nghèo thì chỉ có cái tôi là lớnNhưng online chút là ngược lại nha...
họ hay bức xúc với những vấn đề xã hội
nghèo thì chỉ có cái tôi là lớnNhưng online chút là ngược lại nha...
Em nhớ là @TOPTEN dạo này cũng đã nhận ra là núi cao còn có núi cao hơn , không biết còn ai nữa bác ?
Giờ cái gì chả giả được anh. Sổ đỏ giả, vàng giả,... đến răng còn giả nữa là
anh ám chỉ mình phải khôngCậu lại giở thói bẩn bựa chụp mũ người khác.
Cái gì mềnh biết thì mềnh thảo luận
Ở CNL nhiều lúc mềnh cười tủm tỉm khi thấy vài cậu khoe nhà, khoe xe....
Khi đến tuổi các cậu thấy tiền không còn là sức hút hay mục đích chính, các cậu sẽ thấy con cái thành đạt góp ích cho nhân loại bằng cần câu mềnh tạo cho chúng, sẽ là cái sướng đỉnh nhứt của việc "giàu sang"!
Cậu lại giở thói bẩn bựa chụp mũ người khác.
Cái gì mềnh biết thì mềnh thảo luận
Lãnh vực gì hổng biết thì mềnh hỏi. (mềnh dốt nhứt về kiến thức khí tài quân sự vì hổng có thì giờ xem )
Về đề tài thớt
Đặt bối cảnh tư bản thì bài viết khá chánh xác.
Sai lầm từ Cha Mẹ 2 thằng bé.
Hai nhóc nhà mềnh xưa hổng bao giờ cho ăn sẵn, mềnh lăn lộn từ nhỏ nên cũng bắt nó phải lăn lộn:
Đời là đại học tuyệt nhứt
Chỉ cấp nó tiền để nó học quốc tế lấy công cụ mạnh khi bước vào cuộc sống. (cho cái cần chớ hổng cho cá)
Nhưng cũng phải thừa nhận cuộc sống có những may mắn khó ngờ
Mặc dù con chị học hành điểm cao vút, nhưng thành công vừa phải, kiếm tiền ko phải mục đích của nó mà nó chú tâm cân bằng cuộc sống, đi du lịch hưởng thụ và dùng khả năng cá nhân vào nghiên cứu sinh thái (cháu nó mới lấy bằng tiến sĩ sinh học bên Đức)
Thằng em hồi nhỏ chơi và phá nhiều hơn học và mềnh khá khổ sở vì nó (đua xe bị nhốt và tốn kém lớn để lôi nó về ), nhưng lạ cái chỉ khi vào đại học nó mới chú tâm và thành công vượt bậc rất xa con chị về khoản sự nghiệp lẫn tiền bạc! (Có lẽ quăng cu cậu khỏi nhà, cu cậu biết nghĩ và tự biết thích nghi và vùng vẫy mạnh!)
---------------------
....................................................
Giờ nói về xứ Vịt
Hiện tại thì chỉ một nhúm tầng lớp COCC và đám bưng bộ núp háng ăn theo, quan hệ dưới gầm bàn kiếm chác theo từng nhóm lợi ích mà trung ương độc Đảng quan liêu bất lực ko kiểm soát nổi, hoặc nhóm buôn lậu hàng Tàu và vênh mặt "tự hào" với thiên hạ. Tạo nên một thế hệ "Trọc phú" dẫm đạp láo nháo lên đầu nhau.
Những XH như vậy tiến cực chậm và người ta sẽ dùng thủ thuật ngụy biện để cường điệu những "thành công" của nhóm trọc phú rỗng tuếch đó
XH sẽ bị hủ hóa, bởi tư duy đánh giá con người ở VN chỉ bằng đồng tiền và túi tiền mà bỏ qua hết thảy các giá trị nhân văn khác như kiến thức, đạo đức, tư tưởng đổi mới....
(Mềnh sang Mỹ thấy nơi đây kiếm tiền cực hăng, nhưng dân bản xứ họ còn nhiều thứ khác, khá tôn vinh những người đóng góp cho XH Mỹ bằng kiến thức tài năng chớ hổng phải cân đong bằng túi tiền, cụ thể có người cực giỏi nhưng họ lại thích thỏa đam mê vào nghiên cứu thuốc men, nghiên cứu làm sạch môi trường, nghiên cứu thiên văn hơn kiếm tiền...những người nầy cũng được XH Mỹ kính trọng và cũng rất được thế hệ trẻ bên họ tôn trọng)
So sánh giữa 2 XH thì thấy rõ:
Một bên là lươn lẹo dẫm đạp để kiếm chác
Một bên người ta phát triển làm giàu minh bạch và có nhiều mục đích cho đời sống chứ ko chỉ là khoe túi tiền.
Ở CNL nhiều lúc mềnh cười tủm tỉm khi thấy vài cậu khoe nhà, khoe xe....
Khi đến tuổi các cậu thấy tiền không còn là sức hút hay mục đích chính, các cậu sẽ thấy con cái thành đạt góp ích cho nhân loại bằng cần câu mềnh tạo cho chúng, sẽ là cái sướng đỉnh nhứt của việc "giàu sang"!
Hình như a đang chửi hết bọn cnl thì phảibài này hay quá. Em thấy thanh niên Việt Nam củng y chang vậy, ngồi đồng quán cafe, luôn than vản xã hội không biết ng tài, trong khi mình chẳng làm gì.!
A lại thích phán xét nữa rồi, tánh kỳTrong Cnl này thì có một số a hầu như thớt nào cũng xuất hiện, luôn tỏ ra hiểu biết và trong tranh luận thì phải "hơn người một bậc", kg bao giờ chịu thua ai.
Hoặc là mấy a đó quá giàu kg cần phải làm gì cũng vẫn giàu, hoặc cùng nhóm với ông em mà chủ thớt đã chia sẻ.
Dầu gì xã hội cũng theo quy luật 80-20 nên số đông họ luôn có nhiều đồng minh hơn.
Đố mấy a làm sao phân biệt những người luôn tỏ ra "hơn người" như trên ông nào là a, ông nào là e?
Báo chí cách mạng giờ cũng đề cao bọn tư bản bóc lột hút máu hút mủ người lao động. Đồng thời lại đi chê bai giai cấp vô sản nghèo khổ, nói họ nghèo là do lười biếng! Chết thật, sai quan điểm một cách cơ bản thế này thì nguy hiểm quá. Suy thoái, diễn biến là đây chứ đâu! Chả hiểu anh Thưởng làm ăn thế nào mà báo chí cách mạng giờ đổ đốn đến mức nàyhttps://vnexpress.net/doi-song/nguo...-ly-do-em-trai-tro-nen-vo-gia-cu-3912697.html
Người anh triệu phú tìm ra lý do em trai trở nên vô gia cư
VnExpress
Thứ ba, 23/4/2019, 06:56 (GMT+7)
Cùng một bệ xuất phát, nhưng Ivan (Anh) sớm trở nên thành công, trong khi em trai David ngày càng thảm hại vì luôn phán xét.
"Tinh hoa tài chính" là danh hiệu mà nhiều người đặt cho Ivan Massow (51 tuổi, London). Còn David (50 tuổi) chỉ luôn mồm rủa anh trai mình - Ivan - là gã tư bản đạo đức giả.
Một người đàn ông giàu có, người kia nghèo cùng cực. Thật khó để tưởng tượng rằng hai người không liên quan này thực sự là anh em. Trong 25 năm qua, sự khác biệt rất lớn giữa độ giàu có và địa vị xã hội đã khiến họ ngày càng xa cách.
Ivan và David sinh ra trong một gia đình bình thường, bố là cảnh sát, mẹ là nhân viên ngân hàng. Hai anh em ăn cùng một loại thức ăn, mặc gần như cùng một bộ quần áo và đi học cùng trường. David là em trai nên được nuông chiều hơn, đó là sự khác biệt duy nhất giữa hai anh em.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ivan vẫn còn nhớ rằng khi còn nhỏ, anh luôn dậy sớm đi cắt cỏ kiếm tiền cho gia đình. Nhưng David vẫn có thể ngủ, sau đó thưởng thức bữa ăn sáng do mẹ chuẩn bị.
"Tôi làm việc hùng hục và khi trở về nhà với một cơ thể mệt mỏi, tôi thường thấy David đã không làm gì cả ngày", Ivan nói.
David hay đi phá những tài sản công cộng, còn lấy sách đem bán để mua thuốc lá. Thế nhưng bố mẹ vẫn bảo vệ người con này, khiến Ivan rất buồn bã khi còn nhỏ. Sự nuông chiều quá mức chắc chắn đã mang lại một tác động tiêu cực không thể xóa nhòa đối với David.
Khi Ivan 21 tuổi, anh bắt đầu kinh doanh riêng và kiếm được khoản tiền lớn đầu tiên trong đời. Sau đó, anh chuyển nhượng doanh nghiệp cho người khác với giá một triệu bảng (khoảng 30 tỷ đồng). Anh dùng tiền này làm vốn khởi nghiệp rồi lặp lại vòng tròn trên. Sau 10 năm, anh trở thành triệu phú.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi việc kinh doanh của Ivan đã đi vào quỹ đạo, David mới đi học đại học. Tốt nghiệp đại học, David đến học việc tại công ty của anh trai, nhưng được vài tháng lại từ bỏ. Sự nghiệp của Ivan ngày càng thịnh vượng và David ghen tị với anh trai của mình.
David đặt ra mục tiêu làm giàu thật nhanh nên đã thử nhiều nghề khác nhau nhưng đều thất bại. Theo thời gian, David bắt đầu từ bỏ chính mình. Anh ta trở nên hoài nghi. "Điều gì tạo nên người giàu? Không phải là bằng cách hút máu người nghèo sao?" luôn là suy nghĩ của người đàn ông này.
Người em bắt đầu có tuổi và ngày ngày chìm xuống hố đen. Anh ta không kết hôn, không có con và cách duy nhất để kiếm sống là làm việc tối mặt trên công trường. Nơi duy nhất để sống là một chiếc ôtô cũ bị hỏng. Không có công việc nào David làm quá một năm.
Năm 2010, Ivan đã có nhà phố 5 tầng ở London, biệt thự ở hạt East Sussex và villa ở Barcelona. Cuộc sống của hai người ngày càng ở hai thế giới tách biệt. Trong 25 năm, hai người không hề gặp nhau. Truyền thông Anh ưu ái làm một bộ phim tài liệu yêu cầu cả hai đổi vị trí cho nhau trong 4 ngày mong làm giảm sự căng thẳng giữa hai anh em.
Trích đoạn bộ phim tài liệu về sự khác biệt giàu nghèo giữa hai anh em người Anh.
Khi Ivan ở trong xe của em trai 4 ngày, anh cảm thấy quá khiếp hãi. Không có nhà vệ sinh, không có phòng tắm, lộn xộn như một bãi rác. Ở đây, David còn viết một cuốn tiểu thuyết dựa trên kinh nghiệm lạm dụng ma túy.
Ivan nhận ra, vấn đề khiến em trai rơi xuống hố sâu chính là sự tự do. Những thứ bình thường trong xã hội văn minh như một bộ đồ chỉnh tề ở nơi công cộng hay xuất hiện tại một sự kiện đúng giờ dường như không có trong tâm trí David.
Về mặt chính trị, người em trai có ý kiến rất bảo thủ, luôn tin rằng nước Anh sẽ sụp đổ. David tham gia những buổi thảo luận giữa những nhóm người có ý tưởng cực đoan hàng tháng. Ivan thấy rằng lập luận của họ khác xa với tình hình thực tế. Họ đưa ra quan điểm, nhưng không có dẫn chứng rõ ràng, cụ thể.
Tóm lại, không tìm được công việc, và sống quanh những người quá rảnh rỗi và tiêu cực, David không thể không bị cuốn theo những vòng xoáy đó. Điều duy nhất an ủi cho David là công việc thợ xây mà anh làm được trong vòng 10 tháng.
David khi vừa bước vào thử thách làm phim tài liệu cảm thấy bực tức khi biết trong nhiều năm qua anh trai đã âm thầm tài trợ tiền cho mình. Đó là những lần trúng số, trúng thưởng hay được trả lương cao hơn bình thường.
Sau đó, David được đưa đi tham dự một bữa tiệc ở tầng lớp xã hội cao, gặp gỡ các nhà lãnh đạo, tham gia các triển lãm nghệ thuật từ thiện hay học cưỡi ngựa. Điều ngạc nhiên là David làm tốt hơn Ivan nghĩ. David rất biết lắng nghe, thông minh và có nhiều ý kiến sáng tạo.
"David không hoàn toàn vô dụng, cậu ấy có tiềm năng nhưng thiếu môi trường tốt để thể hiện", Ivan nói.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Người em trai thôi không phàn nàn về chính phủ, sự bất công xã hội và thôi dùng niềm tin về tín ngưỡng để giải quyết những vấn đề thực tế. Anh nhận ra, siêng năng từ nhỏ, khi lớn cũng sẽ làm mọi thứ như một thói quen.
"Người thành công luôn học hỏi, tôn trọng lẫn nhau, còn tôi chỉ toàn chống đối và phản bác vô lý, đó dường như là sở thích của tôi. Điều này làm mọi thứ tồi tệ hơn, tôi luôn cáu gắt và chế giễu người giàu", David chia sẻ.
David cũng nhận ra rằng anh trai mình đã phải làm rất nhiều thứ để có thể có được ngày hôm nay. Những đóng góp cho cộng đồng của Ivan là vô kể, không phải là kẻ đạo đức giả như người em trai nghĩ. "Không có gì thành công mà không cần sự nỗ lực", David bày tỏ.
Sau chương trình, họ dành cho nhau một cái ôm. Họ đều biết rằng mình đã quá già để bị bức tường vô hình kia ngăn cách. Bộ phim tài liệu này mang tên "Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo" đã làm nước Anh rúng động bởi nhiều người nhận ra xã hội đã bị phân hóa tàn bạo đến mức nào.
Trọng Nghĩa (Theo The Guardian)