@ bác xeboxit: em cũng có sơ qua thời gian ngắn trong việc hi-tech của bọn giãy chết thôi. Ngắn gọn thì việc của em nó là việc đáy, dạng như trong garage thì là việc quét dọn, bôi dầu, bê hộp đồ,..., tuy nhiên em quan sát thấy cái gì thì em nói cái đó, mà cũng chưa chắc đã đúng sự việc
@ bác ccsu: cá nhân em thì thấy việc nào nó cũng có nhiều lớp, thường lớp culi chả ảnh hưởng mấy về công nghệ, chỉ ngại tư cách thằng làm, sợ nó phá bậy là chính, chứ còn ảnh hưởng gì đâu. Mà việc này thì nhiều, làm nặng, mà thu nhập thấp, nên dân bản địa nó lười làm (vì thằng bản địa ngon thì làm làm core rồi), chẳng để nhập cư cày bừa thì còn để ai (nhất là lúc có project lớn-phải đấu thầu-, tuyển cũng lúc cả chục thằng trong chuyên ngành hẹp-).
Quy trinhg ở Mỹ em cũng chẳng rõ, nhưng qua mấy việc mà em biết thì đúng là việc liên quan đến công nghệ, nếu không có người giới thiệu, bảo lãnh và rồi sau đó không được homeland security nó phê duyệt thì có được fellowship vài tháng đến 1 năm thôi.
Tuy nhiên em thấy là bọn tư bổn nó cũng chả khác gì phong kiến cả, tức là nó làm việc qua mai mối và giới thiệu. Tức là khi có việc thì nó nhìn quanh xem trong hội bạn bè chuyên môn của nó để xem có candidate nào phù hợp không, nếu không nó mới tính đến việc lấy người qua các kênh chuyên môn mà nó biết, vd: hội nghị, hội thảo,..., nếu chưa có nó mới lấy application tự do (mặc dù đa phần các trường hợp nó đều cho đăng tuyển open position hết).
Từ góc quan sát của em, nói chung tuyển người làm về hitech (trừ những người giỏi nổi trội, đương nhiên không phân biệt quốc tịch) thì sau dân bản địa nó thường ưu tiên: gốc Tây Âu>gốc Nam Âu>gốc Trung Âu>gốc Đông Âu>Nga>Ấn>Tàu>A rập.
Nhất là những ngành liên quan đến vũ khí hay công nghệ sinh học, gens thì khó cho người nước ngoài kiếm việc lắm.