Dù là quốc gia tiên phong phát triển và sản xuất xe điện nhưng ở hiện tại, Nhật Bản lại lép vế trước các đại diện từ Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Vậy nguyên nhân nào khiến cho cường quốc xe hơi lại chần chừ trong khi thế giới đổ xô làm xe điện.
Từ nhà tiên phong...
Chỉ trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản đã từng là nhà tiên phong ở mảng xe điện. Những chiếc xe của họ không chỉ nằm trên giấy mà thật sự đã được bán phổ biến trên thị trường. Chiếc Nissan Leaf đã ghi dấu ấn hơn nửa triệu xe bán ra vào năm ngoái chính là bằng chứng rõ ràng nhất.
Nissan LEAF đã giành được các giải thưởng trên toàn cầu bao gồm 'Mẫu xe của năm 2011", "Mẫu xe của năm 2011 ở Châu Âu" và "Mẫu xe của năm tại Nhật Bản vào năm 2011 và 2012". Theo đại diện Nissan cho biết, các mẫu xe LEAF đã lăn bánh hơn 14,8 tỷ km mà không tạo ra khí thải kể từ năm 2010. Có thể nói, những chiếc xe này đã giúp ngăn chặn việc phát thải hơn 2,4 tỷ kg khí CO2.
Nhưng khi con đường mà Nissan khai phá ngày càng đông đúc, Nissan và Nhật Bản có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Trong khi các chính phủ và nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang đưa ra những cam kết táo bạo trong việc chuyển đổi sang ô tô chỉ chạy bằng điện, thì các tập đoàn ô tô và cơ quan quản lý ô tô của Nhật Bản lại kém quyết đoán hơn vì sợ rủi ro.
...thành kẻ tụt hậu
Nhật Bản đã duy trì vị trí hàng đầu về doanh số bán xe hơi toàn cầu trong một thời gian khá dài. Toyota, Honda, Nissan, Mazda và Subaru đã trở thành những cái tên quen thuộc trong ngành công nghiệp ô tô. Những thương hiệu đó đã gắn liền với niềm tự hào và sự khéo léo của người Nhật. Các công ty Nhật Bản đã cảm thấy thoải mái với vị trí của họ, và kết quả là, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đã bị đình trệ.
Tương tự như các nhà sản xuất ô tô kế thừa khác ở EU và Mỹ, không nhiều công ty Nhật Bản coi Elon Musk là một mối đe dọa nghiêm trọng cho đến khi giá trị của Tesla và các cổ phiếu EV khác tăng vọt vào năm 2020.
Ở thị trường Trung Quốc, chính phủ và các nhà sản xuất ô tô đều đồng lòng phát triển hệ thống xe điện, từ phổ thông đến thương mại. Kết quả, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất trên toàn cầu, với 3,1 triệu xe điện đang được sử dụng. Họ cũng đạt mục tiêu cho xe điện EV sẽ chiếm 1/5 tổng doanh số bán ô tô vào năm 2025. Nước này cũng sở hữu cơ sở hạ tầng sạc xe điện lớn nhất thế giới, với 14,1 triệu trạm sạc trên cả nước.
Như nhiều nhà quan sát đã nhận thấy, Nhật Bản đã thất bại trước các cuộc cách mạng công nghệ gần đây về phần mềm máy tính, internet và điện thoại thông minh. Và kịch bản trên có khả năng lặp lại ở ngành sản xuất ô tô Nhật. Họ sở hữu nhiều công ty sản xuất xe lớn nhưng lại thiếu những nhân tố mới.
Nói về số liệu, trong năm 2020 Nhật Bản chỉ có 3 công ty kỳ lân và chỉ một trong số đó đang tập trung vào phát triển AI. So sánh các số liệu thống kê này với Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.
(Kỳ lân là thuật ngữ trong tài chính chỉ về 1 công ty tư nhân khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỷ USD)
Số lượng công ty kỳ lân theo quốc gia tính đến năm 2020
Và sự chậm đổi mới có nguyên do của nó...
