Mình tiếp xúc với nhiều người đầu tư kể cả đã đầu tư lâu năm không hiểu rõ về bản chất cổ tức, phải nói là rất nhiều. Người mới chơi thì không hiểu thì không nói mà người chơi lâu cũng rất ít người hiểu (ít nhất là trong những người mình gặp tới 80% không hiểu bản chất cổ tức). Hôm rồi vừa mới gặp người đã đầu tư lâu năm khăng khăng chia cổ tức là tốt, "tự nhiên có thêm cổ tức, như gửi tiết kiệm nhận thêm tiền, vv...", chán chả buồn nói. Hôm nay thị trường ảm đạm mình tranh thủ mở thớt này giải thích cặn kẽ từ A tới Z về cổ tức cho anh em nào quan tâm. Anh em nào hiểu sai thì bình tĩnh đọc hết cả bài và ngẫm nghĩ chứ đừng nhảy chồm lên vội. Chung quy lại là mình chia sẻ kiến thức thôi, no thing more nothing less. Mình sẽ nói cả 2 khía cạnh của cổ tức, khía cạnh financial và khía cạnh tâm lý, và cả 2 loại cổ tức, cổ tức tiền và cổ tức cổ phiếu thưởng.
1/ Sai lầm cơ bản nhất là nghĩ cổ tức là tự nhiên được chia thêm 1 cái gì đó, cái gì đó ở đây là tiền hay cổ phiếu thưởng. Fact: cổ tức về mặt finance (tài chính) là zero, "absolutely zero".
Khi chia cổ tức tiền mặt thì thực chất là cấu từ giá trị công ty ra chuyển từ sở hữu công ty chuyển sang ở hữu cá nhân. Thị giá giảm tương ứng, nhưng tổng giá trị nhà đầu tư nắm không đổi. Thực tế ủy ban chứng khoán cũng điều chỉnh giá tương ứng. Giả sử ban đầu có 10 cổ phiếu, mỗi cổ giá 10000 đ và nhận cổ tức 2000 đ / cổ. Trước khi nhận cổ tức, giá trị danh mục là 10 x 10000 = 100.000 đ. Khi nhận cổ tức, thị giá điều chỉnh bớt đi đúng bằng cổ tức, về 8000 đ. Sau khi nhận cổ tức, giá trị vẫn là 80.000 + 20.000 = 100.000 đ không đổi. Nếu không có sự điều chỉnh này, ủy ban chứng khoán cứ giữ nguyên giá ngày hôm trước, thì đúng là nhận cổ tức tiền là thêm được một mớ, nhưng thực tế là có điều chỉnh và tổng không đổi.
Còn khi chia cổ tức cổ phiếu thưởng thực chất là chuyển con số từ cột này qua cột kia trên bảng kế toán, chuyển từ cột lợi nhuận chưa phân phối sang cột vốn chủ sở hữu. Và vì thế giá trị công ty cũng không đổi, giá trị nắm giữ cũng không đổi. Thị giá cũng điều chỉnh tương ứng. Giả sử ban đầu có 10 cổ phiếu, mỗi cổ thị giá 10.000 đ. Nếu phát hành thêm tỷ lệ 1:1 thì sau khi nhận sẽ có 20 cổ phiếu nhưng ủy ban ck điều chỉnh thị giá xuống còn 5.000 đ nên tổng giá trị nắm giữ trước và sau khi nhận vẫn y chang, là 100.000 đ dù số lượng cổ phiếu tăng gấp đôi. Mọi chỉ số PE, PB đều không đổi vì earning và book value cũng điều chỉnh tương ứng. Nên cổ phiếu thưởng là absolutely zero với người nắm.
Tóm lại là cổ tức, dù là cổ tức tiền hay cổ phiếu thưởng về mặt finance / giá trị cho người nắm là thêm zero tròn trĩnh về mặt giá trị. Đây là nói về bản chất, khía cạnh tâm lý sẽ bàn tiếp.
