Hạng B1
8/3/12
89
26
18
bác này nhìn nhận vấn đề rất thực tế, đúng vậy muốn hòa nhập với công đồng các bác phải mất 5 nam nếu cố gắng
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng B1
8/3/12
89
26
18
cao siêu
24.gif
24.gif
xechaythan nói:
Đọc qua hơn hai mưới mấy trang, và theo đó em thấy đi ra nước ngòai thì ta sẽ có điều kiện học tập, sống và làm việc tốt hơn. Ngay ở đây em đã thấy những người trẻ tuổi, có ý chí, siêng năng, cầu tiến thì nên đi. Ai mà có gia tài sự nghịêp muốn đi định cư để hưởng thụ thì nên suy nghỉ cho kỹ mục đích của mình. Nhưng cái khó nó lại nằm ở chổ này các bác ạ. Em có thằng bạn nối khố, trước khi đưa gia đình đi định cư, khi cụng ly chia tay nó cũng khẳng định lập trường vững chắc của nó. Nhưng rồi cũng chính nó sau một thời gian dài an cư lạc nghiệp thì nó lại nói:
_" Có những suy nghĩ khi còn trẻ ta cho là đúng, nhưng đến một giai đọan nào đó trong cuộc đời ta lại thấy hình như nó hơi sai".
Em nói:
_" Thì phải rồi hồi trẻ mày thấy khác bi giờ phải thấy khác, đâu có gì lạ đâu?!".
Bạn em hạ giọng:
_" Ý tao nói mày không hiểu. Một khi nhu cầu cấp bách hàng đầu được thỏa mãn thì những nhu cầu thấp hơn nhảy lên đứng đầu để thôi thúc mình"
Em nói:
_" Chuyện bình thường "
Bạn em tiếp một hơi:
_" Bình thường ở VN nhưng ở NN nó lại không bình thường mày ạ. Khi mới qua, lo cày cật lực thì rất tao rất hài lòng và vui vì thấy mình được rất nhiều, mất thì không có gì để mất. Nhưng dần dần tao thấy ở nước ngòai đúng là một nơi công bằng. Những gì mình có được đều phải do chính sức lực mình bỏ ra, không ai cho không một thứ gì cả. Nếu ai đó hay chính phủ có cho mày thì mày nên có trách nhiệm đóng góp lại để người khác còn được giúp như mày. Nếu không thì họ cũng có cách khéo léo để lấy lại một cách công bằng nhất. Nhưng đó là chuyện nhỏ, chuyện tao muốn nói ở đây là khi ở NN có những nhu cầu mà khi ở VN tao với mày không bao giờ đề cập đến. À, mà mày còn nhớ mấy thằng học chung mình bị tao chữi cho khi về quê mình chơi không?
_" Hôm đó mày nói tụi nó là con nuôi của bà " N " dạy đạo đức chứ gì. Gần hai mươi năm rồi mày nhắc lại làm gì!"
_" Thì tao phải nhắc lại cho mày hiểu tâm trạng hịên tại của tao. Khi có ý nghỉ là mình có diễm phúc hơn bạn bè để có tất cả cũng là lúc tao mơ hồ thấy mình thiếu..."
_" Thì mày nói đại ra là nhớ quê hương đi. Sao về lần này tao thấy mày sến quá. Ngồi nhậu với mày mà nói chuỵên gì đâu không hà. Hèn gì năm ngóai con "H" con gái mày về VN ghé qua thăm tao nó nói dạo này mày lẩm cẩm dữ rồi. Nếu con cái học hành đâu đó ngon lành rồi thì nếu nhớ quê hương xứ sở thì mày về sống đại ở VN luôn đi. Đi thì khó chứ về dễ ợt".
Thằng bạn em đang rót mới được nữa ly bia cho em thì nó ngưng ngang, đặt lon xúông bàn, nhìn em và hỏi:
_" Tao hỏi thiệt mày, ở SG về tới miệt Cán Gáo quê mình gần hơn tao ở bển về đây. Vậy có bao giờ mày muốn trở về quê sống không mà mày kêu tao"
" ????????!!!!!"
 