Bộ máy quản lý già cỗi
Hầu hết tất cả các CEO của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đều có độ tuổi trung bình trên 60. Và đương nhiên, vì những lý do hết sức hiển nhiên, những nhà lãnh đạo này có thể nâng cao khả năng quản lý chứ khó lòng cập nhật bằng cấp về khoa học và kỹ thuật hiện đại. Chỉ cần nhìn vào những con số có thể hiểu được sự già cỗi của cấp quản lý các hãng xe Nhật:
Làn sóng ngầm đang diễn ra trên toàn cầu
Nếu tính chung ở mảng xe xanh (bao gồm cả xe fuel cell, hybrid và plug-in-hybrid thì Nhật Bản vẫn đang thống trị. Và họ hy vọng sẽ kéo dài điều này lâu nhất có thể. Tuy nhiên, kể cả các chuyên gia Nhật Bản cũng cho rằng mục tiêu này quá hạn hẹp.
Ông Masato Inoue, nhà thiết kế Nissan Leaf (đã nghỉ hưu từ năm 2014), e ngại rằng tầm nhìn ngắn này có thể gây hại cho nền công nghiệp quan trọng hàng đầu của Nhật.
Ông nói thêm: “Sự thay đổi song hành cùng nỗi sợ hãi”. Nhưng dù các nhà sản xuất có chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt hay không thì “một làn sóng xe điện đang thực sự đến”.
Hiện tại, làn sóng xe điện mà ông Inoue lo ngại chỉ đang là một gợn sóng. Ô tô điện chiếm tỷ trọng thấp hơn 3% trong tổng doanh số bán hàng trên toàn thế giới. Nhiều người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà với sản phẩm này do họ phải trả giá cao hơn, khó thanh lý và thời gian sạc kéo dài. Các doanh nghiệp sản xuất xe điện hiện nay vẫn đang chật vật với việc tạo ra doanh thu từ ô tô.
Tuy nhiên, dù chưa phổ biến đối với khách hàng nhưng đối với các nhà sản xuất, cuộc đua đã bắt đầu từ lâu và càng ngày càng căng thẳng với sự góp mặt của nhiều hãng xe hơn. Tesla hiện đang dẫn đầu ở mảng xe điện. Tuy nhiên, họ cũng phải lo lắng khi tháng 1 năm nay General Motors nghiêm túc tham gia cuộc đua này (GM tuyên bố sẽ bỏ tất cả xe chạy nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035). Volvo còn quyết liệt hơn khi cam kết chỉ sản xuất xe điện vào năm 2030.
Cuộc đua này không chỉ có các hãng xe lớn tham gia. Nhiều công ty khởi nghiệp như Nio (Trung Quốc) và Apple cũng đang muốn đầu tư vào miếng bánh béo bở này. Thậm chí một hãng xe non trẻ như VinFast của Việt Nam cũng nhìn ra được xu hướng xe tương lai và muốn tham gia vào dòng chảy đó.
Có thể thấy các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Hàn Quốc đã và đang chạy nước rút ở thời khắc chuyển giao này. Đây chính là cột mốc quan trọng để họ đuổi kịp hay thậm chí vượt qua các ông lớn xe Nhật – những người dường như đang ngủ quên trên chiến thắng.
Năm ngoái, ô tô Nhật Bản chiếm chưa đến 5% lượng ô tô chạy bằng điện pin bán trên toàn cầu. Tệ hơn là, tỷ lệ đó phần lớn đến từ mẫu xe Nissan Leaf. Chiếc xe này thực tế chiếm 65% tổng số ô tô chạy bằng điện pin của Nhật Bản được mua.
"Cỗ máy lớn" cần nhiều thời gian để thay đổi
Toyota đã không tung ra chiếc ô tô chạy hoàn toàn bằng điện nào mãi cho đến đầu năm 2020. Honda thì lại đang dựa vào GM để cung cấp ô tô điện cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, các nhà sản xuất ô tô và các nhà chức trách đường như không vội. Thậm chí, họ đang có xu hướng đi ngược lại làn sóng toàn cầu.
Đáng chú ý là phát ngôn của ông Akio Toyoda - chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản kiêm chủ tịch Toyota - sau khi chính phủ Nhật Bản dự kiến ngừng bán ô tô chạy xăng vào năm 2035. Ông Toyoda chia sẻ: "Khi các chính trị gia ở ngoài kia tuyên bố rằng 'Hãy loại bỏ tất cả ô tô sử dụng xăng', không biết họ có nghĩ đến điều này không?". Ngoài ra, nếu như Nhật Bản - quê hương của Toyota vội vàng tiến hành lệnh cấm xe chạy xăng dầu một cách gấp gáp thì “ngành công nghiệp xe hơi hiện tại sẽ sụp đổ”.
