RE: Tại Sao khi hàn điện phải tháo cọc Bình Ac quy ?
Phải đó Bác , đã là biến áp tất phải có vụ sắt từ ( Ta hay gọi là Tôn Sìlic ) ghép lại với nhau , Các máy biến áp ta hay gặp thường có liên kết từ " Chặt " , tức là lõi sắt từ liền lạc với nhau từ cuộn sơ cấp đến cuộn thứ cấp . Nhưng trong máy biến áp hàn thì khác , cuộn sơ cấp cũng như thứ cấp được cuốn trên 2 lõi sắt từ , chúng không dính với nhau thành khối , mà có khe hở không khí ở giữa , người ta điều chỉnh điện áp ( Và cũng là dòng điện hàn) bằng cách điều chỉnh một lõi sắt từ thứ 3 tiến vào giữa hay lùi ra xa khe hở giữa 2 lõi sắt sơ cấp và thứ cấp nói trên , từ đó thay đổi mức độ truyền cảm ứng giữa 2 cuộn dây để thiết lập một điện áp theo ý muốn bên cuộn thứ cấp ( Cuộn nối với que hàn ) . Do cách liên kết từ trường lỏng lẻo như thế nên điện áp ở cuộn thứ cấp ( Que hàn ) tụt xuống rất nhanh khi bị ngắn mạch ( Khi ta qụet que hàn vô vật hàn đã được nối Mass ) , điều đó làm cho máy Hàn hoạt động mà không gây ngắn mạch điện nguồn . Cho nên nói " Lõi không khí " là vì vậy !!!
Tất nhiên có nhiều loại máy hàn điện khác nhau , trong đó có loại dùng hẳn một động cơ phát điên xoay chiều để cung cấp dòng điện hàn ...khi đó người ta không xài biến thế nữa ; nhưng giá thành của nó thường gấp ...20 lần một máy hàn biến áp với vô số ưu điểm ....
@ Bác Primera : Ống bô càng hàn thì càng mau mục Bác ạ , vì nó mỏng quá , mỗi khi hàn điện phần lớn kim loại bị biến thành xỉ , rất nhanh giòn ...tốt nhất Bác nên kiếm lọai băng dính chuyên dùng để quấn quanh chỗ thủng , nó là hỗn hợp hóa chất và bột kim loại , khi ống bô nóng lên thì nó cứng lại như sắt , chết vĩnh viễn như xi măng ..có thể yên tâm sử dụng khá lâu !