Hạng D
5/1/10
2.791
16.640
113
Der Fahrer nói:
Khí nhắc đến tâm trạng có vẻ như phổ biến này , chúng ta có thể đã quên bẵng một điều : Đó là tâm trạng tự chúng ta mang lại cho mình .
Chúng ta chắc chắn là chưa biết hoặc không muốn biết phương thức để sống giữa những người khác chủng tộc , sự hạn chế về ngôn ngữ và hiểu biết về tập tính các dân tộc đẩy chúng ta tình thế luôn luôn xếp sẵn sự tự ti vào trong hành trang của mình khi bước chân vào xứ lạ.
Chúng ta cố gắng làm quen với tất cả mọi thứ trong môi trường của mình , kể cả là thói quen triệt hạ lẫn nhau rất bạo tàn ,nhưng không quen với sự đấu tranh giành lấy một chỗ đứng cho mình trong đám đông xa lạ . Trong môi trường gần nhà của mình , chúng ta sẵn sàng nhạo báng những ý kiến đúng dắn , coi thường những quy tắc chung cơ bản nhất và thậm chí bật cười khi một người ngoại quốc tỏ ý bất bình một vấn đề sai phạm nào đó , nhưng ở nước ngoài , một lời công kích vô lối hay cay độc của dân bản địa nhắm vào mình làm chúng ta rúm rõ , ức chế tới mức trầm cảm và tiêu hao dần dần tất cả những tinh quái đời thường để cuối cùng dẫn ra những kết luận đầy bi quan , tiêu cực ... đấy là hiện tượng không hiếm chút nào cả , quy cho cùng cũng xuất phát từ hạn chế ngôn ngư và hiểu biết. Thế là bất hợp lý , là rất không nên!
Một chút xíu là nản , là tự ái . là mặc cảm và muốn đi về nhà trong khi chúng ta nói rất nhiều về đẳng cấp quốc tế và mơ ước tầm vóc của "công dân quốc tế" !!
Sống ở đâu là vấn đề khác , ở đây tôi chỉ có chút nhận xét về vấn đề tâm lý và cảm xúc khi chúng ta rời khỏi quê hương mình.
Khi rất nhiều người trên thế giới này không biết quê hương và con người VN ta cần cù thông minh và sáng tạo ,như chúng ta vẫn tự khen mình , để họ vui mừng cung kính chào đón ta và khi những đồng bào khác không đem lại sự nể trọng từ người bản địa ... thì chúng ta hãy cố tự thân làm lấy điều ấy , chả có gì là bày sẵn cho ta đâu .
Không đủ tài năng và điều kiện để có thể chen ngang đứng lên hàng đầu thì cũng đừng tự lủi thủi quanh quẩn tụt xuống tìm chỗ đứng cuối cùng.
Chả việc gì phải thế cả , nói thẳng là mình vẫn hơn khối đứa !

Đem lên đây cho các bác dể xem
 
Hạng D
17/4/06
1.429
15
38
56
Tương lai f1 là quan trọng nhất, nên chọn lựa phương án nào tốt nhất cho f1 mà thôi
 
Hạng D
30/5/12
2.632
6.164
113
Em ơi Sài Gòn phố
thanhnn nói:
Tương lai f1 là quan trọng nhất, nên chọn lựa phương án nào tốt nhất cho f1 mà thôi

Cái này cũng khó bác à, đồng ý là hi sinh đời bố củng cố đời con, nhưng ta sang bằng cách nào để hợp thức hoá được sống hợp pháp và F1 có quyền công dân một cách hợp pháp. Nếu ta có đủ tiền để nhập cư theo dạng đầu tư ( khoảng 1tr $) tức là hơn 20 tỏi thì ở nhà với tài sản đó gửi ngân hàng lấy lãi F1 sẽ được học trường quốc tế, sau này đến tuổi là đi du học thoải mái không chịu rủi ro, nó học được và ở lại được thì tốt, còn sau này tính tiếp.
Các bác có thể tham khảo thêm ở hoisinhvien.net của dân Melbourne nói về vấn đề nhập cư xin PR và TR.
 
