Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
<h1>Bế tắc chồng bế tắc, Phố Wall trượt sâu</h1>►Những nỗ lực giải quyết vấn đề nâng trần nợ công tại Washington một lần nữa lại rơi vào cảnh bế tắc...</h2>Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau một phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 15/10, khi những nỗ lực giải quyết vấn đề nâng trần nợ công tại Washington một lần nữa lại rơi vào cảnh bế tắc.

Trong suốt thời gian giao dịch hôm qua, các nhà đầu tư đã phải loay hoay, vất vả tìm hướng đi, do tình thế chính trị không rõ ràng trong lúc một số doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh không thuận lợi. Dự thảo mới nhất về việc cho phép Bộ Tài chính Mỹ được vay nợ đến 7/2/2014 và bộ máy chính quyền liên bang hoạt động trở lại tới ngày 15/1/2014, tiếp tục rơi vào thế bí do chưa đạt được đồng thuận ở lưỡng viện.

Đà bán tháo tăng mạnh hơn vào buổi chiều sau khi Thượng nghị sỹ Richard Durbin nói cuộc đàm phán tại thượng viện đã bị hoãn lại cho tới chừng nào Chủ tịch Hạ viện John Boehner có thể đưa ra một kế hoạch tài chính giành được đa số ủng hộ tại Hạ viện nước này. Theo tin mới nhận được, các lãnh đạo Dân chủ, Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã nối lại đàm phán nhằm tìm được lối ra cho tình trạng khó khăn hiện tại.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 133,25 điểm, tương ứng với mức giảm 0,87%, xuống còn 15.168,01 điểm. Chỉ số Standard & Poor's 500 cũng trượt mạnh 12,08 điểm, tương ứng với mức giảm lên tới 0,71%, xuống mức 1.698,06 điểm khi chốt phiên. Tương tự, chỉ số Nasdaq Composite giảm mạnh 21,26 điểm, tương ứng với mức giảm 0,56%, xuống 3.794,01 điểm.

Toàn bộ 10 nhóm ngành cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm điểm. 3/4 số cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York đóng cửa trong sắc đỏ, tỷ lệ này trên sàn giao dịch Nasdaq là 68%. Tuy nhiên, bất chấp sự đi xuống mạnh mẽ của thị trường, hiện tại chỉ số S&P 500 vẫn đang đứng trên đường giao dịch trung bình động 14 ngày khoảng 0,6%. Đây là một tín hiệu tích cực đối với thị trường.

Sau khi thị trường đóng cửa, các chỉ số tương lai tiếp tục chịu sức ép lớn hơn, nhất là khi tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings đưa xếp hạng "AAA" của Mỹ vào nhóm theo dõi tiêu cực, với lý do bế tắc trần nợ. Động thái này của Fitch Ratings tương tự như cách làm của Standard & Poor's hồi tháng 8/2011, khi tổ chức xếp hạn tín nhiệm này hạ bậc tín dụng của Mỹ, bởi căng thẳng chính trị liên quan tới trần nợ công.

Cụ thể, các chỉ số S&P 500 tương lai giảm thêm 10,7 điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones tương lai giảm 122 điểm và chỉ số Nasdaq 100 tương lai giảm 7,5 điểm. Trước đó, trong phiên giao dịch chính thức, chỉ số VIX chuyên đo lường trạng thái bất ổn của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh tới 16% và tính chung cả bốn tuần giao dịch gần đây, chỉ số bất ổn này đã tăng được tới hơn 40%.

Liên quan tới hoạt động doanh nghiệp, theo số liệu của Thomson Reuters, trong số 7% doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013, chỉ có 52,8% có lợi nhuận vượt dự báo, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 63% trong quá khứ. Cũng trong giai đoạn này, chỉ có một số ít doanh nghiệp, tập đoàn thuộc S&P 500 công bố đạt mức doanh thu vượt dự báo của giới phân tích thị trường.
 
Hạng F
14/5/10
6.873
4
38
ai có MBB hnay đc 8% cổ tức+ thêm mua 20:1 cp mệnh giá...
EM có 20cp.
20.gif

 
Hạng D
25/8/10
2.605
321
83
Lâu vào lại thăm thớt, bác Rừng, Chuối, Data, a. Năm vẫn bám trụ kiên cường, bác Khánh mất tiêu, vc thằng đậu cũng đâu mất??