Toyoda tuyên bố Nhật Bản sẽ hết điện vào mùa hè nếu tất cả các xe trên đường đều chạy bằng điện. Ông nói thêm rằng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện sẽ tiêu tốn của đất nước từ 135 tỷ USD đến 358 tỷ USD. Và vì Nhật Bản sử dụng phần lớn điện năng từ việc đốt than và khí đốt tự nhiên, nên xe điện không thực sự giúp ích cho môi trường. Ông nói: “Chúng ta chế tạo càng nhiều xe điện thì lượng carbon dioxide càng nặng".
Về phần Nissan, hãng này sau khoảng thời gian dài trì hoãn cũng đã giới thiệu thị trường chiếc SUV chạy điện Ariya. Dù vậy, có lẽ hãng xe Nhật đã bỏ qua khoản thời gian vàng để củng cố vị thế của mình ở phân khúc xe điện.
Kết
Kazuo Yajima, cựu kỹ sư trưởng của Leaf, hiện đang điều hành Blue Sky Technology, một công ty phát triển ô tô chạy điện vi mô cho biết: Trung Quốc và Châu Âu đã thất bại trong cuộc đua về hybrid. Và vì vậy, họ càng quyết tâm hơn ở cuộc đua xe điện, cùng các ngành chủ chốt như pin.
Ông Masato Inoue cũng đồng ý với quan điểm trên và nhận định: “Bây giờ Nhật Bản đang chiến thắng. Nhưng tôi nghĩ trong 10 năm nữa nếu chúng ta đánh mất cơ hội trong cuộc đua xe điện, chúng ta có thể sẽ thua cuộc”.
Nếu Nhật Bản và các công ty lớn tiếp tục thái độ nhởn nhơ như hiện nay, rất có thể thị trường ô tô Nhật Bản sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai.
Các bác nghĩ sao về cách làm xe điện của các hãng xe Nhật?
Từ nhà tiên phong...
Chỉ trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, Nhật Bản đã từng là nhà tiên phong ở mảng xe điện. Những chiếc xe của họ không chỉ nằm trên giấy mà thật sự đã được bán phổ biến trên thị trường. Chiếc Nissan Leaf đã ghi dấu ấn hơn nửa triệu xe bán ra vào năm ngoái chính là bằng chứng rõ ràng nhất.
Nissan LEAF đã giành được các giải thưởng trên toàn cầu bao gồm 'Mẫu xe của năm 2011", "Mẫu xe của năm 2011 ở Châu Âu" và "Mẫu xe của năm tại Nhật Bản vào năm 2011 và 2012". Theo đại diện Nissan cho biết, các mẫu xe LEAF đã lăn bánh hơn 14,8 tỷ km mà không tạo ra khí thải kể từ năm 2010. Có thể nói, những chiếc xe này đã giúp ngăn chặn việc phát thải hơn 2,4 tỷ kg khí CO2.
Nhưng khi con đường mà Nissan khai phá ngày càng đông đúc, Nissan và Nhật Bản có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Trong khi các chính phủ và nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đang đưa ra những cam kết táo bạo trong việc chuyển đổi sang ô tô chỉ chạy bằng điện, thì các tập đoàn ô tô và cơ quan quản lý ô tô của Nhật Bản lại kém quyết đoán hơn vì sợ rủi ro.
...thành kẻ tụt hậu
Nhật Bản đã duy trì vị trí hàng đầu về doanh số bán xe hơi toàn cầu trong một thời gian khá dài. Toyota, Honda, Nissan, Mazda và Subaru đã trở thành những cái tên quen thuộc trong ngành công nghiệp ô tô. Những thương hiệu đó đã gắn liền với niềm tự hào và sự khéo léo của người Nhật. Các công ty Nhật Bản đã cảm thấy thoải mái với vị trí của họ, và kết quả là, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đã bị đình trệ.
Tương tự như các nhà sản xuất ô tô kế thừa khác ở EU và Mỹ, không nhiều công ty Nhật Bản coi Elon Musk là một mối đe dọa nghiêm trọng cho đến khi giá trị của Tesla và các cổ phiếu EV khác tăng vọt vào năm 2020.
Ở thị trường Trung Quốc, chính phủ và các nhà sản xuất ô tô đều đồng lòng phát triển hệ thống xe điện, từ phổ thông đến thương mại. Kết quả, Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất trên toàn cầu, với 3,1 triệu xe điện đang được sử dụng. Họ cũng đạt mục tiêu cho xe điện EV sẽ chiếm 1/5 tổng doanh số bán ô tô vào năm 2025. Nước này cũng sở hữu cơ sở hạ tầng sạc xe điện lớn nhất thế giới, với 14,1 triệu trạm sạc trên cả nước.
Như nhiều nhà quan sát đã nhận thấy, Nhật Bản đã thất bại trước các cuộc cách mạng công nghệ gần đây về phần mềm máy tính, internet và điện thoại thông minh. Và kịch bản trên có khả năng lặp lại ở ngành sản xuất ô tô Nhật. Họ sở hữu nhiều công ty sản xuất xe lớn nhưng lại thiếu những nhân tố mới.
Nói về số liệu, trong năm 2020 Nhật Bản chỉ có 3 công ty kỳ lân và chỉ một trong số đó đang tập trung vào phát triển AI. So sánh các số liệu thống kê này với Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt.
(Kỳ lân là thuật ngữ trong tài chính chỉ về 1 công ty tư nhân khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỷ USD)
Số lượng công ty kỳ lân theo quốc gia tính đến năm 2020
Bộ máy quản lý già cỗi
Hầu hết tất cả các CEO của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đều có độ tuổi trung bình trên 60. Và đương nhiên, vì những lý do hết sức hiển nhiên, những nhà lãnh đạo này có thể nâng cao khả năng quản lý chứ khó lòng cập nhật bằng cấp về khoa học và kỹ thuật hiện đại. Chỉ cần nhìn vào những con số có thể hiểu được sự già cỗi của cấp quản lý các hãng xe Nhật:
- Toyota - Toyoda Akio - 64 tuổi
- Honda - Mibe Toshihiro - 61 tuổi
- Nissan - Uchida Makoto - 55 tuổi (Thay thế ông Carlos Ghosn đã bỏ trốn)
- Suzuki - Osamu Suzuki – 91 tuổi (Nay đã truyền ngôi lại cho Toshihiro Suzuki 62 tuổi)
Làn sóng ngầm đang diễn ra trên toàn cầu
Nếu tính chung ở mảng xe xanh (bao gồm cả xe fuel cell, hybrid và plug-in-hybrid thì Nhật Bản vẫn đang thống trị. Và họ hy vọng sẽ kéo dài điều này lâu nhất có thể. Tuy nhiên, kể cả các chuyên gia Nhật Bản cũng cho rằng mục tiêu này quá hạn hẹp.
Ông Masato Inoue, nhà thiết kế Nissan Leaf (đã nghỉ hưu từ năm 2014), e ngại rằng tầm nhìn ngắn này có thể gây hại cho nền công nghiệp quan trọng hàng đầu của Nhật.
Ông nói thêm: “Sự thay đổi song hành cùng nỗi sợ hãi”. Nhưng dù các nhà sản xuất có chuẩn bị và sẵn sàng đối mặt hay không thì “một làn sóng xe điện đang thực sự đến”.
Hiện tại, làn sóng xe điện mà ông Inoue lo ngại chỉ đang là một gợn sóng. Ô tô điện chiếm tỷ trọng thấp hơn 3% trong tổng doanh số bán hàng trên toàn thế giới. Nhiều người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà với sản phẩm này do họ phải trả giá cao hơn, khó thanh lý và thời gian sạc kéo dài. Các doanh nghiệp sản xuất xe điện hiện nay vẫn đang chật vật với việc tạo ra doanh thu từ ô tô.
Tuy nhiên, dù chưa phổ biến đối với khách hàng nhưng đối với các nhà sản xuất, cuộc đua đã bắt đầu từ lâu và càng ngày càng căng thẳng với sự góp mặt của nhiều hãng xe hơn. Tesla hiện đang dẫn đầu ở mảng xe điện. Tuy nhiên, họ cũng phải lo lắng khi tháng 1 năm nay General Motors nghiêm túc tham gia cuộc đua này (GM tuyên bố sẽ bỏ tất cả xe chạy nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035). Volvo còn quyết liệt hơn khi cam kết chỉ sản xuất xe điện vào năm 2030.