2/ Giờ nói đến khía cạnh tâm lý. Như nói ở trên,mặc dù cổ tức về bản chất là absolutely zero (zero tuyệt đối luôn) cho người nắm về khía cạnh tài chính nhưng nó có tác dụng tâm lý, yếu tố tâm lý này dẫn tới sự tăng giá hay giảm giá (và giá trị portfolio tăng hay giảm là do yếu tố tâm lý này).
a/ Tâm lý phổ biến là "tự nhiên được thêm cái gì đó, đang 10 cổ thành 20 cổ". Đang 10 cổ giá 10.000 thành 20 cổ giá lên 8000 là lời to. Thực tế về finance thì như nói ở trên và chẳng có gì đảm bảo sau khi chia thị giá đi lên. Có rất nhiều case sau khi đã nhận cổ tức rồi tính cả cổ tức còn lỗ tới vài chục % vì thị giá đi xuống vì lý do này lý do khác! Nên bản chất không phải nằm ở chỗ cổ tức hay không cổ tức, mà bản chất nếu công ty tăng giá sau khi chia cổ tức (tiền hay cổ phiếu) là do công ty làm ăn tốt, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dẫn đến giá trị công ty tăng. Đây là nói về bản chất, là chuyện kinh doanh. Việc công ty làm ăn ra sao không liên quan gì tới cổ tức, vì cổ tức là có sau khi đã có kết quả kinh doanh rồi, cho đi hay giữ lại cũng không làm thay đổi tổng giá trị. Mấu chốt vẫn là công ty làm ăn ra sao. Vinamilk tăng giá là vì kinh doanh tốt năm này qua năm khác, do quỹ mua vào vì tăng trưởng tốt, vv... chứ không phải "vì cổ tức" dù Vinamilk là điển hình cho việc trả cổ tức đều đặn.
b/ Tâm lý "mua cổ phiếu để nhận cổ tức", "công ty trả cổ tức tiền thì cũng như gửi tiết kiệm thôi". Nghĩ điều này là có ngầm ý là giá cổ phiếu không đổi, tự nhiên được thêm tiền. Như giải thích ở mục 1, về finance là chẳng thêm gì cả, còn về tâm lý thì có thể đẩy giá lên, hay giá xuống sau khi nhận cổ tức. Nếu công ty tốt thì thường sẽ lên lại và tăng tiếp nhưng đa số thì không có gì đảm bảo giá cổ phiếu không đổi hay sẽ đi lên mà giá có thể giảm mạnh nếu trước đó bị lái bơm lên vì tin cổ tức! Cũng vì lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý ở 2a nên lái thường đánh lên khi có tin cổ tức ra (nhà đầu tư cho là tin tốt như ở mục 2a) và xả hàng sau đó.
c/ Ở nước ngoài cổ tức tiền tính cổ tức tiền trên thị giá và cổ phiếu thưởng gọi là chia tách (stock split). Việt Nam thì méo mó dùng mệnh giá tham chiếu nên con số nghe thì cao ngất ngưởng 20% cổ tức tiền, 50% cổ tức cổ phiếu. Tổng là 70% cổ tức. Nghe thì to mà thực ra là chỉ 2000 đ mà nếu thị giá 100.000 thì có 2% / thị giá thua xa tiết kiệm (chưa kể thị giá bị mất như nói ở mục 2b). 50% cổ tức cổ phiếu thực ra là stock split như giải thích ở trên, không thay đổi về giá trị, nhà đầu tư chả nhận thêm "giá trị" gì. Nên các con số % khủng nói trên cũng có yếu tố lùa gà, rất nhiều công ty tuyên bố "cổ phiếu thưởng 50%" là stock chạy vì đa số nhà đầu tư nghĩ "được thêm 50%, tốt quá". Nếu muốn minh bạch, các báo cáo, báo chí cần chuyển sang dùng cách nói cổ tức tiền / thị giá và nói stock split (chia tách) thay vì nói "cổ phiếu thưởng". Nói vậy sẽ rõ ràng hơn nhiều cho người mới chơi. Nhưng sẽ ít lùa gà được. Thực tế ở nước ngoài tin stock split không có tác động gì đáng kể nhưng ở Việt Nam tin "cổ phiếu thưởng" ra là 90% trường hợp là đẩy giá lên không nhiều thì ít dù bản chất nó là zero (và ở nước ngoài là vậy).
