Hạng D
8/9/08
1.121
197
63
Đồng Nai
kHÔNG PHẢI DẠNG CÂY EM NÓI .
Để mai em rảnh em chạy ra chụp hình để các bác xem nhé .
 
Tập Lái
3/11/11
2
0
1
canhphamvn.blogspot.com
ÚI ĐÂY CÁC PÁC NÈ!
TUI ĐÃ GẶP CÂY NÀY RÙI, LÚC TUI LÀM Ở CẦN THƠ THẤY MỘT ÔNG ĐI CẮT NÊN TÒ MÒ TUI HỎI XEM CÂY GÌ? THẤY TUI NÓI CHUYỆN DZUI DZẺ, DZỂ GẦN NÊN NGƯỜI TA MỚI CHO BÍT LÀ CÂY BÌM BỊP! TIẾC LÀ GIƠ Ở SÀI GÒN RÙI. TÍNH BỮA NÀO XUỐNG LẠI CẦN THƠ ĐỂ NHỔ ÍT VỀ ƯƠM. HEY!
icon1.png
Cây Bìm bịp-Bật mí một huyền thoại</h2> [blockquote]Cây Bìm bịp-Bật mí một huyền thoại
1258d1307627834-cay-bim-bip-bat-mi-mot-huyen-thoai-img_2522_small.jpg

Nhiều cây thuốc có tên nghe rất văn chương hay hoa mỹ như Hạn niên thảo ( cỏ mực), Diệp hạ châu ( chó đẻ răng cưa ), Hoa ngũ sắc ( cây cứt lợn ), Hạ khô thảo ( cải trời ), La bặc tử ( hạt cải bẹ trắng )…khiến người nghe liên tưởng tới những gì xa lạ, huyền bí, sang trọng .
Cây thuốc tôi sắp kể sau đây bạn đọc xong sẽ ồ lên một tiếng sảng khoái bởi nó quá gần gũi, ngay tại vườn nhà bạn, bên con đường nhỏ bạn vẫn đi lại hàng ngày và có thể bạn đã được mẹ hái nấu canh cua cho ăn gọi là canh cua với lá “ láo nháo “” ngon đến ngẩn ngơ.

Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.
Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.
Bộ Phận Dùng
Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:
Trẻ em, người lớn thường lở miệng
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.

Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các khớp sưng đau mãn tính
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.
Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.
Nguồn internet
Bacsi.com[/blockquote]
paperclip.png
Hình thu nhỏ
 
Hạng B2
9/7/11
109
1
18
Đối với thuốc nam cần thận trọng trước khi sử dụng, cần phải có chuyên môn,tránh trường hợp uống không đúng chủng loại sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.
 
Tập Lái
14/1/12
39
0
0
"Nhiều cây thuốc có tên nghe rất văn chương hay hoa mỹ như Hạn niên thảo ( cỏ mực), Diệp hạ châu ( chó đẻ răng cưa ), Hoa ngũ sắc ( cây cứt lợn ), Hạ khô thảo ( cải trời ), La bặc tử ( hạt cải bẹ trắng )…khiến người nghe liên tưởng tới những gì xa lạ, huyền bí, sang trọng . "
Em thì không rõ cây nào là cây bìm bịp! Nhưng hình như bài viết trên là không chuẩn, em không hiểu có phải do tên gọi vùng miền nó khác nhau hay không?
Chứ theo em hiểu thì cây cỏ mực, cây hoa cứt lợn hay chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), hay cây ngũ sắc là những cây khác nhau hoàn toàn.
Ngày xưa em bị đứt tay chảy máu toàn dùng cây cỏ mực cầm máu, còn cây hoa cứt lợn thì ép lấy nước (có thêm chút nước) dùng để nhỏ mũi trị xoang.
các bác xem lại trước khi dùng nhé!
 
Last edited by a moderator:
bác làm em hoan mang quá!! thật tình em rất muốn giúp người quen trị/chặn/giảm căn bệnh gút. Em thấy mỗi khi thay đổi thời tiết là bác ấy sưng lên ở các khớp ngón chân, đau nhức, em muốn giúp lắm.
Các bác có phương án nào hay chỉ em với nhé!!!
Cảm ơn các bác lắm lắm!!!!