Hạng B2
4/10/10
115
74
28
www.phutunghopso.com
Theo kinh nghiệm của bản thân em di dân hay ở Việt Nam đều có những cái tôt và không tôt.
Tốt:
Hàng hóa sẵn và rẻ. Y tế tuyệt vời. Giao thông cực tốt. Khoảng cách giầu ngheo không xa như Viẹt Nam. Giáo dục miễn phí đến lớp 12. Môi trường trong sạch. Chính sách, luật pháp minh bạch. Lãi xuất ngân hàng thấp. Vay tiền ngân hàng nếu không trả được thì khai phá sản chứ không phải đi tù. Có hộ chiếu của quốc gia phát triển ( không phải hộ chiếu của 3rd world country)
Không tốt:
Thuế cao. Thuế thu nhập cá nhân khoảng 35%, mua sắm gì lại phải đóng thuế thuế HST khoảng 12.5% . Nếu làm $100.000 thì nộp lại cho nhà nước gần 50%.
Thế hệ thứ nhất không có cơ hội thăng tiến. Chủ yếu làm lao động tay chân. Nếu không dính dáng đến trồng cỏ , ăn cắp, bán thuốc lắc, đứng tên nhà thuê cho người trồng cỏ, hôn thê giả etc thì còn lâu mới có tiền mua nhà và mỗi năm về Việt Nam chơi.
Không có cuộc sống tinh thần như ở Việt Nam. Xa quê hương, họ hàng , bạn bè. Các cụ ngày xưa có câu THA PHƯƠNG CẦU THỰC. Người nhà em có nhiều người định cư ở nước ngoài nhưng đến cuối đời đều về Việt Nam.
Con cái sẽ bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây.
Mùa đông không có nhiều việc như mùa Hè.
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.554
113
Nơi đây bàn thêm vấn đề này:

otosaigon . com/forum/Nước-Mỹ-có-phải-thiên-đường-m4691966 . aspx

Nếu đứng ở vị trí người lao động chân tay như tôi thì: Nếu ở VN thì tôi chẳng mơ được cái gì vì tôi vốn học tới lớp 9 và chỉ làm thợ hồ. Qua đây thì tôi được làm ở môi trường tốt hơn, được học bổ túc văn hóa cấp 3 (GED) ban đêm miễn phí 100%. Sau đó học tiếp thợ tiện (cần xong cấp 3) cũng miễn phí 100% vào ban đêm. Sau đó thì có việc làm khá hơn một chút và ít cực nhọc hơn.

Còn nhiều người từng làm bác sĩ hay kỹ sư, có nhà cửa (tôi thì đã không có), có xe (hơi hoặc máy) ngon, có các mối quan hệ rộng rãi,... ở VN thì ra nước ngoài là chuyện không nên tí nào vì qua đây mọi thứ trở nên gần bằng zero.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
30/5/12
2.632
6.164
113
Em ơi Sài Gòn phố
Hondaridgeline nói:
Theo kinh nghiệm của bản thân em di dân hay ở Việt Nam đều có những cái tôt và không tôt.
Tốt:
Hàng hóa sẵn và rẻ. Y tế tuyệt vời. Giao thông cực tốt. Khoảng cách giầu ngheo không xa như Viẹt Nam. Giáo dục miễn phí đến lớp 12. Môi trường trong sạch. Chính sách, luật pháp minh bạch. Lãi xuất ngân hàng thấp. Vay tiền ngân hàng nếu không trả được thì khai phá sản chứ không phải đi tù. Có hộ chiếu của quốc gia phát triển ( không phải hộ chiếu của 3rd world country)
Không tốt:
Thuế cao. Thuế thu nhập cá nhân khoảng 35%, mua sắm gì lại phải đóng thuế thuế HST khoảng 12.5% . Nếu làm $100.000 thì nộp lại cho nhà nước gần 50%.
Thế hệ thứ nhất không có cơ hội thăng tiến. Chủ yếu làm lao động tay chân. Nếu không dính dáng đến trồng cỏ , ăn cắp, bán thuốc lắc, đứng tên nhà thuê cho người trồng cỏ, hôn thê giả etc thì còn lâu mới có tiền mua nhà và mỗi năm về Việt Nam chơi.
Không có cuộc sống tinh thần như ở Việt Nam. Xa quê hương, họ hàng , bạn bè. Các cụ ngày xưa có câu THA PHƯƠNG CẦU THỰC. Người nhà em có nhiều người định cư ở nước ngoài nhưng đến cuối đời đều về Việt Nam.
Con cái sẽ bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây.
Mùa đông không có nhiều việc như mùa Hè.
Trời, bác nói đúng quá ! Like bác
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
15/7/10
1.185
739
113
Sài Gòn
E lại có câu hỏi : nước ngoài là nước nào? Muốn đến đó thì bằng cách nào và ta có được đến đó k?