d/ Nhiều người không có khái niệm định giá nên mặc dù cổ phiếu thưởng thêm cổ phiếu nhưng các tỷ số PE, PB, Debt đều không đổi, không khác tí gì (con số tuyệt đối giảm nhưng tỷ lệ không đổi). Nên nếu trước kia cổ giá 10.000 đ thì sau khi chia giá 5.000 đ không hề rẻ hơn dù con số tuyệt đối nhỏ đi là vì tỷ số P/E và P/B giữ nguyên không đổi. Nhưng nhiều người nghĩ 5.000 đ rẻ hơn 10.000 đ và vì thế sẽ giúp bounce nhẹ đầu ngày sau khi chia tách, mà không hiểu nó còn liên quan tới số lượng cổ phiếu nữa (và gián tiếp là các tỷ số chứ không phải con số tuyệt đối) nên vẫn có hiện tượng bounce nhẹ sau khi chia vì một số người không theo dõi tự nhiên thấy cổ phiếu "rẻ đi". Thậm chí còn có lãnh đạo TCB còn mạnh miệng nói stock split làm giá "rẻ đi" là nói dối không biết ngượng.
e/ Stock split không thay đổi gì cả. Trước kia 1 ngày giao dịch 1 cổ giá 10.000 thì giờ giao dịch 2 cổ giá 5.000, số lượng tăng nhưng tổng giá trị không đổi. Có những còm cổ phiếu thưởng về sẽ bị xả do có nhiều hơn cũng lùa gà nốt. Xả là do đang down trend chứ chẳng phải là vì có nhiều cổ phiếu hơn. Cổ phiếu thưởng cũng chẳng phải pha loãng (nhiều còm nói pha loãng cũng lùa xả) vì tỷ lệ của từng cổ đông hiện hữu vẫn y chang. Tóm lại chính xác nó là stock split = chia tách, không thay đổi bất cứ điều gì về "bản chất" công ty, về tổng giá trị giao dịch, nhưng có tác động về tâm lý : số lượng cổ phiếu tăng lên, thị giá tuyệt đối giảm đi. Thị giá tuyệt đối giảm đi tạo cảm giác "rẻ" và kích thích mua của nhà đầu tư không hiểu bản chất mà số lượng này rất nhiều. Thí dụ cổ phiếu 100.000, 200.000 tạo cảm giác mắc hơn cổ phiếu 5.000, có biết đâu là cổ phiếu 100.000 tạo ra tới 20.000 đ lợi nhuận mỗi cổ, cho P/E có 5 trong khi cổ 5.000 đ chỉ tạo ra 100 đ lợi nhuận / cổ cho P/E = 50. Ngoài dùng P/E còn có thể dùng chiết khấu dòng tiền cũng ý nghĩa tương tự.
Thế nên,
- về yếu tố tâm lý là có, đa phần thích thú khi nghe tin cổ tức. Nên người hiểu biết sẽ mua trước khi có tin và bán khi tin ra (hoặc ngay đầu ngày hôm sau ngày không hưởng quyền) và đừng lăn tăn cố giữ thêm quá ngày cổ tức "chỉ vì để nhận cổ tức" (chú ý cụm từ chỉ vì để nhận cổ tức). Nếu giữ vì trend up, vì technical, vì fundamentals còn rẻ, vì còn tiềm năng phát triển, vì tin này nọ khác vv... thì là chuyện khác, chứ không phải giữ "để mà nhận thêm" vì chẳng nhận thêm "giá trị" gì cả.
- mua đầu tư lâu dài cũng nên bỏ hoàn toàn chuyện cổ tức ra khỏi bài toán mà nên quan tâm tới doanh nghiệp có phát triển không, lãnh đạo có tâm không, giá có hợp lý không, technical trend ra sao, vv... Nghĩa là đừng bao giờ hỏi câu cổ tức doanh nghiệp này bao nhiêu (thí dụ hỏi mua Vinamilk vì nó trả cổ tức .. 2%), phím mua công ty X nhé sắp trả cố tức 20%, công ty Y sắp trả cổ phiếu thưởng 80%, mua công ty Z vì đều đặn cổ tức 10% hàng năm ! Vì như đã nói cổ tức là absolutely zero về giá trị, cổ tức tiền hay cổ phiếu thưởng đều vậy. Quan trọng là lãnh đạo doanh nghiệp phát triển thế nào, zero cổ tức mà doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều vẫn tốt hơn là nhận cổ tức đều 10% mà thị giá đứng tại chỗ do không phát triển. Thường thì có cổ tức nghĩa là làm ăn có lãi nhưng điều này không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phát triển, mà bản chất vẫn nằm ở lãnh đạo ra sao.
