Hạng B2
27/8/11
471
8
16
Sẽ có nhiều người thắc mắc vì sao trên các vành bánh xe (la-zăng) nhôm đúc của bánh ôtô có dán những miếng sắt (bánh dán nhiều, bánh dán ít), mép trong của mỗi la-zăng lại kẹp một đoạn sắt hình trụ?

Nó có tác dụng cân bằng động bánh xe bởi trong quá trình gia công chế tạo lazang của cụm bánh xe thì độ chính xác không hề tuyệt đối, Tương tự Lốp xe cũng vậy. Khi kêt hợp giữa 2 chi tiết vào thì gây ra sai số tích lũy. Sai số này sẽ gây mất cân bằng động khi bánh xe làm việc Vì vậy khi lắp cụm bánh xe xong người ta thường đưa vào máy để kiểm tra sự ổn định động của cụm bánh xe. Miếng sắt có tác dụng tạo cân bằng khi bánh xe làm việc.

Nếu công việc này không được thực hiện định kỳ (thường thì 3 thánh 1 lần) thì khi xe đi ở tốc độ cao thường có hiện tượng rung lắc mạnh, đảo bánh nhanh! để lâu có thể làm mòn rotuyn và lệch thước tay lái.

Những công việc này đều được thực hiện bằng máy móc nên có thể đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối.

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi khách hàng đến thay mâm ô tô, vỏ xe thì nhân viên tại Hồng Cường sẽ mặc định cân mâm bấm chì lại cho khách hàng, ngoài ra còn được cân chỉnh thước tay lái khi khách hàng yêu cầu! tất cả các dịch vụ này đều được miến phí[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Ngoài ra Mâm vỏ xe Hồng Cường còn đang áp dụng các gói dịch vụ Ưu đãi cho thành viên OS [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cân chỉnh thước lái: 250K[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cân chỉnh thước lái+ Cân mâm bấm chì: 300K[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cân chỉnh thước lái+ Cân mâm bấm chì + Bơm khí nito: 350K[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cân mâm bấm chì hay bơm khí nito làm riêng: 100k[/font]
 
Hạng B2
27/8/11
471
8
16
Thay mâm, lốp cho ô tô
Một bộ mâm lốp đẹp quyết định đến phân nửa vẻ đẹp của chiếc xe bạn đang sử dụng, nên việc mua một chiếc xe về rồi thay đổi mâm và lốp là chuyện thường xuyên, nhưng hầu hết chúng ta chưa quan tâm đến các vấn đề về xuất xứ cũng như đặc tính kỹ thuật của bộ mâm lốp mình sẽ thay. Việc duy nhất mà đại đa số đều làm là ướm thử xem ốc ếch có vừa không, trông có hợp không, có bị chạm vỏ khi tải nặng và đánh hết lái không, vậy thôi. Còn lại các vấn đề khác đều nghe theo nhân viên kỹ thuật của cửa hàng cung cấp tuy nhiên ko phải nhân viên tư vấn nào cũng có tâm để phân tích thật kỹ các vấn đề có thể xảy ra cho bạn nghe

Cách tốt nhất chúng tôi khuyên bạn hãy bỏ một chút thời gian để tìm hiểu những thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự an toàn khi vận hành chiếc xe của mình trước khi quyết định.
Tạm thời chưa xét đến kỹ thuật, dạo qua thị trường tìm hiểu xuất xứ và chất lượng ta dễ dàng nhận thấy ngoài những cửa hàng là đại lý chính thức cho một hãng sản xuất nào đó có sản phẩm xuất xứ rõ ràng, còn lại hầu hết đều có xuất xứ không rõ nguồn gốc được nhập khẩu từ Trung Quốc, chất lượng hầu như ko qua một khâu kiểm định nào. Bằng chứng là khi đưa lên máy cân bằng động người thợ thường phải bù thêm cả lạng chì cả kẹp cả dán, vậy sự mất cân bằng này do đâu? do vật liệu đúc nên không đồng nhất, do có bọt khí ở trong, do thiết bị gia công không chuẩn... đến đây chất lượng của sản phẩm thế nào chắc chẳng cần nói mọi người cũng đều hiểu.
Vậy muốn có sản phẩm tốt là phải đến các cửa hàng uy tín nơi có những sản phẩm với xuất xứ rõ ràng và có chế độ bảo hành đầy đủ hoặc tự mang bộ sản phẩm đó đến trung tâm nào đó có thiết bị siêu âm giám định chất lượng, đừng lắp bừa để rồi khi sự cố xảy ra thì chỉ biết ngửa mặt kêu giời chẳng ai chịu thay bạn đâu.

