Hạng B1
18/8/15
58
2.397
83
Thủ Thiêm 95% đất sạch, vị trí đẹp.

Tại sao các ông lớn BĐS vẫn chưa khởi động dự án ở đây vậy các bác? Chỉ muốn xí chỗ rồi để đó.

Chỉ có một mình ĐQM, còn CII rất chậm, Empire làm lễ khởi công xong quây tôn để đó, Lotte & Vingroup không thấy làm gì cả?
 
Hạng B1
23/8/16
72
1.098
83
-1 đống dự án đối diện bờ sông đang mọc lên thì nó hút $ khủng khiếp, lẽ ra TP phải xin cơ chế cấm hết các dự án ở bờ tây để tập trung vào thủ thiêm nhưng đã muộn, e dự phải qua cơn sóng BDS sau thì thủ thiêm mới cất cánh dc. Tầm 7-10 năm :D
 
Hạng C
29/1/16
549
6.572
93
Thủ Thiêm 95% đất sạch, vị trí đẹp.

Tại sao các ông lớn BĐS vẫn chưa khởi động dự án ở đây vậy các bác? Chỉ muốn xí chỗ rồi để đó.

Chỉ có một mình ĐQM, còn CII rất chậm, Empire làm lễ khởi công xong quây tôn để đó, Lotte & Vingroup không thấy làm gì cả?
Bác nói đúng, xí chỗ để đó. Tạo quỹ đất cho chu kỳ sau ăn nó dày!
 
Hạng C
24/2/11
828
22.997
93
Phú Mỹ Hưng được như ngày nay là cũng 22 năm rồi chứ đâu ít gì. Vậy mà vẫn còn kha khá đất trống. Mà đó là có những giai đoạn PMH một mình một ngựa chứ không phải thời buổi người người xây CCCC như bây giờ.
 
Hạng B1
18/8/15
58
2.397
83
Các bác nói đều đúng cả.

Thêm 1 lý do nữa là Quy Hoạch, theo ý kiến sau đây thì quy hoạch hiện tại của TT có nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến sự kém hấp dẫn thu hút đầu tư:

Ðồ án Quy Hoạch Thủ Thiêm (điều chỉnh 2012): Thiếu bản sắc, xa thực tế

Chiến tranh đi qua nhưng số phận của bán đảo Thủ Thiêm chưa hết long đong.

Chìa khóa cho việc phát triển Thủ Thiêm nằm ở sự kết nối giữa hai bờ sông Sài Gòn. Vượt qua khoảng cách 300m giữa hai bờ một dòng sông hiền hòa tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng lại khó khăn biết bao nhiêu bởi tư duy ấu trĩ của thời chiến. Từ năm 1994, chuyện vượt sông Sài Gòn bắt đầu được hâm nóng lại với ý tưởng về một cây cầu. Thế nhưng Tân cảng và xưởng Ba Son, dưới sự quản lý của quân đội, đã không đồng ý di dời dù nằm ở những vị trí sâu trong nội địa, không thuận lợi để phát triển lâu dài.

Ðến năm 1999, sau nhiều tranh luận, chính quyền thành phố quyết định xây hầm để nối Sài Gòn với Thủ Thiêm. Trớ trêu thay, không lâu sau ngày khởi công hầm Thủ Thiêm, cả Tân cảng và nhà máy Ba Son được quyết định di dời ra ngoài thành phố. Giải pháp hầm không chỉ tốn kém hơn xây cầu gấp bốn đến tám lần mà nghiêm trọng hơn, còn khiến cho bán đảo Thủ Thiêm rơi vào cảnh “gần nhà, xa ngõ” so với ba trục đường trung tâm thành phố: Ðồng Khởi, Lê Lợi và Nguyễn Huệ.

Nếu việc xây hầm đã “đẩy” Thủ Thiêm ra xa trung tâm Sài Gòn hơn, thì đồ án Thủ Thiêm thứ ba lại thiếu tính thực tế cần thiết để “hàn gắn” mối quan hệ lỏng lẻo giữa hai trung tâm đô thị này.

http://2saigon.vn/noi-o-saigon/thu-thiem-nua-the-ky-long-dong-quy-hoach.html
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B1
18/8/15
58
2.397
83
Năm 2003, Sasaki Associates (Hoa Kỳ) thắng giải thưởng cuộc thi thiết kế Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và sau đó tiếp tục điều chỉnh đồ án quy hoạch cho tới năm 2012. Tầm nhìn cho bán đảo Thủ Thiêm khi này là một “trái tim mới” trong thế kỷ 21 cho TP.HCM với sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống kênh rạch, công viên thiên nhiên, không gian công cộng, những thiết kế kiến trúc đương đại nhưng vẫn bảo tồn tỷ lệ đô thị thân thiện với con người vốn là đặc trưng của Sài Gòn.

Về mặt cấu trúc, có ba không gian mở chính trên bán đảo: dải công viên ven bờ sông Sài Gòn; dải công viên ven mặt nước tạo thành một hành lang xanh trong lòng bán đảo; và vùng châu thổ thấp phía Nam Thủ Thiêm được bảo tồn để dành thêm không gian cho nước và thiên nhiên giữa lòng đô thị Sài Gòn. Kết nối giữa ba không gian xanh này là những dòng kênh, những đại lộ và quảng trường mở tầm nhìn từ lõi Thủ Thiêm ra tới sông Sài Gòn và thành phố cũ phía bên kia dòng nước.

Thế nhưng, đồ án Thủ Thiêm năm 2012 với sự độc đáo về cảnh quan ấy lại có một tương lai không rõ ràng bởi thiếu đi sự nhạy cảm với thị trường bất động sản và logic về hệ thống giao thông để thu hút đầu tư.
 
Hạng B1
18/8/15
58
2.397
83
Trước hết, sai lầm lớn nhất của đồ án 2012 là cách phân bổ mật độ xây dựng công trình. Những ô phố xung quanh cửa hầm Thủ Thiêm phía bên bán đảo lại chỉ được bố trí tầng cao tối đa 30 tầng trong khi đây là vị trí thuận lợi nhất để phát triển bởi có kết nối giao thông tốt nhất và đối diện với trục Nguyễn Huệ và Hàm Nghi. Việc một nhà đầu tư đã tác động để thay đổi sử dụng đất của lô phố ngay cửa ngõ đường dẫn xuống hầm Thủ Thiêm từ một tháp quan sát (công trình đơn thuần có tính biểu tượng) sang một tòa cao ốc 86 tầng phản ánh tính nhanh nhạy của các nhà đầu tư khi nhìn ra tính chiến lược của địa điểm này cũng như sự non nớt về thị trường của đồ án ban đầu.

Cùng lúc đó, đồ án lại đề xuất bố trí những công trình cao tầng nhất dọc theo hai bên đại lộ hình cung – một trong hai tuyến huyết mạch của Thủ Thiêm – vốn không thể kết nối trực tiếp với đại lộ Ðông Tây và do đó có kết nối kém hơn với trung tâm hiện hữu cũng như toàn vùng.

Thêm nữa, việc bố trí tàu điện ngầm đi qua những khu vực có mật độ thấp nhất tại Thủ Thiêm, dọc theo đại lộ Ðông – Tây, và dùng xe buýt để phục vụ dải đô thị mật độ cao ven sông Sài Gòn là một ví dụ nữa về tính phi lý của đồ án.

Việc tạo dựng một quảng trường lớn hướng về phía công trường Mê Linh, vốn không phải là một không gian công cộng quan trọng của thành phố, trong khi không đả động gì tới vị trí đối diện đại lộ Nguyễn Huệ và Hàm Nghi, phản ánh sự gượng gạo và xa rời thực tế của đồ án.

Cuối cùng, đồ án SA thiếu hẳn những quan sát sâu sắc về đô thị Sài Gòn nói riêng và đô thị Việt Nam nói chung và do đó thiếu đi sự độc đáo về văn hóa và tính bản địa trong thiết kế như hai đồ án trước 1975. Quy hoạch Thủ Thiêm, nếu không biết đến tên gọi, có thể đã được thực hiện cho bất cứ thành phố nào trên khắp thế giới.

50 năm, giấc mơ Thủ Thiêm vẫn chưa thành.

Tại sao Thủ Thiêm vẫn chậm?


Mặt bằng minh họa cho đồ án quy hoạch Thủ Thiêm năm 2012. Nguồn: Sasaki Associates (2012).