1/ Sai lầm cơ bản nhất là nghĩ cổ tức là tự nhiên được chia thêm 1 cái gì đó, cái gì đó ở đây là tiền hay cổ phiếu thưởng. Fact: cổ tức về mặt finance (tài chính) là zero, "absolutely zero".
Khi chia cổ tức tiền mặt thì thực chất là cấu từ giá trị công ty ra chuyển từ sở hữu công ty chuyển sang ở hữu cá nhân. Thị giá giảm tương ứng, nhưng tổng giá trị nhà đầu tư nắm không đổi. Thực tế ủy ban chứng khoán cũng điều chỉnh giá tương ứng. Giả sử ban đầu có 10 cổ phiếu, mỗi cổ giá 10000 đ và nhận cổ tức 2000 đ / cổ. Trước khi nhận cổ tức, giá trị danh mục là 10 x 10000 = 100.000 đ. Khi nhận cổ tức, thị giá điều chỉnh bớt đi đúng bằng cổ tức, về 8000 đ. Sau khi nhận cổ tức, giá trị vẫn là 80.000 + 20.000 = 100.000 đ không đổi. Nếu không có sự điều chỉnh này, ủy ban chứng khoán cứ giữ nguyên giá ngày hôm trước, thì đúng là nhận cổ tức tiền là thêm được một mớ, nhưng thực tế là có điều chỉnh và tổng không đổi.
Còn khi chia cổ tức cổ phiếu thưởng thực chất là chuyển con số từ cột này qua cột kia trên bảng kế toán, chuyển từ cột lợi nhuận chưa phân phối sang cột vốn chủ sở hữu. Và vì thế giá trị công ty cũng không đổi, giá trị nắm giữ cũng không đổi. Thị giá cũng điều chỉnh tương ứng. Giả sử ban đầu có 10 cổ phiếu, mỗi cổ thị giá 10.000 đ. Nếu phát hành thêm tỷ lệ 1:1 thì sau khi nhận sẽ có 20 cổ phiếu nhưng ủy ban ck điều chỉnh thị giá xuống còn 5.000 đ nên tổng giá trị nắm giữ trước và sau khi nhận vẫn y chang, là 100.000 đ dù số lượng cổ phiếu tăng gấp đôi. Mọi chỉ số PE, PB đều không đổi vì earning và book value cũng điều chỉnh tương ứng. Nên cổ phiếu thưởng là absolutely zero với người nắm.
Tóm lại là cổ tức, dù là cổ tức tiền hay cổ phiếu thưởng về mặt finance / giá trị cho người nắm là thêm zero tròn trĩnh về mặt giá trị. Đây là nói về bản chất, khía cạnh tâm lý sẽ bàn tiếp.
2/ Giờ nói đến khía cạnh tâm lý. Như nói ở trên,mặc dù cổ tức về bản chất là absolutely zero (zero tuyệt đối luôn) cho người nắm về khía cạnh tài chính nhưng nó có tác dụng tâm lý, yếu tố tâm lý này dẫn tới sự tăng giá hay giảm giá (và giá trị portfolio tăng hay giảm là do yếu tố tâm lý này).