Cuộc đua này không chỉ có các hãng xe lớn tham gia. Nhiều công ty khởi nghiệp như Nio (Trung Quốc) và Apple cũng đang muốn đầu tư vào miếng bánh béo bở này. Thậm chí một hãng xe non trẻ như VinFast của Việt Nam cũng nhìn ra được xu hướng xe tương lai và muốn tham gia vào dòng chảy đó.
Có thể thấy các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Hàn Quốc đã và đang chạy nước rút ở thời khắc chuyển giao này. Đây chính là cột mốc quan trọng để họ đuổi kịp hay thậm chí vượt qua các ông lớn xe Nhật – những người dường như đang ngủ quên trên chiến thắng.
Năm ngoái, ô tô Nhật Bản chiếm chưa đến 5% lượng ô tô chạy bằng điện pin bán trên toàn cầu. Tệ hơn là, tỷ lệ đó phần lớn đến từ mẫu xe Nissan Leaf. Chiếc xe này thực tế chiếm 65% tổng số ô tô chạy bằng điện pin của Nhật Bản được mua.
Thống kê của EV-volumes.com, một cơ quan phân tích thị trường ô tô điện
"Cỗ máy lớn" cần nhiều thời gian để thay đổi
Toyota đã không tung ra chiếc ô tô chạy hoàn toàn bằng điện nào mãi cho đến đầu năm 2020. Honda thì lại đang dựa vào GM để cung cấp ô tô điện cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, các nhà sản xuất ô tô và các nhà chức trách đường như không vội. Thậm chí, họ đang có xu hướng đi ngược lại làn sóng toàn cầu.
Đáng chú ý là phát ngôn của ông Akio Toyoda - chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản kiêm chủ tịch Toyota - sau khi chính phủ Nhật Bản dự kiến ngừng bán ô tô chạy xăng vào năm 2035. Ông Toyoda chia sẻ: "Khi các chính trị gia ở ngoài kia tuyên bố rằng 'Hãy loại bỏ tất cả ô tô sử dụng xăng', không biết họ có nghĩ đến điều này không?". Ngoài ra, nếu như Nhật Bản - quê hương của Toyota vội vàng tiến hành lệnh cấm xe chạy xăng dầu một cách gấp gáp thì “ngành công nghiệp xe hơi hiện tại sẽ sụp đổ”.
Toyoda tuyên bố Nhật Bản sẽ hết điện vào mùa hè nếu tất cả các xe trên đường đều chạy bằng điện. Ông nói thêm rằng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện sẽ tiêu tốn của đất nước từ 135 tỷ USD đến 358 tỷ USD. Và vì Nhật Bản sử dụng phần lớn điện năng từ việc đốt than và khí đốt tự nhiên, nên xe điện không thực sự giúp ích cho môi trường. Ông nói: “Chúng ta chế tạo càng nhiều xe điện thì lượng carbon dioxide càng nặng".
Về phần Nissan, hãng này sau khoảng thời gian dài trì hoãn cũng đã giới thiệu thị trường chiếc SUV chạy điện Ariya. Dù vậy, có lẽ hãng xe Nhật đã bỏ qua khoản thời gian vàng để củng cố vị thế của mình ở phân khúc xe điện.
Kết
Kazuo Yajima, cựu kỹ sư trưởng của Leaf, hiện đang điều hành Blue Sky Technology, một công ty phát triển ô tô chạy điện vi mô cho biết: Trung Quốc và Châu Âu đã thất bại trong cuộc đua về hybrid. Và vì vậy, họ càng quyết tâm hơn ở cuộc đua xe điện, cùng các ngành chủ chốt như pin.
Ông Masato Inoue cũng đồng ý với quan điểm trên và nhận định: “Bây giờ Nhật Bản đang chiến thắng. Nhưng tôi nghĩ trong 10 năm nữa nếu chúng ta đánh mất cơ hội trong cuộc đua xe điện, chúng ta có thể sẽ thua cuộc”.
Nếu Nhật Bản và các công ty lớn tiếp tục thái độ nhởn nhơ như hiện nay, rất có thể thị trường ô tô Nhật Bản sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi các công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc trong tương lai.
Các bác nghĩ sao về cách làm xe điện của các hãng xe Nhật?
Last edited by a moderator: