Chủ đề tương tự
Cám ơn Bác nhé! mà cây này thì thường mọc ở đâu Bác, với lại Bác có hình em nó ko, em chưa hình dung ra nó ah!
Kppham nói:Triệu chứng của Gút là đau khớp chi nào đầu tiên các bác ?
thông thường triệu chứng của Gout là đau ở khớp ngón chân cái,
hiện nay thuốc được khuyến cáo xài cho Gout ở Mỹ là Colchicine
ngoài ra còn phải tuân theo chế độ ăn uống nữa.
Em copy bài này về các bác đọc thêm nhé
Cây Thuốc Qúy Mang Tên Bìm Bịp
Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.
Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ, cây mảnh cọng. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Chúng tôi tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.
Bộ Phận Dùng
Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giả nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:
Trẻ em, người lớn thường lở miệng
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.
Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các khớp sưng đau mãn tính
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.
Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g.
Đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Cây Thuốc Qúy Mang Tên Bìm Bịp
Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.
Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ, cây mảnh cọng. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Chúng tôi tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.
Bộ Phận Dùng
Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giả nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:
Trẻ em, người lớn thường lở miệng
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.
Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các khớp sưng đau mãn tính
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.
Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g.
Đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
hiep luc nói:Phải cây này không bác ơi?
Em cũng tìm thấy hình tương tự....như vậy nó khác với những gì bác chủ mô tả. Chờ thêm ý kiến của mọi người.