a/ Tâm lý phổ biến là "tự nhiên được thêm cái gì đó, đang 10 cổ thành 20 cổ". Đang 10 cổ giá 10.000 thành 20 cổ giá lên 8000 là lời to. Thực tế về finance thì như nói ở trên và chẳng có gì đảm bảo sau khi chia thị giá đi lên. Có rất nhiều case sau khi đã nhận cổ tức rồi tính cả cổ tức còn lỗ tới vài chục % vì thị giá đi xuống vì lý do này lý do khác! Nên bản chất không phải nằm ở chỗ cổ tức hay không cổ tức, mà bản chất nếu công ty tăng giá sau khi chia cổ tức (tiền hay cổ phiếu) là do công ty làm ăn tốt, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dẫn đến giá trị công ty tăng. Đây là nói về bản chất, là chuyện kinh doanh. Việc công ty làm ăn ra sao không liên quan gì tới cổ tức, vì cổ tức là có sau khi đã có kết quả kinh doanh rồi, cho đi hay giữ lại cũng không làm thay đổi tổng giá trị. Mấu chốt vẫn là công ty làm ăn ra sao. Vinamilk tăng giá là vì kinh doanh tốt năm này qua năm khác, do quỹ mua vào vì tăng trưởng tốt, vv... chứ không phải "vì cổ tức" dù Vinamilk là điển hình cho việc trả cổ tức đều đặn.
b/ Tâm lý "mua cổ phiếu để nhận cổ tức", "công ty trả cổ tức tiền thì cũng như gửi tiết kiệm thôi". Nghĩ điều này là có ngầm ý là giá cổ phiếu không đổi, tự nhiên được thêm tiền. Như giải thích ở mục 1, về finance là chẳng thêm gì cả, còn về tâm lý thì có thể đẩy giá lên, hay giá xuống sau khi nhận cổ tức. Nếu công ty tốt thì thường sẽ lên lại và tăng tiếp nhưng đa số thì không có gì đảm bảo giá cổ phiếu không đổi hay sẽ đi lên mà giá có thể giảm mạnh nếu trước đó bị lái bơm lên vì tin cổ tức! Cũng vì lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý ở 2a nên lái thường đánh lên khi có tin cổ tức ra (nhà đầu tư cho là tin tốt như ở mục 2a) và xả hàng sau đó.
c/ Ở nước ngoài cổ tức tiền tính cổ tức tiền trên thị giá và cổ phiếu thưởng gọi là chia tách (stock split). Việt Nam thì méo mó dùng mệnh giá tham chiếu nên con số nghe thì cao ngất ngưởng 20% cổ tức tiền, 50% cổ tức cổ phiếu. Tổng là 70% cổ tức. Nghe thì to mà thực ra là chỉ 2000 đ mà nếu thị giá 100.000 thì có 2% / thị giá thua xa tiết kiệm (chưa kể thị giá bị mất như nói ở mục 2b). 50% cổ tức cổ phiếu thực ra là stock split như giải thích ở trên, không thay đổi về giá trị, nhà đầu tư chả nhận thêm "giá trị" gì. Nên các con số % khủng nói trên cũng có yếu tố lùa gà, rất nhiều công ty tuyên bố "cổ phiếu thưởng 50%" là stock chạy vì đa số nhà đầu tư nghĩ "được thêm 50%, tốt quá". Nếu muốn minh bạch, các báo cáo, báo chí cần chuyển sang dùng cách nói cổ tức tiền / thị giá và nói stock split (chia tách) thay vì nói "cổ phiếu thưởng". Nói vậy sẽ rõ ràng hơn nhiều cho người mới chơi. Nhưng sẽ ít lùa gà được. Thực tế ở nước ngoài tin stock split không có tác động gì đáng kể nhưng ở Việt Nam tin "cổ phiếu thưởng" ra là 90% trường hợp là đẩy giá lên không nhiều thì ít dù bản chất nó là zero (và ở nước ngoài là vậy).
d/ Nhiều người không có khái niệm định giá nên mặc dù cổ phiếu thưởng thêm cổ phiếu nhưng các tỷ số PE, PB, Debt đều không đổi, không khác tí gì (con số tuyệt đối giảm nhưng tỷ lệ không đổi). Nên nếu trước kia cổ giá 10.000 đ thì sau khi chia giá 5.000 đ không hề rẻ hơn dù con số tuyệt đối nhỏ đi là vì tỷ số P/E và P/B giữ nguyên không đổi. Nhưng nhiều người nghĩ 5.000 đ rẻ hơn 10.000 đ và vì thế sẽ giúp bounce nhẹ đầu ngày sau khi chia tách, mà không hiểu nó còn liên quan tới số lượng cổ phiếu nữa (và gián tiếp là các tỷ số chứ không phải con số tuyệt đối) nên vẫn có hiện tượng bounce nhẹ sau khi chia vì một số người không theo dõi tự nhiên thấy cổ phiếu "rẻ đi". Thậm chí còn có lãnh đạo TCB còn mạnh miệng nói stock split làm giá "rẻ đi" là nói dối không biết ngượng.
e/ Stock split không thay đổi gì cả. Trước kia 1 ngày giao dịch 1 cổ giá 10.000 thì giờ giao dịch 2 cổ giá 5.000, số lượng tăng nhưng tổng giá trị không đổi. Có những còm cổ phiếu thưởng về sẽ bị xả do có nhiều hơn cũng lùa gà nốt. Xả là do đang down trend chứ chẳng phải là vì có nhiều cổ phiếu hơn. Cổ phiếu thưởng cũng chẳng phải pha loãng (nhiều còm nói pha loãng cũng lùa xả) vì tỷ lệ của từng cổ đông hiện hữu vẫn y chang. Tóm lại chính xác nó là stock split = chia tách, không thay đổi bất cứ điều gì về "bản chất" công ty, về tổng giá trị giao dịch, nhưng có tác động về tâm lý : số lượng cổ phiếu tăng lên, thị giá tuyệt đối giảm đi. Thị giá tuyệt đối giảm đi tạo cảm giác "rẻ" và kích thích mua của nhà đầu tư không hiểu bản chất mà số lượng này rất nhiều. Thí dụ cổ phiếu 100.000, 200.000 tạo cảm giác mắc hơn cổ phiếu 5.000, có biết đâu là cổ phiếu 100.000 tạo ra tới 20.000 đ lợi nhuận mỗi cổ, cho P/E có 5 trong khi cổ 5.000 đ chỉ tạo ra 100 đ lợi nhuận / cổ cho P/E = 50. Ngoài dùng P/E còn có thể dùng chiết khấu dòng tiền cũng ý nghĩa tương tự.
Thế nên,
- về yếu tố tâm lý là có, đa phần thích thú khi nghe tin cổ tức. Nên người hiểu biết sẽ mua trước khi có tin và bán khi tin ra (hoặc ngay đầu ngày hôm sau ngày không hưởng quyền) và đừng lăn tăn cố giữ thêm quá ngày cổ tức "chỉ vì để nhận cổ tức" (chú ý cụm từ chỉ vì để nhận cổ tức). Nếu giữ vì trend up, vì technical, vì fundamentals còn rẻ, vì còn tiềm năng phát triển, vì tin này nọ khác vv... thì là chuyện khác, chứ không phải giữ "để mà nhận thêm" vì chẳng nhận thêm "giá trị" gì cả.
- mua đầu tư lâu dài cũng nên bỏ hoàn toàn chuyện cổ tức ra khỏi bài toán mà nên quan tâm tới doanh nghiệp có phát triển không, lãnh đạo có tâm không, giá có hợp lý không, technical trend ra sao, vv... Nghĩa là đừng bao giờ hỏi câu cổ tức doanh nghiệp này bao nhiêu (thí dụ hỏi mua Vinamilk vì nó trả cổ tức .. 2%), phím mua công ty X nhé sắp trả cố tức 20%, công ty Y sắp trả cổ phiếu thưởng 80%, mua công ty Z vì đều đặn cổ tức 10% hàng năm ! Vì như đã nói cổ tức là absolutely zero về giá trị, cổ tức tiền hay cổ phiếu thưởng đều vậy. Quan trọng là lãnh đạo doanh nghiệp phát triển thế nào, zero cổ tức mà doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều vẫn tốt hơn là nhận cổ tức đều 10% mà thị giá đứng tại chỗ do không phát triển. Thường thì có cổ tức nghĩa là làm ăn có lãi nhưng điều này không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phát triển, mà bản chất vẫn nằm ở lãnh đạo ra sao.
Chỉnh sửa cuối:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Tong Kho Ghe Massage
Ngày đăng:
Người đăng:
thethaokimthanh.vn
Ngày đăng:
Người đăng:
Tấn Dũng
Ngày đăng: