Hạng D
16/10/10
2.143
56
113
SG
gakho nói:
T.ran nói:
...

Giờ em thấy 2 thứ quyết định. Một là rất nhiều $, nhưng thời khủng hoảng này thì đào đâu ra cho nhiều. Hai là giỏi và có chỗ dựa, dĩ nhiên cũng có khá $. Chứ cứ bàn văn hoá và an sinh hoài thì hơi ...trật. :)
Nếu có một mục tiêu rỏ ràng và chấp nhận hy sinh những thứ khác (dù biết là sẽ rất khổ tâm, nên lựa chọn cái ít khổ tâm hơn) để thực hiện mục tiêu đó thì quyết định đi hay ở sẽ dể dàng hơn.
Tuy nhiên cũng cần xác định rỏ, điều gì sẽ xảy ra sau khi đạt đc mục tiêu của mình? vì đây chính là chiến lược dài hạn.

...yes sir !

Điều gì sẽ xảy ra khi mình đạt đc mục tiêu? Tiện ích? Xa hoa? Văn hoá? Đường học hành con cái? Tự do?.v.v...?

Đôi khi mình đi vì muốn thay đổi, muốn lật sang trang để mọi người hạnh phúc hơn, hy sinh là điều đầu tiên phải làm. Nhưng rồi cũng sẽ hỏi, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo???

Vậy đánh đổi có đáng ko? Một mình thì 30 giây, rẹt rẹt, bay cái vèo. Gia đình thì lại khác... Hiz hiz !

@bat.hoi: kiếp lữ hành mà ...:p
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
btpaul nói:
dawmgoodman ® nói:
1 phần ý em là nếu thu nhập của mình nếu từ những kinh doanh không tuỳ thuộc nhiều vào các quan hệ xã hội , như ăn uống, khách sạn, du lịch, sản xuất...
có thể e đang tạm thời thuộc thành phần này, nhưng em cũng lấn cấn lắm, chẳng biết có giờ G xảy ra không, trứng thì hiện nay chỉ có BĐS, bank mà thôi. nghe nói hồi xưa có cái gọi là "đánh tư sản", nếu xảy ra nữa thì em tiêu....dù trứng của em cũng chả nhiều gì so với vài triệu người khác
Em k nghĩ còn bước thụt lùi đánh tư sản đâu. Mà giờ có đánh thì đánh cá mập thôi, cá trích như em chẳng ngại :).
Em mà có trứng thì dàn ổ trứng qua nhiều ổ khác nhau như kỹ năng sống cho con, nhà hàng, khách sạn, vàng, $...Những thứ này có thể tồn tại khá khách quan...

Chưa ai bàn tiếp vụ nhu cầu của mình so với người tu hành nhể :D:D
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
T.ran nói:
gakho nói:
T.ran nói:
...

Giờ em thấy 2 thứ quyết định. Một là rất nhiều $, nhưng thời khủng hoảng này thì đào đâu ra cho nhiều. Hai là giỏi và có chỗ dựa, dĩ nhiên cũng có khá $. Chứ cứ bàn văn hoá và an sinh hoài thì hơi ...trật. :)
Nếu có một mục tiêu rỏ ràng và chấp nhận hy sinh những thứ khác (dù biết là sẽ rất khổ tâm, nên lựa chọn cái ít khổ tâm hơn) để thực hiện mục tiêu đó thì quyết định đi hay ở sẽ dể dàng hơn.
Tuy nhiên cũng cần xác định rỏ, điều gì sẽ xảy ra sau khi đạt đc mục tiêu của mình? vì đây chính là chiến lược dài hạn.

...yes sir !

Điều gì sẽ xảy ra khi mình đạt đc mục tiêu? Tiện ích? Xa hoa? Văn hoá? Đường học hành con cái? Tự do?.v.v...?

Đôi khi mình đi vì muốn thay đổi, muốn lật sang trang để mọi người hạnh phúc hơn, hy sinh là điều đầu tiên phải làm. Nhưng rồi cũng sẽ hỏi, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo???

Vậy đánh đổi có đáng ko? Một mình thì 30 giây, rẹt rẹt, bay cái vèo. Gia đình thì lại khác... Hiz hiz !

@bat.hoi: kiếp lữ hành mà ...:p
Gần ra vấn đề để em viết tiếp cái bài "nhức não" òi...:D:D
 
Hạng D
16/10/10
2.143
56
113
SG
@Đâm, bác mổ xẻ direct luôn đi, vòng qua một bên mắc công xi nghĩ :D
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
T.ran nói:
@Đâm, bác mổ xẻ direct luôn đi, vòng qua một bên mắc công xi nghĩ :D
kaka, thế mới có cái thú của nó bác nhỉ. Đôi khi phải phang nhau toé máu sau này lại nhớ là vậy phải k bác? :D:D

Thôi em gửi các bác câu chuyện làm qùa cuối tuần....


Chuyện kể rằng, có một ông trưởng giả kia, sinh thời có bốn bà vợ.

Bà vợ Cả vốn được cha mẹ đôi bên hứa hẹn với nhau từ khi cả hai đứa nhỏ đều chưa ra đời. Sau này cả hai lớn lên, khi cha mẹ đôi bên tổ chức đám cưới cho đôi trẻ, cả hai đều chưa biết mặt nhau, cho nên đôi vợ chồng trẻ sống chung mà không có sự cảm thông, hiểu biết về nhau, chỉ như hai cái bóng bên nhau qua ngày, người chồng không thèm biết đến sự có mặt của người vợ lặng lẽ đi bên cuộc đời mình, như một vật phụ thuộc trong sự âm u tối tăm của căn nhà cổ.
Rồi người chồng ra ngoài đời làm ăn buôn bán dần dần khấm khá, ông ta bèn cưới thêm một bà vợ nữa. Từ khi có bà Hai, trong nhà luôn luôn vui vẻ với tiếng cười rộn rã, "rủng rẻng" của bà. Ông trò truyện, đùa giỡn, tối ngày cùng với bà Hai đầu gối tay ấp, tưởng như mối tình gắn bó keo sơn không có gì lay chuyển nổi.
Thế nhưng, lòng ham muốn của con người cũng giống như câu chuyện bó cỏ mà người xà ích dùng để dụ con ngựa vươn cổ vói về phía trước, mà không bao giờ đạt được tới đích, ông trưởng giả tối ngày đếm tiền nghe tiếng "rủng rẻng" mãi cũng thấy chán, bèn quyết định cưới thêm bà vợ nữa cho nhà cửa sầm uất vui vẻ. Thế là bà Hai đành phải chia sẻ tình yêu để ông chồng mời bà Ba "uy nghi" về nhà.
Có bà Ba rồi ông mới thấy nếu chỉ quanh quẩn trong nhà thì cũng không có gì là thú vị, chẳng ai biết đến sự giầu có sang trọng của ông, cho nên ông quyết định cưới thêm một bà vợ thứ Tư, một bà "rất sang", mọi người trông thấy là tấm tắc ngợi khen sự cao sang của gia đình ông.
Ngủ quên trên danh vọng, vinh hoa phú quý tràn ngập, với tài kinh doanh và sự lạnh lùng tàn nhẫn trong thương trường, tiền bạc cuồn cuộn vào nhà ông như thác đổ, ông say sưa trên men chiến thắng với danh hiệu Anh Hai Chi Tiền trong những cuộc vui trà đình tửu quán. Từ trên đỉnh cao của danh vọng và quyền thế, ông quên hẳn mặt trái của xã hội, cái mặt dàn trải đầy dẫy những hoàn cảnh khổ đau đói khát, cơm không có mà ăn, co ro trong manh áo rách cho qua đêm Ðông rét mướt.
Rồi một ngày kia, ông ngã bệnh. Cái tâm hồn cạn tầu ráo máng ẩn trong cái cơ thể bệnh hoạn dầm dề, kết quả tàn khốc của những cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm, đã mau chóng đưa ông tới ngưỡng cửa của Tử Thần.
Trong giờ phút thiêng liêng, gần đất xa trời, ông quyến luyến nhìn bà vợ thứ tư, tha thiết hỏi:
- Ta sắp chết rồi, em là người ta thương yêu nhất, em có đi theo ta không?
Bà Tư nức nở:
- Em thương chàng lắm, nhưng em không thể đi theo chàng sang bên kia thế giới, mà chỉ có thể theo chàng đến mộ mà thôi.
Quay qua bà Ba, ông hỏi:
- Còn em thì sao? Ta rước em về đã lâu, ngày ngày đều chiêm ngưỡng, chăm sóc, o bế, tô điểm cho em đẹp đẽ với đời. Nay ta ra đi, em có đi theo ta không?
Bà Ba nghẹn ngào:
- Em không thể chết theo chàng, nhưng em sẽ tiễn chàng tới tận góc phố, cho đến khi quan tài của chàng khuất bóng.
Thất vọng, ông thở dài hỏi bà Hai:
- Vợ chồng đầu gối tay ấp hàng bao nhiêu năm rồi, ngày đêm ta trân quý em, ta cất giữ em kỹ lưỡng, nay em có đi theo ta không?
Bà Hai mếu máo:
- Em sẽ tiễn chàng tới cửa, khi không còn trông thấy quan tài chàng nữa thì cũng là lúc mà chúng ta vĩnh biệt nhau.
Ông trưởng giả nhắm mắt trong sự buồn rầu, đau khổ. Một lúc sau, ông mở mắt nhìn về phía chân giường, nơi bà vợ Cả vừa già vừa xấu của ông đang sụt sịt, hỏi cho có lệ:
- Còn bà, chắc bà oán tôi bỏ bê bà lắm, đâu thèm nghĩ tới chuyện đi theo tôi bước vào cõi chết?
Nhưng thật là bất ngờ, bà vợ Cả bị bỏ rơi của ông cất giọng bình thản:
- Em đã cùng với chàng bước vào cuộc đời này từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ, em sẽ đi theo chàng sang bên kia thế giới, tới tận những cuộc đời tiếp theo của chàng, mãi mãi, cho tới khi nào chàng đắc đạo thì sự liên hệ của đôi ta mới chấm dứt...
 
Hạng D
16/10/10
2.143
56
113
SG
...hay nè, tks Đâm, mặc dù biết bác ko post liên quan đến đi...hay...ở. Kệ ! :D
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
T.ran nói:
...hay nè, tks Đâm, mặc dù biết bác ko post liên quan đến đi...hay...ở. Kệ ! :D
hehe, có đấy bác. Gần như câu trả lời cho post #790 của bác đó.
Em đã nói đoạn này bắt đầu nhức não chứ k như cái Maslow mà, hehe. Ai có duyên thì sẽ hiểu ngay thôi.Vẫn còn đoạn kết của truyện trên đó, ai đọc rồi sẽ nhớ lại, ai chưa đọc thì....vui lòng lục lại :D:D...em sẽ post sau...
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
[/quote]
Em k nghĩ còn bước thụt lùi đánh tư sản đâu. Mà giờ có đánh thì đánh cá mập thôi, cá trích như em chẳng ngại :).
Em mà có trứng thì dàn ổ trứng qua nhiều ổ khác nhau như kỹ năng sống cho con, nhà hàng, khách sạn, vàng, $...Những thứ này có thể tồn tại khá khách quan...

Chưa ai bàn tiếp vụ nhu cầu của mình so với người tu hành nhể :D:D
[/quote]
Rồi .... tôi tham gia chút cho vui .:)
Ở đây chỉ bàn tới TU thiệt kg kể các nhà tu ..... khác hén .
Nhu cầu tui là Ăn no , mặc ấm ,lo cho con cái học xong ĐH , thỉnh thoảng rửng mỡ đu đeo OS rong chơi cho có vẻ .....tiến bộ .:D
Nếu so với các nhà tu hành thì quả thật là hèn kém .... Họ chỉ cần có 1 đức tin , kg con cái , kg quan tâm đến tiền bạc , chơi bời và kg ...gì cả ?:p
Nếu nói ham muốn chắc họ có thể nghĩ đến hoằng pháp ,Truyền bá đức tin và Thiên đàng hay niết bàn khi ....chết .:cool:
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
phongluu nói:
dawmgoodman nói:
Em k nghĩ còn bước thụt lùi đánh tư sản đâu. Mà giờ có đánh thì đánh cá mập thôi, cá trích như em chẳng ngại :).
Em mà có trứng thì dàn ổ trứng qua nhiều ổ khác nhau như kỹ năng sống cho con, nhà hàng, khách sạn, vàng, $...Những thứ này có thể tồn tại khá khách quan...

Chưa ai bàn tiếp vụ nhu cầu của mình so với người tu hành nhể :D:D
Rồi .... tôi tham gia chút cho vui .:)
Ở đây chỉ bàn tới TU thiệt kg kể các nhà tu ..... khác hén .
Nhu cầu tui là Ăn no , mặc ấm ,lo cho con cái học xong ĐH , thỉnh thoảng rửng mỡ đu đeo OS rong chơi cho có vẻ .....tiến bộ .:D
Nếu so với các nhà tu hành thì quả thật là hèn kém .... Họ chỉ cần có 1 đức tin , kg con cái , kg quan tâm đến tiền bạc , chơi bời và kg ...gì cả ?:p
Nếu nói ham muốn chắc họ có thể nghĩ đến hoằng pháp ,Truyền bá đức tin và Thiên đàng hay niết bàn khi ....chết .:cool:
hehe. K chơi tự xỉ vả nhá.
Bên Phật giáo em thấy có câu này:" Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống tiết độ, có lòng tin, tinh cần thì ma không uy hiếp được, như núi đá trước gió" (HT Thích Minh Châu).
Hay bên Thiên Chúa cũng có câu em nhớ mang máng như "tôi sẽ không sợ hãi gì, vì Người ở bên tôi..."

Khi đã có mục đích rõ ràng, những lưỡng lự trên cũng dễ giải, bác Phóng Lựu nhể? Em thấy mấy người TU thật, bất cứ đạo nào thì luôn khá khoẻ mạnh, vui vẻ, ít ưu tư bác hỉ...
 
PMC
Lơ Xe
12/1/04
2.374
168
63
Xa Cảng Miền Tây
"Đi" mới chỉ là một bước đầu thôi, còn "Sống" được hay không ở một môi trường lạ mới quan trọng. Ai không chịu nổi những sự thay đổi thì sẽ chán nãn, rốt cuộc sẽ quay về chốn cũ. Cái đó tùy sức khỏe và khả năng chịu đựng :D

Ở đâu thì cũng phải làm việc cật lực, trổ hết khả năng của mình thì mới bằng hoặc hơn người khác được. Vậy (nếu có điều kiện) tại sao không chọn một xã hội công bằng hơn, văn minh hơn, thượng tôn pháp luật hơn mà sống?