RE: thắc mắc về cách cân bằng động cho bánh xe
Bánh xe ô tô thì rõ ràng cần phải được cân bằng động chứ các bác. Nó là 1 vật quay có bề dày khá lớn so với đường kính mà.
Cần nói thêm về công thức lực quán tính phát sinh trong chuyển động quay, lực này tỉ lệ thuận với bình phương của vận tốc góc cơ các bác ạ. Nhưng sự mất cân bằng là 1 yếu tố hiện hữu và là bất biến. Vậy nên, bất kỳ ở vận tốc nào thì sự mất cân bằng cũng chỉ là như vậy dù lực quán tính do nó gây ra lại thay đổi. Chính vì lý do đó, khi cân bằng bánh xe, người ta chỉ cần cân bằng nó ở 1 vận tốc nhất định nào đó mà thôi, vì trên lý thuyết khi một vật thể đã cân bằng động rồi thì ở vận tốc nào cũng cân bằng. ( Việc này em nhớ cũng đã có tranh cãi trên OS khá lâu rồi).
Tất nhiên, mọi sự cân chỉnh cũng chỉ là tương đối và nhà sản xuất sẽ để sai số ở mức chấp nhận được khi sử dụng xe. Vậy nên mới có nhiều cấp chính xác và gía tiền khác nhau cho các cấp độ và chủng loại máy Cân bằng động bánh xe. Nói thêm về máy cân bằng này, ngay trên máy cũng có 2 chế độ có ghi rất rõ ràng là cân bằng "Static" ( tĩnh) và " Dynamic" (động), thường thì thợ cân hay gian dối mà để máy ở chế độ " Static" cho dễ và bớt đi 1 cục chì [&:] Khách hàng thấy máy báo Zero là yên tâm và "móc xỉa", có mấy ai để ý là đã cân bằng động hay tĩnh
Còn về chuyện cân bằng động 1 vật thể quay có bề dày lớn ( như bánh xe ô tô) thì lý thuyết chứng minh được là có thể bù đối trọng trên 2 mặt phẳng thuộc vật đó để nó cân bằng. Vậy nên việc kẹp chì trên 2 mặt trong ngoài của bánh xe là đúng và hoàn toàn có thể giải quyết việc mất cân bằng động của bánh xe. Cũng cần nói thêm là dù bánh xe có được cân bằng tuyệt đối đến thế nào đi nữa thì cũng không thể giải quyết được những phát sinh do việc
Tóm lại, một bánh xe muốn cân bằng thì phải bảo đảm :
1. Tròn trịa về mặt hình học, không được vênh méo, lốp không phù nề lung tung
2. Được cân bằng động đúng nghĩa, không đơn thuần là cân bằng tĩnh.
Bánh xe ô tô thì rõ ràng cần phải được cân bằng động chứ các bác. Nó là 1 vật quay có bề dày khá lớn so với đường kính mà.
Cần nói thêm về công thức lực quán tính phát sinh trong chuyển động quay, lực này tỉ lệ thuận với bình phương của vận tốc góc cơ các bác ạ. Nhưng sự mất cân bằng là 1 yếu tố hiện hữu và là bất biến. Vậy nên, bất kỳ ở vận tốc nào thì sự mất cân bằng cũng chỉ là như vậy dù lực quán tính do nó gây ra lại thay đổi. Chính vì lý do đó, khi cân bằng bánh xe, người ta chỉ cần cân bằng nó ở 1 vận tốc nhất định nào đó mà thôi, vì trên lý thuyết khi một vật thể đã cân bằng động rồi thì ở vận tốc nào cũng cân bằng. ( Việc này em nhớ cũng đã có tranh cãi trên OS khá lâu rồi).
Tất nhiên, mọi sự cân chỉnh cũng chỉ là tương đối và nhà sản xuất sẽ để sai số ở mức chấp nhận được khi sử dụng xe. Vậy nên mới có nhiều cấp chính xác và gía tiền khác nhau cho các cấp độ và chủng loại máy Cân bằng động bánh xe. Nói thêm về máy cân bằng này, ngay trên máy cũng có 2 chế độ có ghi rất rõ ràng là cân bằng "Static" ( tĩnh) và " Dynamic" (động), thường thì thợ cân hay gian dối mà để máy ở chế độ " Static" cho dễ và bớt đi 1 cục chì [&:] Khách hàng thấy máy báo Zero là yên tâm và "móc xỉa", có mấy ai để ý là đã cân bằng động hay tĩnh
Còn về chuyện cân bằng động 1 vật thể quay có bề dày lớn ( như bánh xe ô tô) thì lý thuyết chứng minh được là có thể bù đối trọng trên 2 mặt phẳng thuộc vật đó để nó cân bằng. Vậy nên việc kẹp chì trên 2 mặt trong ngoài của bánh xe là đúng và hoàn toàn có thể giải quyết việc mất cân bằng động của bánh xe. Cũng cần nói thêm là dù bánh xe có được cân bằng tuyệt đối đến thế nào đi nữa thì cũng không thể giải quyết được những phát sinh do việc
.sai số của tâm quay và tâm hình học
Tóm lại, một bánh xe muốn cân bằng thì phải bảo đảm :
1. Tròn trịa về mặt hình học, không được vênh méo, lốp không phù nề lung tung
2. Được cân bằng động đúng nghĩa, không đơn thuần là cân bằng tĩnh.
Last edited by a moderator: