Re:Sài Gòn - PleiKu - Huế - SG : 2.557km.
NGÀY THỨ TƯ : THAM QUAN HUẾ - ĐÀ NẴNG : 180km
7g30 rời KS, sau khi hội ý: lại BBH, chỗ cũ cho lành.
GPS con nhà nghèo, vậy chứ không có em nó cũng khổ.
Điểm tham quan đầu tiên là Lăng Tự Đức.
Tự Đức (1829-1883) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha.
Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn.
Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn.
Nhà Thuỷ Tạ.
Lăng Tự Ðức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình, gợi cho du khách một “hồn êm thơ mộng” (une douce rêve). Lăng vua Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua.
Trong Lăng Tự Đức.
Trong Lăng Tự Đức.
Trong Lăng Tự Đức, Tường cổ rêu phong.
Đang tham quan ngon lành thì F1 bỗng dưng muốn i..., dẫn vào WC ở đây nhất định không chịu đòi phải giống trong KS hoặc ở nhà cơ! Đành bỏ dở dẫn ra mấy quầy lưu niệm gần đó có cái "giống ở nhà". BM mày, người lính tính quan.
Điểm thứ hai là Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) cách Lăng tự Đức khoảng 5km.
Vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31.
Lăng khởi công ngày 4 tháng 9 năm 1920, kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất.
Cổng Lăng. Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở châu Âu, vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi.
Tuy nhiên, tất cả núi đôi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh lăng đều đã được dùng làm các yếu tố phong thủy, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.
Giống như một toà lâu đài ở châu Âu.
Để thực hiện các công trình kiến trúc và trang trí tốn kém ở lăng Khải Định, nhà nước bấy giờ đã tăng thuế điền trên toàn quốc lên 30%.Kinh phí lớn nhất là phải mua vật liệu từ nước ngoài.
Pho tuợng ngồi này được thực hiện ở Paris vào năm 1920.
Trong lòng tượng rỗng nên không nặng lắm, sau khi chở về đến Huế mới mạ vàng bên ngoài.
Pho tuợng đứng này được thực hiện ngay tại Huế do một người lính thợ, quê ở Quảng Nam thực hiện.
Thấy một em gái hay hay, chụp luôn cho ngài ở dưới đỡ buồn!
Cận cảnh.
Tay nghề của người lính xứ Quảng năm xưa cao quá!
3 vòng hoa này nghe nói có từ những năm 30 của thế kỷ trước, nay vẫn tồn tại.
Không biết có độ chế không nữa?!
Cận cảnh.
Trần nhà được vẽ hoa văn rất đẹp.
Mấy chục năm rồi mà không có mạng nhện bám, chắc tụi nó nhìn chóng mặt quá rớt hết rồi.
Tượng chầu trước Lăng.
Gần hơn.
11g, Trên đường về lại KS ghé ngang Đàn Nam Giao.
Ở đây không phải mua vé tham quan, mà cũng chỉ thấy có mình bọn em!
Nhân tiện vụ vé tham quan em nói thêm tí : Huế không tha cho tài xế, phải mua vé tất.
Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1806 thời vua Gia Long.
Theo quan niệm xưa "Vua là Thiên tử" (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.
12g về KS trả phòng, ghé Đập Đá làm tí cơm hến cho biết mùi, mồi người làm 2 tô nhưng vẫn đói. Đây là món ăn chơi thôi, có 6k/tô.
Vợ nghe nói mắn tôm chua Thiên Hương chất lượng nên mua về làm quà.
Vụ mắm này phải gói kỹ vì phải sống chung với nó trên xe vài ngày nữa.
Em ngồi ngoài xe, thấy nhà bên cạnh có 2 mệ nhìn mưa dư này, buồn quá hỉ !?
Ngoài trời mưa khủng khiếp, đúng là Huế. May cho em có cơ hội được biết thế nào là mưa Huế.
Ở Huế có 2 mùa: mùa mưa và mùa...mưa ít.
Qua cầu Đập Đá, thấy cầu Tràng Tiền nó dư này.
13g30, Điểm tham quan thứ ba là Đại Nội.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.
Trời vẫn mưa, tuy nhỏ hơn.
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ...
...làm sao em biết bia đá không đau?...
Phía sau Điện Thái Hoà, thấy cái ấn to quá không biết để đóng vào đâu?
Cá chép trong Hồ Thái Dịch.
Super teen tạo dáng trước Điện Thái Hoà.
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.
Kỳ Đài (còn gọi là Cột cờ) nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840. Trong lịch sử, kỳ đài thường là nơi đánh dấu các sự kiện quan trọng và sự thay đổi thể chế chính quyền ở Huế.
Sơ đồ các công trình trong Hoàng thành Huế:
1. Ngọ Môn 2. Hồ Thái Dịch 3. Cầu Trung Đạo 4. Sân Đại Triều 5. Điện Thái Hoà 6. Đại Cung môn 7. Tả vu, Hữu vu 8. Điện Cần Chánh 8a. Điện Võ Hiển 8b. Điện Văn Minh 9a. Điện Trinh Minh 9b. Điện Quang Minh 10. Điện Càn Thành 11. Điện Khôn Thái 11a. Viện Thuận Huy 11b. Viện Dưỡng Tâm 12. Lầu Kiến Trung 13. Thái Bình Lâu 14. Vườn Ngự Uyển 15. Vườn Cơ Hạ 16.Phủ Nội Vụ 17. Triệu Miếu 18. Thái Miếu 19. Cung Trường Sanh 20. Cung Diên Thọ 21. Điện Phụng Tiên 22. Hưng Miếu 23. Thế Miếu 24. Cửu Đỉnh 25. Hiển Lâm Các 26. Cửa Hiển Nhơn 27. Cửa Hoà Bình 28. Cửa Chương Đức 29. Ngự Tiền Văn phòng 30. Lục Viện 31. Điện Minh Thận.
15g30 tạm biệt Đại Nội, trên đường tham quan Chùa Thiên Mụ trời lại mưa.
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.
Tháp Phước Duyên.
Là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Cổng Chùa.
Chính Điện.
Tường rào Chùa rêu phong cổ kính, trầm mặc.
Nhìn ra sông Hương núi Ngự.
Đò chiều, buồn man mác.
4g30 Vòng ngược ra QL1 đi đường tránh Huế cho biết.
Đi cho biết thôi chứ xa hơn (nếu tính từ chùa Thiên Mụ) và có vài đoạn cực kỳ xấu.
Cảnh vật 2 bên đường dư này, vẫn buồn man mác...
19g30 tới Đà Nẵng.
Dàn đèn màu rất đẹp, màu xanh đặc trưng của Heineken.
Ghé quán Trần, số 4 Lê Duẫn (gần chân cầu sông Hàn) ăn bánh tráng cuốn thịt luộc.
Quán này hình như dành cho du khách và tầng lớp hơi dư dữ một tí (hơi dư dữ thôi) của ĐN. Giá cả gần giống như Hoàng Ty trong SG nhưng có vẻ sạch sẽ hơn, phục vụ rất nhiệ tình.
Bị màu xanh trên đường lúc nãy ám ảnh, tuy ăn bánh tráng cuốn nhưng 2 tài cũng vào 3 ken.
21g về KS nghỉ, lại chọn công đoàn cho nó lành.
TỔNG KẾT NGÀY THỨ TƯ: 180km, 5g trên xe, mọi người khoẻ, rất vui vì được tham quan nhiều nơi.