lopvo.jpg


Khi đã tạm thời yên tâm về xuất xứ và chất lượng, tiếp tục tìm hiểu về kỹ thuật cho dù bạn muốn hay không muốn thì bạn vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất đưa ra vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của hệ thống phanh, hệ thống treo và truyền lực. Mâm lốp to lên chắc chắn phanh sẽ kém ăn hơn, láp chịu momen xoắn lớn hơn dễ gãy, tỷ số truyền thay đổi dẫn đến chế độ sang số cũng thay đổi theo, công tơ mét và các chỉ số tiêu thụ nhiên liệu thay đổi tất...

Mâm

Những thuật ngữ chuyên môn cần biết

anatomy.jpg
1. Wheel Diameter: Đường kính mâm, kích thước này thường tăng lên theo từng inch một (tức là 15", 16", 17",.. 22"...) nhưng một số nhà sản xuất cũng đưa ra đường kính 16.5", nhìn chung là hiếm.
2. Wheel Width: Là độ rộng của mâm, chính là khoảng cách giữa hai mép ngoài của mâm. Kích thước này thường tăng lên theo từng 1/2" (tức là 7.5", 8").
3. Wheel Center: Là đường chính giữa của mâm tính theo độ rộng.
4. Offset: Là khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe.
- Offset = 0 (Zero Offset). Cho thấy bề mặt tiếp xúc này nằm trên đường chính giữa mâm.
- Negative Offset: Offset âm nghĩa là bề mặt tiếp xúc ở phía sau (hay ở bên trong) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu sau tiêu chuẩn và trên các loại mâm đảo_Offset âm thì lốp xe thường chìa ra bên ngoài lồng chắn bùn và thường được sử dụng trong các loại xe địa hình cần lốp xe rộng.
- Positive Offset: Offset dương (ngược lại với âm) bề mặt tiếp xúc ở phía trước (hay ở bên ngoài) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu trước.
5. Backspacing: Khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc đến mép phía trong của mâm. Con số này có quan hệ chặt chẽ với offset (không cần đo cũng có thể tính gần đúng chỉ số backspacing với công thức [Độ rộng mâm/2] + [Offset] + [khoảng 1/4"]).
6. Centerbore: Centerbore của mâm là kích thước lỗ trống phía sau của mâm giúp đặt mâm ngay ngắn vào trục bánh xe. Lỗ trống này được tiện chính xác để vừa khít vào trục bánh xe giúp bánh ngay ngắn, giảm thiểu nguy cơ rung lắc.
7. Bolt Circle: Vòng bulông, còn được gọi là PCD (Pattern Circle Diameter). Vòng bulông thể hiện đường kính của vòng tròn tưởng tượng đi qua điểm chính giữa của các lỗ lắp bulông.
8. Những yếu tố mà bạn cần tính đến nữa là đường kính bánh xe và loại tắckê. Loại tắckê ở đây là nói đến số lỗ bắt tắckê để gắn bánh xe vào xe.

Lốp

Bên cạnh việc thay đổi mâm thì tất nhiên phải thay đổi lốp mới cho phù hợp.
Khi đã thay mâm to hơn chắc chắn bạn sẽ phải lắp loại lốp có chiều dày mỏng hơn để lắp vừa hốc lốp, việc này làm cho khả năng chịu va đập kém đi nhiều
Trên thành lốp có đầy đủ thông tin từ dạng cơ bản nhất tới rắc rối nhất. Tên hãng sản xuất và tên lốp rất dễ nhận biết, đôi khi chúng còn được in bằng chữ trắng nổi bật.

lop_xe_1a.jpg
Một dãy số dễ thấy nữa có thể như sau: P205/60SR15

Chữ cái đầu tiên “P” cho thấy đây là lốp xe passenger car (thuật ngữ dùng để chỉ các loại xe 7 chỗ ngồi trở xuống, không kể xe tải).
Chữ số đầu tiên trong dãy là chiều rộng lốp (tính bằng mm), ở đây là 205 mm. Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chữ số thứ nhì là tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 60% của 205.
Theo quy ước, chữ S tiếp theo chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 112 mph (miles per hour), tức là tương đương 180 km/h. Tuy nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái. Lốp xe sedan thường không được xếp cao hơn chữ “S”, trong khi một chiếc xe thể thao như Ferrari có thể sử dụng loại lốp xếp hạng tối đa là “Z”.
Q 99 mph (160 km/h)
S 112 mph (180 km/h)
T 118 mph (190 km/h)
U 124 mph (200 km/h)
H 130 mph (210 km/h)
V 149 mph (240 km/h)
Z trên 149 mph (trên 240 km/h)

Kế tiếp, chữ “R” cho biết đây là lốp radial, một thiết kế cao cấp hơn loại lốp bias (lốp mành chéo) thường sử dụng
Chữ số cuối cùng là chỉ đường kính của vành xe. Ví dụ trên cho thấy đây là chiếc lốp dùng cho loại vành 15 inch (381 mm).
Đôi khi chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Ví dụ lốp có ký hiệu P205/60R15 85S.
lop_xe_2a.jpg
 9091 853 lbs (387 kg)
85 1.135 lbs (515 kg)
88 1.235 lbs (560 kg)
91 1.356 lbs (615 kg)
93 1.433 lbs (650 kg)
105 2.039 lbs (925 kg)

“85S” cho biết lốp này chịu được trọng tải 1.135 pound (515 kg) và nó được xếp ở tốc độ “S”. Có nghĩa là cả 4 lốp xe có thể chở tối đa trọng lượng gấp 4 lần, bằng 4.540 pound (2.060 kg) tại tốc độ 180 km/h. Những thông số này ít quan trọng nhưng nếu quan tâm, bạn có thể đối chiếu với bảng bên cạnh.
Một vài loại lốp của xe tải nhẹ sử dụng một hệ thống kích thước hơi khác, ví dụ LT 31X10.5R15.
Hai chữ đầu là để chỉ loại xe tải nhẹ (light truck - xe trọng tải dưới một tấn). Số đầu tiên là đường kính lốp tính theo đơn vị inch, ở đây là 31 inch (787,4 mm). Số thứ nhì là độ rộng bề mặt lốp, cũng tính theo inch (10,5 inch = 266,7 mm). Chữ “R” cho biết đây là lốp radial. Số 15 chỉ đường kính của vành xe, tức là lốp này phù hợp với vành xe 15 inch.

lop_xe_3a.jpg
Nếu đọc kỹ bài này và hiểu về các thông số cụ thể của xe mình, tôi tin rằng bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp và an toàn nhất khi quyết định thay một bộ mâm lốp mới cho hợp thời trang mà không cần phải nhờ một chuyên gia tư vấn nào nữa.
Nguồn từ xalooto.com


Công TY TNHH TM & XNK HỒNG CƯỜNG
Điện thoại: 08.3830.5286 - Fax: 08.6253.4413
Hotline: 0903.394.500 Email: [email protected]
Website: hongcuong.net


Mâm xe ô tô Hồng Cường
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
27/8/11
471
8
16
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Góc đặt bánh xe[/font] [font="arial,helvetica,sans-serif"]Công việc điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe thường không được chú ý đến trong khi bảo dưỡng. Nhưng nếu bạn quan tâm đến công việc này nhiều hơn (1 lần/năm) sẽ làm tăng tuổi thọ của lốp và sự an toàn cho chiếc xe của bạn.[/font] [font="arial,helvetica,sans-serif"]Sau thời gian sử dụng, các liên kết của hệ thống treo, lái bị mài mòn, bị dơ khiến cho các góc đặt bánh xe không còn đúng nữa. Do đó, chỉ nên điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe khi chắc chắn rằng bạn đã khắc mục được hiện tượng dơ nói trên.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Các thông số cơ bản cho việc chỉnh góc đặt bánh xe là góc camber, góc caster và góc toe.[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Wheel-1.jpg
[/font]​
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Mô tả các loại góc của bánh ôtô.[/font] [font="arial,helvetica,sans-serif"]Camber là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng. [/font]​
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Theo lý thuyết, bánh xe phải được đặt thẳng đứng để bề mặt lốp luôn tiếp xúc với mặt đường. Thực tế khi hệ thống treo làm việc, đặc biệt khi xe đi vào đoạn đường cua, lực ly tâm làm thân xe bị nghiêng, khiến cho bánh xe không còn theo phương thẳng đứng nữa.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Bởi vậy bánh xe cần phải điều chỉnh nghiêng đi một chút so với mặt thẳng đứng. Góc Camber thường được đặt cho các bánh xe phía trước, đôi khi cũng được đặt cho các bánh phía sau. Nếu góc Camber của bánh xe phía sau vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến cho các chi tiết bị uốn cong nhanh chóng.[/font]​

[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Wheel.jpg
[/font]​
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Góc đặt bánh xe (theo chiều chuyển động mũi tên) đúng cách (positive) và không tốt (negative).[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Caster là một góc khác giữa trục quay của hệ thống treo và phương thẳng đứng. Góc Caster được đặt cho các bánh xe dẫn hướng để ổn định trạng thái chuyển động thẳng của xe và trả lái sau khi chuyển hướng.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Toe là góc quan trọng nhằm làm giảm mài mòn cho lốp và duy trì trạng thái chuyển động của xe. Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống treo, mà ta điều chỉnh hệ thống lái để đặt được góc Toe là chụm vào hay mở ra. Góc chụm vào quá lớn dẫn đến mài mòn lốp, góc chum ra lớn sẽ vấn đề cho ổn định của xe.[/font]

Theo Thế Hoàng - Vnexpress
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: trthnamvn
Hạng C
29/3/10
847
487
63
Hi thanhnhan .
Thường thì 3 tháng 1 lần phải cân chỉnh bánh xe ? Bác có tài liệu tham khảo nào về thông số này kg ? Nếu có bác cho xin để tìm hiểu . Cám ơn nhiều .
Bye.
 
Hạng B2
27/8/11
471
8
16
Supervisor nói:
3 tháng làm làm 1 lần , tuỳ km nửa
Đúng rồi bác! thường thì mỗi lần thay nhớt thì cân mâm bấm chì, cân chỉnh thước lái lại cho yên tam bác! bên em đang bán nhớt castrol can 4L giá 500k! xe nào cần nhiều hơn thì chiết từ can 4L vào, cân chỉnh thước lái+ cân mâm bấm chì 300k nữa bác!
 
Hạng B2
27/8/11
471
8
16
sunny tran nói:
Hi thanhnhan .
Thường thì 3 tháng 1 lần phải cân chỉnh bánh xe ? Bác có tài liệu tham khảo nào về thông số này kg ? Nếu có bác cho xin để tìm hiểu . Cám ơn nhiều .
Bye.
Tùy theo xe chạy nhiều hay ít nữa bác ah(cái này em quên ghi)! với lại điều kiện mặt đường xe chạy thế nào nữa, tài liệu cái này em ko có bác ah!
 
Hạng D
16/12/11
1.938
20
38
52
Campuchia
Bác chủ trả lời giúp em cái dc ko ạ.?
Thay vỏ mới thì chắc chắn phải cân lại mâm và bấm chì.
1- Vậy bấm chì cho mâm là lúc vỏ đã lắp vào mâm + đã bơm, mới cân đúng ko..??

2- Nếu đúng..?? thì lý do là do vỏ ko đều hay sao khi lắp vào mâm mới cân bấm chì lại..??

3- Nếu ko phải tại vỏ thì tại sao ko cân mâm + bấm chì rồi hãy lắp vỏ vô..??

4- Nếu phải có vỏ mới cân mâm dc.. thì khi vá vỏ họ tháo rời mâm ra, ráp lại có cần phải cân lại và bấm chì..??


Em cảm ơn nhìu ạ..
033102flo_1_prv.gif
033102flo_1_prv.gif