No No, Anh mang dép là Đại Gia Đơn Dương.Thầy đi dép lê??
tôi thì lúc nào cũng sơ mi măng sết khi gặp khách cả !
No No, Anh mang dép là Đại Gia Đơn Dương.Thầy đi dép lê??
Chào quý vị và các thân hữu OS, như tôi đã hứa sẽ mở thớt luận bàn về cái gọi là HẠN TAM TAI mà xưa nay Ông Bà / Cha Mẹ và thậm chí chúng ta vẫn cứ mù mờ tin và làm theo như một tập tục mê tín dị đoan.
Bài viết : TAM TAI và DÂNG SAO GIẢI HẠN...
1. TAM TAI :
Khái niệm này ghép 3 tuổi thuộc 3 hành khác nhau vào 1 nhóm, và đưa ra 3 năm xấu chung cho cả 3 tuổi này.
Ví dụ:
03 tuổi Tỵ (hành hỏa), Dậu (hành kim) và Sửu (hành thổ).
03 tuổi này khi kết hợp lại thì tạo ra 1 cục diện đầy đủ gồm 3 giai đoạn Sinh-Vượng-Mộ của hành Kim. Như vậy 1 tuổi đứng độc lập chả tạo nên cái gì cả !!
3 tuổi này được tính chung là có 3 năm "tam tai", thật ra là các năm Bệnh (hợi), Tử (tý) và Mộ (sửu) CỦA HÀNH KIM.
LOGIC truy ngược sẽ thấy đây là trò mèo của thuật sĩ đời xưa nhằm dọa nạt và nhân đó kiếm tiền của những kẻ muốn "giải hạn tam tai" mà thôi.
Sẽ thật là Mê Tín nếu ai đó còn tin vào trò này !!
2. DÂNG SAO GIẢI HẠN
Đây là 1 khái niệm của đời xưa, cho rằng khi sắp xếp 1 đồ hình trên mặt đất, tượng trưng cho các sao, và với năng lực của bản thân, thì 1 Vị Đạo Sĩ ABC nào đó có thể cầu khấn, liên hệ với Trời qua bàn thờ đó, nhằm đuổi cái xấu, rước cái tốt về.
ĐIỀU NÀY DẪN ĐẾN 2 Ý:
a. Ngày nay các Chùa đều không hề được học về thuật đó nên KHÔNG THỂ BIẾT.
Hơn nữa Phật Giáo tuy có thế giới quan khá trùng với Đạo giáo, nhưng lại phủ nhận quan niệm Ngũ Hành (theo Phật giáo thì vật chất chỉ có 4 Hành).
Vì vậy vào Chùa dâng sao với các Nhà Sư hiện nay là Sai lại càng Sai.
XƯA KIA, triều đình phong kiến chủ trương Tam Giáo nên các Nhà sư được học đầy đủ thì khác hẳn.
b. Còn lại, tất cả những "nhà này thầy nọ" đọc sách chửa thông, mặt mũi thì búng còn ra sữa, nấu nồi cơm còn không chín dù nấu bằng nồi điện - thì không có lý gì để tin là họ học được cái Thuật dâng sao của các bậc Đạo sĩ thời xưa được.
3. TIẾP THEO CÁI GỌI LÀ TAM TAI:
Nay sắp năm Hợi, cho nên tôi sẽ xét các tuổi thuộc 3 hành tạo thành Kim cục - tức Tỵ-Dậu-Sửu.
Chú ý 3 tuổi này chỉ có Dậu là thuộc kim, còn 2 tuổi kia là Tỵ (Hỏa) và Sừu (Thổ)
Phân tích cho năm Hợi:
1. Với người tuổi Tỵ:
+ Năm Hợi: xung Tỵ, do đó có hại trực tiếp, chủ yếu về sức khỏe.
+ Năm Tý với tuổi Tỵ: Tỵ thuộc hỏa nên Tý chỉ xung Ngọ, làm yếu sự thành công đi mà thôi.
+ Năm sửu: Không có gì.
2. Với tuổi Dậu:
+ Năm Hợi xung với đất trường sinh của Dậu,nên việc nhà hay có xáo trộn.
Theo lập luận ngũ hành còn thêm là năm "Bệnh" của tuổi dậu.
+ NĂm tý: không có gì. Lý luận ngũ hành là năm "tử".
+ Năm sửu: là mộ của Dậu nên cv hay bế tắc. NĂm "mộ".
3.tuổi Sửu:
+ Năm Hợi: không có gì xấu.
+ NĂm Tý: tý sửu hợp nên rất đẹp.
+ Năm Sửu: năm trùng với tuổi thì gọi là thái tuế (tuế = năm, như vẫn hô "vạn tuế"). Không có gì xấu.
Ps. Tất nhiên có 1 số Phái cho rằng còn có sự Tương hình, Tương hại...nhưng thật ra đó là khái niệm lai căng.
4. KẾT LUẬN :
- Nếu cứ xét vòng quanh, ta thấy nhiều phần tốt bị bỏ qua, nên mới có sự nếu cái xấu nổi bật lên như vậy.
- 3 năm không xấu cả 3, chẳng qua gộp cho cả 3 tuổi mà thành như vậy. Năm này xấu với tuổi này lại không xấu với tuổi kia, và ngược lại.
View attachment 1837124
Quý Tăng Đoàn là giải thoát cho mình và hướng dẫn Phật Tử theo Phật Pháp, nghiên cứu thuật của Đạo Gia là để cứu độ thêm cho đời, nhưng cái nào đúng thì phát huy, cái nào sai và mê tín thì nên bỏ Anh S à ! kkkGiờ mới đọc kỹ, câu này của anh
“...Hơn nữa Phật Giáo tuy có thế giới quan khá trùng với Đạo giáo, nhưng lại phủ nhận quan niệm Ngũ Hành (theo Phật giáo thì vật chất chỉ có 4 Hành).
Vì vậy vào Chùa dâng sao với các Nhà Sư hiện nay là Sai lại càng Sai”
Hình này của anh
View attachment 1842099
Đều chỉ thể hiện 4 hành, ko có Thổ. Thực ra thì trong quan niệm này, Thổ là trung tâm của vũ trụ, ko xét.
Dĩ nhiên Phật giáo thì chả lan can gì đến Lão giáo, đạo giáo hay kể cả Phong Thuỷ, hay Tử Vi. Nhưng cũng chả ai cấm mấy thày nghiên cứu thêm các kiến thức bên ngoài.
Vậy mấy anh Thiên Chúa Giáo nếu Tam Tai thì xử làm sao hả Thầy.
Em bé đầy tháng chưa Anh ?hóng