Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
17/8/09
3.305
1.787
113
tình hình Mr. T giờ giống tựa như Gadafi vậy :D
 
Hạng B2
16/9/10
169
2
18
tuandaigia nói:
Cũng rất khó khi nói HĐQT ra nghị quyết ép A Thành, em suy nghĩ theo hướng thế này:
Danh sách thành viên HĐQT Sacombank 2011 - 2015:
1. Đặng Văn Thành (no comment)
2. Huỳnh Quế Hà: em họ bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ a Thành)
3. Nguyễn Châu
4: Phạm Duy Cường
( 2 bác này phát triển Sacombank với a Thành từ hồi còn là hợp tác xã tín dụng Thương Tín, không có quyền hành gì nhiều chỉ có tên cho đủ ban bệ)
5. Đặng Hồng Anh con anh Thành
6. Nguyễn Ngọc Thái Bình con chị Mai Thanh Ree, chỉ chiếm có 4% vốn Sacom.
Nói chung là hiện nay nhóm này mà thuyết phục các tổ chức Dragon, ANZ thì điều gì sẽ xảy ra, cứ chờ.....
Không hiểu bác làm Phòng đầu tư - STB thời điểm nào, trước hay sau khi khi Quang từ Q.8 về?
Phần lớn thông tin bác nêu về STB và TTC đều chưa chính xác, ví dụ như phần em in đậm ở trên.
Thực ra nội bộ của STB và TTC cùng với gia đình mr. T và thực hư của việc thâu tóm như thế nào em cũng nắm tương đối rõ, tuy nhiên vì đa phần là thông tin mang tính riêng tư nên em cũng không tiện bàn; thôi thì ngồi lót dép nghe ngóng tin tức từ các bác.
 
Hạng B2
6/7/10
224
7
0
ủa người quen à, em làm sau khi đại ka em về 1 tháng, bác tên gì khi nào anh em cafe bác.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
B chỉ chơi chiêu để hốt tiền thôi, mr. T sợ mất quyền kiểm soát thì phải xuỳ tiền cho B
platinumcard nói:
theo các bác liệu có việc hai con hổ ăn chung một mâm không? Mr T đang yếu thế về tài chính, nhưng ổng có thế mạnh là cắm rễ lâu ở STB. Liệu ông T và ông B đồng ý ngồi chung với nhau trên con thuyền STB để chia sẽ quyền lực và lợi ích không?
 
Sacombank và nguy cơ bị chia sẻ quyền lực
18/07/2011 16:00:15

(ĐTCK-online) Giới đầu tư tài chính chuyên nghiệp đang xôn xao bàn luận về việc có một nhóm cổ đông bên ngoài đã sở hữu một tỷ lệ lớn cổ phiếu Sacombank (STB). Tuy nhiên, đây là thương vụ đầu tư tài chính đơn thuần hay mua thâu tóm là câu hỏi phải chờ thời gian trả lời.
Tỷ lệ mua gom là bao nhiêu?
Theo báo chí tuần trước đó đưa tin thì nhóm cổ đông mua gom cổ phiếu STB đã sở hữu 17 - 18% cổ phần STB, nhưng những thông tin trên thị trường cuối tuần qua lại nhắc đến con số xấp xỉ 30% cổ phần STB đã có trong tài khoản của nhóm cổ đông này. Và nhóm này đã đạt được thỏa thuận với một ngân hàng lớn hỗ trợ tài chính mua tiếp 10% STB nữa.
Liệu thông tin này có "cường điệu" quá hay không? Vốn điều lệ của STB là 9.179 tỷ đồng. Để sở hữu 30% vốn điều lệ, với mức giá bình quân giả định là 15.000 đồng/CP, nhóm cổ đông này phải bỏ ra khoảng 4.500 tỷ đồng. Một con số không nhỏ. Nhưng nhóm cổ đông này gắn với một nhân vật là “đại gia” bất động sản, người chưa bao giờ có tên trong bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán, nhưng lại rất nổi tiếng ở TP. HCM, nên tiền có khi không phải là vấn đề lớn, nhất là khi các đại gia liên kết với nhau trong thương vụ này. Thực tế, giá mua có thể thấp hơn do cổ phiếu STB đã có những chuỗi ngày dài lình xình ở mức giá thấp dưới 15.000 đồng/CP và cổ đông lớn có khả năng tạo sóng để giảm giá vốn mua STB.
Thực hư tỷ lệ sở hữu STB của nhóm cổ đông mới này hiện chưa có xác nhận chính thức, nhưng việc họ mua gom được một tỷ lệ nhất định STB không phải tin đồn.

Vì sao là STB?
Trước hết, STB là ngân hàng có mức độ đại chúng lớn. Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ và thoái vốn của các cổ đông lớn, nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch STB, ông Đặng Văn Thành nắm giữ trên 183 triệu cổ phiếu, tương đương trên 20%. Một số cổ đông pháp nhân tại STB như Dragon Capital nắm giữ khoảng 8,5% và ANZ nắm giữ 10%, REE giữ khoảng 4%, trong đó ANZ đã uỷ quyền quản lý cổ phần cho ông Thành.
Việc ANZ ủy quyền sở hữu cho ông Thành đang bị nhiều NĐT nghi ngờ về tính chắc chắn, vì bên ủy quyền có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Còn Dragon Capital đã lên tiếng không có bình luận gì liên quan đến cổ phiếu STB.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE cho biết, Công ty đã nhận được lời đề nghị mua lại toàn bộ cổ phiếu STB, nhưng HĐQT REE đã thống nhất chủ trương coi STB là một khoản đầu tư dài hạn. "Nếu đối tác nào đó trả một mức giá quá hời, có thể chúng tôi sẽ suy nghĩ lại, nhưng điều đó chưa xảy ra", bà Thanh nói. Bình luận về việc có một nhóm cổ đông bên ngoài mua gom số lượng lớn STB, bà Thanh cho rằng: "Với một món hàng tốt thì người ta mua là bình thường và khi sở hữu một tỷ lệ lớn, họ muốn tham gia vào điều hành là đương nhiên".
Nhìn từ góc độ đầu tư tài chính, cổ phiếu STB đang giao dịch thấp hơn giá trị sổ sách. Nếu tham gia điều hành STB, nhóm cổ đông mới có quyền nhất định trong việc sử dụng nguồn lực của ngân hàng này.
Tính đến 31/3/2011, số dư vốn huy động của STB đạt 123.761 tỷ đồng và tổng tài sản năm nay dự kiến đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cuối năm 2010. Bỏ ra vài nghìn tỷ đồng để có một phần quyền quyết định trong việc sử dụng hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động và tài sản của STB có lẽ là mục tiêu của nhóm NĐT đang gom cổ phiếu này.
Nếu như Công ty Sacomreal được hưởng lợi thế có Sacombank đứng đằng sau thì rất có thể, nguồn lực của STB sẽ được ưu tiên cho các dự án của nhóm cổ đông mới nếu nhóm này có chân trong HĐQT. Đây là một lợi ích được tính đến nếu việc sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu STB không đơn thuần chỉ là đầu tư tài chính.

STB có cần phòng thủ?
Với tỷ sở hữu hiện tại, gia đình Chủ tịch Thành vẫn là trụ cột không thể thay thế của STB. Giả định rằng, nếu nhóm cổ đông mới muốn thâu tóm thì việc gạt Chủ tịch đương nhiệm không dễ như những cuộc đổi ngôi mà nhóm cổ đông Bình Thiên An từng thực hiện ở một vài công ty thời gian vừa qua.
Trong điều kiện hiện nay, việc củng cố tỷ lệ sở hữu ở STB của cổ đông sáng lập là biện pháp cần thiết. Chuyển sở hữu của thành viên trong gia đình ông Thành sang Công ty Thành Thành Công mang lại một số lợi ích nhất định.
Đúng như ông Thành nói, Thành Thành Công sẽ được chuyển thành công ty đầu tư tài chính để chuyên nghiệp hơn. Nhiều đại gia có xu hướng chuyển tài sản của cá nhân và gia đình về một công ty TNHH hoặc cổ phần (danh nghĩa) để thuận lợi trong quản lý. Công ty được khấu trừ thuế nếu thua lỗ và được tính các chi phí đầu tư khác như thuê luật sư, môi giới…, còn cá nhân vẫn phải nộp thuế khi giao dịch dù lời hay lỗ và khó hạch toán chi phí liên quan.
Một cách phòng thủ nữa là cổ đông sáng lập STB cần tranh thủ sự ủng hộ của cổ đông lớn khác. Vì thế mà quá trình điều hành quản trị sẽ công khai minh bạch hơn, chiến lược phát triển phải điều chỉnh kịp thời hơn để nhận được sự ủng hộ của các cổ đông lớn.
Suy cho cùng, điều này cũng sẽ tốt cho STB nếu việc phải chia sẻ quyền lực với một nhóm cổ đông mới hay nguy cơ bị thâu tóm có khả năng tạo ra áp lực này.



Thu Hương

Phản hồi về bài viết Bản in Quay lại
Phản hồi của độc giả về bài viết này: Cô Đông - saigon - [email protected] Tôi rất cảm ơn bài viết này. Tác giả quá suất sắc khi nắm rõ tỉ lệ của các cổ đông lớn. Trên thực tế, sóng cổ phiếu ngân hàng trong những năm qua là không có, nếu có chỉ là sóng cực nhỏ, vì vậy, nhà đầu tư chọn đúng thời điểm này để nhìn nhận lại cổ phiếu vua. STB có lượng vốn lớn, vì vậy việc tăng trần của VCB cũng là động lực để STB và EIB tăng điểm. Suy cho cùng, dù thâu tóm thì chẳng ai có số lượng tiền để thâu tóm STB, nhiều khả năng sóng ngân hàng đang là đích đến và cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư lớn thực hiện việc đẩy giá kiêm lợi nhuận. Nên cẩn trọng trong việc quyết định bán hoặc mua. Thời gian còn ở phía trước và mọi chuyên còn xảy ra theo chiều hướng tích cực hơn cho STB. Hãy nắm lấy cơ hội. Vì việc thâu tóm chưa có ai đứng ra nhìn mặt rõ ràng, nên STB cũng chỉ là con chung một cha mà thôi.
Hai Thuộc - Hà nội - [email protected] Một thông tin cũng phải được cập nhật.

Tỉ lệ tín dụng phi sản xuất của STB ngày 30/6 là xấp xỉ 22%.

Trước đây tôi chỉ nghĩ những ngân hàng nhỏ mới có tỉ lệ này cao.

Hóa ra STB cũng có cái tỉ lệ này cao đấy chứ.
Giật mình - Haiphong - [email protected] Đa nghi có lý lắm.

Tôi nhớ cái vụ STB này đã được "kích hoạt" - nổ rất hay từ cách đây gần 1 tháng.

Liệu có đại gia nào đi gom hàng mà để nhà đài phát thanh ầm ĩ sớm quá vậy không nhỉ?
Đa nghi - ha noi - [email protected] Thật lòng tôi rất nghi ngờ về sự kiện này.

Tôi lại nghĩ theo một chiều ngược lại.

Đó là rất có thể đây là một chiêu kích giá của một đại gia hoặc của "chính những người trong cuộc"?

Nên nhớ là STB chuẩn bị có kế hoạch tăng vốn bằng chia tách. Vì vậy việc đẩy giá lên trước khi chia tách cũng là một kịch bản có khả năng cao.

NĐT nhỏ lẻ cần thận trọng kẻo lại phang đúng đỉnh?


http://tinnhanhchungkhoan...chia-se-quyen-luc.html
 
4 kịch bản cho STB nhìn từ các vụ M&A kinh điển
23/07/2011 09:02:17

(ĐTCK-online) Thị trường đang cố đi tìm lời giải vì sao một nhóm NĐT cố gắng nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank. Giới phân tích cho rằng, từ các thương vụ thâu tóm kinh điển trên thế giới, hiện có tới 4 kịch bản dành cho Sacombank.
[blockquote] >> Sacombank và nguy cơ bị chia sẻ quyền lực
[/blockquote]
Kịch bản 1: Đối thủ - đối tác
Một trong các thương vụ thâu tóm đình đám trên thế giới trong vài năm gần đây là cuộc chiến giữa Microsoft và Yahoo!. Đầu năm 2008, Microsoft đưa ra đề nghị mua lại Yahoo! với giá 44,6 tỷ USD, tương đương 29,4 USD/CP. Tuy nhiên, phía Yahoo! đã thẳng thừng từ chối vì họ cho rằng đó là cái giá quá rẻ. Sau đó, Microsoft đẩy lên 33 USD/CP, nhưng Ban lãnh đạo Yahoo! kiên quyết chốt mức tối thiểu là 37 USD/CP. Sự bất đồng đã khiến thương vụ rơi vào ngõ cụt. Thậm chí, đã có lúc Yahoo! tuyên bố bắt tay với Google nếu như không bị Bộ Tư pháp Mỹ ngăn cản theo Luật chống độc quyền. Tuy nhiên, vào cuối năm 2008, khi Jerry Yang - CEO của Yahoo từ chức, hai đại gia trong ngành công nghệ Mỹ đã nối lại đàm phán. Sau 6 tháng, "cuộc hôn nhân" giữa hai người khổng lồ đã diễn ra. Nhưng đó không phải là vụ thâu tóm như mục đích ban đầu, mà là một hợp đồng trong lĩnh vực tìm kiếm với thời hạn 10 năm.
Với Sacombank, trước khi các tin tức về nguy cơ bị thâu tóm được loan tải rộng rãi, từ 2 tháng trước, giới thạo tin đã xì xào về việc một nhóm NĐT đứng đầu là một "đại gia" ngân hàng đã mua gom, nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên 17 - 20%. Khi đó, giải thích cho động cơ trên, một trong các kịnh bản được đưa ra là việc hợp tác sở hữu chéo cổ phần cả hai phía với mục đích đỡ giá cổ phiếu. Nhưng trao đổi với báo giới mới đây, lãnh đạo Sacombank đã phủ nhận tình huống này.

Kịch bản 2: Đầu tư tài chính
Việc hãng xe hơi hạng sang Đức Porsche mua gom cổ phiếu của "người đồng hương" Volkswagen đã khiến báo giới thế giới tốn không ít giấy mực. Vào cuối năm 2005, giá cổ phiếu của Volkswagen khoảng 35 EUR/CP Porsche đã bí mật mua gom và sở hữu khoảng 20% số cổ phần Volkswagen. Sau đó, Porsche không giấu giếm ý định thâu tóm đối thủ. Chính danh là vậy, nhưng phía sau còn là đầu tư tài chính. Để đạt được mục đích, Porsche đã bỏ tiền mặt mua cổ phiếu thật, đồng thời tạo sự khan hiếm giả. Nạn nhân chính là những tay bán khống. Mỗi khi thấy giá cổ phiếu của Volkswagen tăng (do Porsche mua vào), các NĐT bán khống lại hốt hoảng "cover" lại hàng, đẩy giá tiếp tục tăng cao.
Vào mùa Thu năm 2008, khi nắm 51%, Porsche tuyên bố sẽ nâng sở hữu lên 75% cổ phần ở Volkswagen để kiểm soát hoàn toàn đối thủ. Giá cổ phiếu Volkswagen tăng vùn vụt 3 năm liền, vượt qua mốc 1.000 EUR/CP và chỉ chịu quay đầu thoái lui khi Porsche bất ngờ tuyên bố bán ra. Vào quý I/2009, thậm chí, lợi nhuận từ đầu tư tài chính vào cổ phiếu của Volkswagen đã đóng góp 6,84 tỷ EUR/7,34 tỷ EUR lợi nhuận trước thuế của Porsche.
Hiện tại, giới quan sát cho rằng, kịch bản cổ phiếu STB đang bị biến thành mục tiêu đầu cơ có xác suất cao nhất. Theo giả thiết này, một nhóm NĐT sở hữu một số lượng lớn cổ phiếu STB tạo mầm mống cho hoạt động thôn tính thật sự. Để vô hiệu hóa "cái gai" này, Ban lãnh đạo Sacombank buộc phải lên kế hoạch phòng thủ. Một trong các hướng khả thi nhất là đàm phán với nhóm NĐT này để mua lại một số lượng lớn cổ phần. Dĩ nhiên, vì mua lô lớn nên phải trả giá cao hơn nhiều so với mặt bằng hiện tại. Trong trường hợp cổ phiếu STB được chủ động đẩy lên cao để chống lại hoạt động thâu tóm, nhóm NĐT đang mua gom có thể hiện thực hóa lợi nhuận số cổ phiếu giá thấp mua quanh vùng đáy. Nếu đúng, đây là một "game" tài chính thông minh và rất mới mẻ tại TTCK Việt Nam.

Kịch bản 3: Sacombank thâu tóm ngược đối thủ
Nếu không có cuộc khủng khoảng tài chính thế giới kéo theo sự đi xuống trầm trọng trong ngành chế tạo ôtô kể từ cuối năm 2008 thì có lẽ Porsche đã thâu tóm Volkswagen thành công. Thế nhưng, ở đời, ít ai học được chữ ngờ. Thất bại trong việc thâu tóm Volkswagen đã khiến Porsche lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Đầu năm 2009, với số nợ khoảng 16,1 tỷ euro, không có sự lựa chọn nào khác, Porsche đành phải bán mình cho chính Volkswagen để tránh nguy cơ sụp đổ. Trái lại, Volkswagen đã "xoay ngược" thế cờ sở hữu 49% cổ phần của Porsche và đạt được thỏa thuận về quyền mua lại số cổ phiếu còn lại. Thoả thuận này đồng nghĩa với việc Porsche trở thành thương hiệu thứ 10 trong gia đình Volkswagen, bên cạnh những cái tên lừng lẫy như Audi, Bentley, Lamborghini…
Vốn hóa của Sacombank hiện tại khoảng 640 triệu USD, giả sử mức giá hiện nay không thay đổi, để sở hữu thêm 10% số cổ phần, bên mua phải bỏ ra thêm 64 triệu USD - số tiền trên không quá lớn với nhiều "đại gia" Việt ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, sự việc không đơn giản như các bài tính số học. Theo các số liệu mới nhất, hiện các quỹ của Dragon đang nắm giữ hơn 6,87% số cổ phần, CTCP Cơ điện lạnh (REE) nắm giữ gần 4%, Ngân hàng ANZ nắm 9,78%, Ban lãnh đạo Ngân hàng và nhóm công ty liên quan nắm trên 20%... Hơn một nửa số cổ phiếu STB hiện tại do các nhà đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ. Số lượng cổ phiếu lưu hành lớn khiến Sacombank khó có thể phòng thủ kín kẽ mọi bề, nhưng cũng khiến đối thủ gặp vô số khó khăn với các NĐT thuận xu hướng trên thị trường. Sự "manh động" của bên mua có thể khiến họ trả giá đắt bởi những tay "ăn theo". Chi phí vốn hiện đang ở mức rất cao, cộng với việc Sacombank hiếm khi trả cổ tức tiền mặt khiến bên mua mất vô số chi phí cơ hội nếu không sớm đạt được mục đích. Nếu bên mua suy yếu tài chính, biết đâu Sacombank lại đảo ngược tình thế?

Kịch bản 4: Sacombank bị thâu tóm
Trong số những thương vụ M&A diễn ra trên thế giới gần đây, không hiếm nghịch lý "cá bé nuốt cá lớn". Tiêu biểu có thể kể đến một số trường hợp như hãng xe Ý Fiat mua cổ phần của các đối thủ lớn hơn như Chrysler và General Motor; Tập đoàn Sony sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson; Tập đoàn Thomson (Canada) mua Hãng tin Reuters (Anh)… vào thời điểm đối thủ suy yếu về tài chính.
Khả năng Sacombank bị thâu tóm bởi một nhóm NĐT của một ngân hàng bé hơn, dù dễ được liên tưởng nhưng thực tế khó xảy ra nhất. Đơn giản, Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất hiện nay. Việc "thâu tóm thù địch" vấp phải vô số trở ngại trong quá trình tái cấu trúc, khiến hiệu quả không xứng với công sức bên mua. Trong trường hợp ngược lại, nếu kịch bản này xảy ra thì chắc chắn đây là câu chuyện "hot" nhất về các công ty niêm yết khi TTCK Việt Nam bước sang tuổi 12.
http://tinnhanhchungkhoan...-vu-m-a-kinh-dien.html
 
Hihi, nhà báo viết đơn thuần là đưa ra các khả năng để so sánh.Nói đàng nào cũng đúng.STB có đổi chủ nào nữa thì cũng xem như một bộ phim ấy mà.Các bác cũng như em phải lo chăm đầy túi mình thôi
 
Hạng D
5/4/09
1.558
2.028
143
Theo em biết đại gia tiếp nhận STB là đại ca BĐS cũng là chủ NH PN, nhưng theo từ ngữ dân đầu tư thì đây là kịch bản " giải cứu binh nhì". Đại gia này ôm lại STB cua mr. T ngắn hạn rồi "nhả" ra chứ ko thể ôm luôn. Cứu bác T vượt sóng, nếu ko bSc T chăc chắn bị sóng ..đè.

Vần đề khác là đang có một luồng đầu tư đang ngắm nghé câu chuyện này từ bên ngoài, theo e biết là từ Hongkong, có liên quan đến bác Tung Của.
 
Hạng F
5/3/10
6.015
36.518
113
tình hình hôm nay sao rồi các bác ui, có gì mới không?
 
Status
Không mở trả lời sau này.