 2B tài xế 4B phải biết căn dọc. Nghĩa là xác định được khoảng cách từ đầu xe mình đến chỗ gặp xe ngược chiều và duôi xe mình qua thoát xe cùng chiều ở đâu trên mặt đường. Không kể các trường hợp chạy chậm theo hạn chế tốc độ, hay quá nhanh, ở tốc độ khoảng 60-80km/h:
- 2/3 khoảng cách nhìn bằng mắt sẽ là khoảng gặp nhau giữa xe ta và xe ngược chiều. Có thể tăng giảm tốc độ để điều chỉnh khoảng gặp nhau đó.
- Khoảng vượt thoát tương đối xe trước gấp 3 lần thân xe trước theo tầm mắt nhìn. Có thể tăng tốc mạnh hơn để rút ngắn khoảng cách này.
* Nguyên lý "đường lái đẹp": Dựa vào quan sát, căn, chia đường theo trục đối xứng của thân xe:
Hãy tưởng tượng bác đang "cõng" theo 1 khúc cây tre dài đúng bằng chiều dài thân xe 4B, song song với thành xe, gác qua cần số (ở giữa chiều rộng xe). Nhiệm vụ của bác là "bắn" cây đó bay đi như tên mà không chạm đâu giữa 1 rừng chuyển động (không nói trường hợp tắc đường), sao cho khúc tre đó nằm đúng trên đường trục chia hai phần đường rộng tương đối đều nhau mà không bị vẫy đuôi (đánh lái gấp) và chú ý những khoảng trống bị khép lại mà mà bề ngang xe không thoát qua.. phanh.
* Nguyên lý "lên xuống an toàn": xe 4B có tự trọng lớn hơn nhiều 2B nên hay chạy theo đà (quán tính) ảnh hưởng đến việc điều khiển tốc độc xe sao cho tăm giảm không gây shock với xe và người khác cùng ngồi trên xe.
- Giảm tốc - phanh đứng: Không nên đạp phanh mạnh ngay sau khi tăng tốc (trừ trường hợp khẩn cấp). Trước khi phanh nên nhả ga zà phanh rồi mới phạnh mạnh rồi nhẹ dần đến khi xe dừng hẳn.
- Ngược lại với phanh xe, đang chạy chậm dần khi giảm tốc mà ta muốn tăng tốc trở lại thì nhất thiết trong một thời điểm nào đó xe phải chuyển động đều rồi tăng tốc (do quán tính của xe), thời điểm xe chuyển động đều đó càng ngắn thì việc tăng tốc gây shock.
(Ngoài ra tài xế cần chú ý khi đang tăng tốc mà gặp tình huống nguy hiểm sẽ khó phanh, xử lý hơn khi đang chạy đều.)
Như vậy khi đang giảm tốc mà cần tăng tốc chạy tiếp, đạp nhẹ ga cho xe chuyển động đều rồi mới nhấn ga tăng tốc (tốt nhất là tăng tốc dần dần)
2. Kỹ năng vượt xe khác trên đường trường VN
Kết hợp với các kỹ năng rèn luyện tốt như đã nói ở trên, có thể thực hiện được các pha vượt an toàn trên đường:
a. Vượt núp gió: chạy sát đuôi xe phía trước, giữ ga cho xe chuyển động đều, tính toán ước lượng khoảng cách sao cho có thể duy trì chuyển động đều, trong thời gian đó bật xi-nhan báo vượt và quan sát đường phía trước xe cần vượt. Khi vượt được thì ấn ga vượt lên. Khi cần vượt nhanh, ấn nháy ga sát sàn 1 lần rồi trả về vị trí ga cũ rồi ấn ga tăng tốc sao cho xe không bị giật thì tăng tốc mạnh hơn bình thường. Áp dụng cho em khoẻ vượt xe yếu nơi đường rộng.
b. Vượt theo đà: Chạy cách xe trước 1 khoảng xa bật đèn báo vượt, khi có xe ngược chiều đi tới, chú ý quan sát đường qua gầm xe trước và khe giữa xe trước và xe ngược chiều, chờ lúc xe trước tránh xe ngược chiều phải phanh - báo đèn phanh thì bắt đầu tăng ga sao cho các xe ngược chiều tránh thoát - xe trước chưa kịp tăng tốc thì bắt đầu vượt. Kiểu này đòi hỏi độ quan sát của tài xế phải tốt, áp dụng nơi đường hẹp, đông xe và xe yếu hơn có thể vượt xe khoẻ.
c. Hạn chế vượt nối đuôi xe trước đang vượt 1 xe khác và vượt một lúc nhiều xe. Tuyệt đối không nên vượt nối đuôi trên đường đi qua khu dân cư.
Pilot4W nói:c. Hạn chế vượt nối đuôi xe trước đang vượt 1 xe khác và vượt một lúc nhiều xe. Tuyệt đối không nên vượt nối đuôi trên đường đi qua khu dân cư.
Cái này em bị rồi: vượt phải xe tải (đang bật xinhan trái) theo đuôi xe trước. Xe trước vừa vượt qua xe tải, em bám theo sau thì hỡi ôi 1 anh 2 bánh đi ngươc chiều bên lề phải đột ngột xuất hiện. Em thì ở giữa xe tải và 2b. 2b thì giữa xe em và rail. Nghe cái bộp, kính hậu phải xe em gấp lại đập vào kính chắn gió cửa trước bên phải vỡ vụn. Tấp xe vào lề nhảy xuống xem nó ra sao thì chẳng thấy đâu nữa (có lẽ thấy em bị bể kính nên rẽ vào hẻm chạy luôn). Hú hồn. Chỉ sợ nó té thì khổ mình. Không hiểu sao mà nó lại chạy ngược chiều ngoài rail. Cũng may là tay lái 2b va vào kính hậu nên nó không té..