Hạng D
25/11/09
4.270
16
38
CADIVI
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

Toà Thánh Tây Ninh Đạo Cao Đài Tây Ninh ra đời cuối năm 1926 tại Tây Ninh do một số người đứng ra thành lập, mà đứng đầu là ông Phạm Công Tắc.
Biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn họ còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm...

Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng quy mô tại một địa điểm cách thị xã Tây Ninh 5 km về phía Đông Nam. Bắt đầu khởi công năm 1933. Năm 1947 thì hoàn thành công việc xây dựng. Nhưng mãi đến năm 1955 mới khánh thành. Nội ô của tòa thánh rộng 1 km2, trong đó còn có đền thờ Phật mẫu, có vườn kiểng đoàn kết, có rừng thiên nhiên.
Ngôi tòa dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36 m, hiệp thiên dài (hai lầu chuông và trống) cao 25 m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m.
Cửa chính của tòa thánh quay mặt về phía tây.
Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ, trắng rất sặc sỡ. Trên trần được ngăn ra làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao. Khu chính diện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả dịa cầu)
Ngày nay, khách đến thăm tòa thánh còn được thấy nhiều công trình văn hóa của Tây Ninh phát triển từ sau ngày giải phóng, nằm trong khu vực Tòa Thánh
 
Hạng D
25/11/09
4.270
16
38
CADIVI
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

Cách thị xã Tây Ninh 20km hồ Dầu Tiếng là điểm du lịch nằm trong tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh - Toà thánh Tây Ninh - núi Bà Ðen với diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận( như Long an, Bình-Phước, TPHCM...Xem chi tiết...
Cách thị xã Tây Ninh 20km hồ Dầu Tiếng là điểm du lịch nằm trong tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh - Toà thánh Tây Ninh - núi Bà Ðen với diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận( như Long an, Bình-Phước, TPHCM...)

Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Ðến nơi đây, quý khách còn được thưởng thức các món ăn thủy sản của địa phương.
hodautieng.jpg
Tây Ninh có công trình thủy lợi Dầu Tiếng đóng vai trò chủ lực trong hệ thống phân phối nguồn nước, không chỉ cho riêng tỉnh mà còn tác động đến cả khu vực kinh tế trọng điểm phía nam.


Ðược khởi công xây dựng vào tháng 9-1981, đến đầu năm 1985 hồ Dầu Tiếng chính thức mở nước phục vụ sản xuất.
Tính đến nay, toàn hệ thống có tổng chiều dài các kênh gần 1.550 km với ba kênh chính; 64 kênh cấp 1; 448 kênh cấp 2; 671 kênh cấp 3, 4 và 129 kênh tiêu. Thế nhưng chỉ có hơn 129 km, chiếm khoảng 8,77% được kiên cố hóa.
Hiện năng lực tưới của hồ đạt hơn 67.400 ha/vụ cho trong và ngoài tỉnh, đồng thời giúp đẩy mặn, ngọt hóa vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Ðông, gián tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 32.000 ha trong lưu vực.
Từ khi có hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, bộ mặt nông thôn các vùng hưởng lợi đã thay đổi hẳn, nhiều vùng đất trước chỉ làm được một vụ nhờ nước trời, nay canh tác đến ba vụ, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho nông dân và xóa đói, giảm nghèo.
Môi trường sinh thái cũng được cải thiện. Ngoài ra, hàng nghìn hộ dân còn được hưởng lợi từ nguồn nước để nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhiều khu công nghiệp, khu dân cư được cấp nước vận hành và nước sạch trong sinh hoạt...
 
Hạng D
25/11/09
4.270
16
38
CADIVI
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

Tiếp tục đọc báo cho các bác nha
Về thăm di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Miền Nam</h2>
Thật vui sướng làm sao, khi giữa những ngày tháng Tư sau 35 năm giải phóng miền Nam, lại được trở về những cánh rừng lịch sử, nơi từng có những con người với những quyết định lịch sử trực tiếp dẫn đến ngày toàn thắng.

Một trong những nơi ấy là khu di tích căn cứ sóc Tà Thiết thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, nơi trú đóng của Bộ Chỉ huy Miền (Quân Giải phóng miền Nam) từ năm 1973 đến 1975. Đón khách phương xa từ tận cửa rừng là những cây xoài mút khổng lồ với vòm lá rậm dày xanh bát ngát. Thân cây cỡ chừng 2 mét bề ngang. Thành ra, cô hướng dẫn viên vận bà ba đen, đội nón tai bèo thoắt như nhỏ lại giống như “cô du kích nhỏ giương cao súng” trong một bài thơ của Tố Hữu.

Người thì bé, nhưng giọng nói thì to vang và rành rọt lắm bởi cô có chiếc loa kim dắt ở thắt lưng cùng micro cài ở bên tai. Trong căn nhà trưng bày truyền thống của khu di tích, cô đứng lại trước mỗi hiện vật và hình ảnh, kể cho mọi người nghe về những sự kiện quan trọng nhất từng diễn ra ở Bộ Chỉ huy Miền. Những địa danh Tây Ninh cũng được vang lên. Đấy là Trảng Chiên, Chàng Riệc, Đồng Rùm, Dương Minh Châu… vì đây mới là những căn cứ khởi đầu của lực lượng vũ trang miền Nam những ngày còn “trứng nước”. Có chân dung các vị tướng lĩnh, chỉ huy các thời kỳ như Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Định, Trần Văn Trà, Văn Tiến Dũng… Những hiện vật vẫn còn kia, trang trọng trong tủ kính. Từ những quân tư trang đến những vật dụng bình thường như cây viết máy, chiếc ca nhôm... Tất cả như bỗng có hồn, lung linh và sống động khác thường. Nhiều người dừng lại lâu trước chân dung vị “nữ tướng” duy nhất thời kháng chiến chống Mỹ, đó là vị Phó Tổng Tư lệnh Nguyễn Thị Định. Bà hiên ngang đứng bên đồng chí Fidel Castro - lãnh tụ của Cách mạng Cuba lúc đồng chí sang thăm vùng giải phóng miền Nam. Lại có bức, bà trang phục áo bà ba, khăn rằn giản dị, đi duyệt trước hàng quân toàn nữ chiến sĩ. Giọng cô hướng dẫn viên như trầm xuống khi kể về những ngày sống nơi này của bà Ba Định…
trung-uong-cuc.jpg
Khách tham quan trung ương cục Miền Nam

Khách tham quan hội trường Bộ Chỉ huy Miền.​
Rời nhà truyền thống, mọi người được dẫn tới những ngôi nhà lá trung quân tản mác trong rừng Tà Thiết. Nơi có nhiều xoài và me cổ thụ chính là nơi xưa từng có một xóm (sóc) của người dân tộc Khmer. Chung quanh là ruộng, rừng và trảng trống. Rừng thưa thớt hơn bên Chàng Riệc Tây Ninh và chủ yếu là le. Nhưng nơi có các căn nhà được phục dựng vẫn còn những khoảng rừng có cây to và dây leo vấn vít. Riêng nhà của Phó Tư lệnh Trần Văn Trà ở gần bên cửa rừng là lẫn vào xóm sóc, có cả một cây me cổ thụ và hàng cây thốt nốt ở sau nhà. Cấu trúc nhà cũng kiểu sàn như của bà con dân tộc thiểu số. Cột kèo đã bê tông hoá nhưng vẫn giữ hình thức xưa là giống hệt những cây tròn nguyên vỏ. Mái lá trung quân lợp thành 4 tấm. Vài chiếc bàn, giường cũ kỹ thô sơ. Cô hướng dẫn đưa khách tới thắp nhang trước di ảnh vị tướng tài ba… và nói thêm một chi tiết: - Ông từng chỉ đạo sát sao việc phục hồi khu di tích sóc Tà Thiết. Năm 1995 hoàn thành thì ông đã thanh thản ra đi vào đúng một năm sau.
trung-uong-cuc-mn4.jpg
Từ cửa rừng vào tới căn nhà vị tướng- Phó Tổng Tư lệnh Nguyễn Thị Định cũng phải tới 3km, giờ đã có đường nhựa hẳn hoi nhưng vẫn vòng vo, lên xuống như kiểu đường rừng. Nhà cô Ba lại làm kiểu nửa nổi, nửa chìm vào lòng đất. Cũng nhỏ nhắn hơn 10m2, lợp lá trung quân nhưng có một chái phụ xoè ra ôm choàng vào một gốc bằng lăng. Di ảnh cô Ba trên bàn thờ vẫn tươi tắn trong quân phục nghiêm trang. Vẫn còn hoa tươi và trái cây của những người đến trước lặng lẽ toả thơm trong không gian mộc mạc, chỉ có tấm phản nằm và bộ bàn ghế đai giản dị.
trung-uong-cuc-mn1.jpg

Từ đây trở ra một đoạn, sẽ là ngôi nhà hội trường của Bộ Chỉ huy Miền, nơi diễn ra những cuộc họp bàn, nơi nhận bức điện của Đại tướng Tổng Tư lệnh với những câu chữ đã trở nên bất hủ: “Thần tốc, thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Xốc tới Sài Gòn giải phóng miền Nam”. Để từ đây, sau những chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Miền đã quyết định đề nghị đặt tên chiến dịch cuối cùng- giải phóng hoàn toàn miền Nam là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chính là trên chiếc bàn ghép lại kia, với chừng mươi chiếc ghế vòng quanh đã trải tấm bản đồ chiến sự, mỗi ngày mỗi thêm những mũi tên màu đỏ. Nhà hội trường cũng nửa nổi nửa chìm, rộng hơn những căn nhà khác và mái cũng đẹp hơn nhờ có vài ba tầng mái lá trung quân. Nơi đây có những gốc dây rừng tuyệt đẹp xoắn bện nhiều vòng, vấn vít trên mái lá, mà cô hướng dẫn viên gọi là dây lá móng bò- một loài dây có thể cho người nước uống khi thiếu nước… Chính từ căn nhà này đây, những mệnh lệnh quan trọng nhất đã được truyền đi cho 5 mũi tiến công của quân giải phóng nhất tề tụ điểm tại thành phố Sài Gòn vào trưa ngày 30.4.1975. Từ sự giản dị nơi này đến sự kiện vĩ đại kia chỉ cách có chưa đầy hai trăm cây số.
 
Hạng D
25/11/09
4.270
16
38
CADIVI
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

Du ngoạn Ma thiên lãnh tây ninh</h2>
ma-thien-lanh-03.jpg
Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn lượn trên một sườn đồi thơ mộng một bên là núi và một bên là cheo leo vực thẳm, văng vẳng bên tai đâu đó là tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách giữa đại ngàn bao la cùng một bầu không khí trong lành đến tuyệt vời.

Sapa hay cao nguyên Đà Lạt chăng? Không! Đấy chỉ là buổi hoàng hôn của một Ma Thiên Lãnh hoang sơ nằm ẩn mình ở độ cao trên 50m giữa đồng bằng rộng lớn. Nằm cách thị xã Tây Ninh chưa đầy 30 phút ôtô, được che mình bởi núi Lớn (hay còn gọi là núi Bà), núi Phụng và núi Heo, Ma Thiên Lãnh hiện ra như một quần thể địa danh được kiến tạo bởi hang Ông Hổ, suối vàng, hầm đá...

Bắt đầu từ chân núi vào, ngồi trên xe bạn có thể thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời như của Đà Lạt bởi hai bên là sườn đồi và thung lũng. Dừng xe ở cuối con đường, du khách men theo những bậc đá quanh co cạnh con suối vàng thơ mộng để bước tiếp lên hang Ông Hổ. Mặc dù có nhiều truyền thuyết tương truyền về sự ra đời của chiếc hang này nhưng là gì đi nữa, nơi đây cũng ghi nhận sự thành kính của nhiều người dân địa phương tin vào một đức tin thần bí. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể dễ dàng nhận ra ngay cây đại thụ bồ đề đang mọc lên từ trên những phiến đá to nhẵn nhụi, Cách đấy không xa, trong một ngày gần đây, đường dây cáp treo sẽ được đưa vào hoạt động, góp phần đưa du khách chinh phục đỉnh Bà Đen mà không cần tốn sức.
ma-thien-lanh-05.jpg
Từ trên đỉnh cao nhất của ngọn núi cao nhất đồng bằng, chúng ta có thể phóng tầm mắt quan sát khắp các vùng lận cận. Băng qua hố Bảy Ngày sâu hun hút và khi đã vượt qua những con dốc dựng đứng, cùng rừng tre già, một làn hơi nước mát lạnh từ trong các hốc đá sẽ làm chúng ta cảm thấy sảng khoái vô cùng, lên cao đến đỉnh là những sương là đà trông thật huyền ảo và lãng mạn cứ như một Sapa vậy. Buổi chiều đến, nếu như những ai vẫn còn quyến luyến vẻ hoang sơ và tĩnh lặng của nơi này, xin chớ có vội quay về mà hãy nghỉ lại ban đêm ở những dãy nhà trọ cao cấp được dựng lên trong quần thể Ma Thiên Lãnh.
ma-thien-lanh-06.jpg
Còn gì bằng nếu bạn tận tay bắt từng con ốc núi để rồi trổ tài đầu bếp của mình. Trở lại con đường vào chân núi, một khu vực trường bắn hiện đại và tầm cỡ sẽ được mở ra để giúp chúng ta tha hồ giải trí với trò săn bắn. Con đường hình vòng cung cũng sẽ giúp du khách dễ dàng qua phía bên kia cửa núi, tiếp tục cuộc hành trình chinh phục từ chân núi phía đông lên đỉnh Điện Bà và quần thể chùa, am, điện. Ma Thiên Lãnh là thế đấy, bằng những ưu đãi mà thiên nhiên đã ban tặng từ điều kiện khí hậu đến sinh thái, chính quyền và người dân Tây Ninh đang bắt nhịp đầu tư, quyết biến nơi đây thành một khu du lịch có sức hút riêng và mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng và sản phẩm ngành du lịch.
 
Hạng D
25/11/09
4.270
16
38
CADIVI
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

Tiếp tục cho mọi người nghiên cứu tiếp... he he
Tham quan Suối Trúc ngắm phong cảnh nên thơ</h2>
Từ Khu du lịch lòng hồ Dầu Tiếng, khách lữ hành vượt qua 5km tỉnh lộ 751 đường tráng nhựa, xuyên rừng cao su bạt ngàn là đến suối Trúc.

Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu. Có lẽ do ngọn suối len mình giữa bạt ngàn rừng trúc thiên nhiên nên cư dân địa phương đặt tên là suối Trúc. Cũng có người gọi là suối Tre hoặc suối Tiên. Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc, du khách phải bắt đầu từ ngọn suối đi ngược lên thượng nguồn.
Đặt chân lên núi, du khách sẽ phải len qua một lối mòn giữa rừng trúc để tiến vào ngọn suối. Quang cảnh đầu tiên sẽ là những ghềnh đá bằng phẳng, vuông cạnh, được thiên nhiên sắp đặt thành những bậc thang dành cho “người khổng lồ”. Theo truyền thuyết, nơi đây là chốn trú ngụ của “người khổng lồ”.

Vừa qua khỏi những bậc thang của “người khổng lồ” du khách sẽ được thưởng lãm những bãi đá “bát quái trận đồ”. Hàng triệu hòn đá lớn nhỏ được thiên nhiên xếp thành những bàn ăn thiên nhiên lý tưởng. Nếu chưa đói bụng, du khách tiếp tục tiến sâu hơn về phía thượng nguồn và tiếp tục thưởng ngoạn một bãi đá bằng phẳng bị nước mưa xâm thực tạo thành từng lọn sóng đá mà người dân địa phương cho rằng, đó là “chiếc giường” của “người khổng lồ”. Do suy nghĩ nhiều về vợ nên “người khổng lồ” lăn lộn, trằn trọc nhiều đêm làm cho “chiếc giường” đá nhăn nheo, bèo nhèo. Điều lạ là những nếp nhăn của đá nằm song song nhau theo một chiều tạo thành những gợn sóng đẹp mắt. “Giường đá” thường được những nhóm du lịch dã ngoại chọn làm nơi hạ trại. Chiếc giường này rộng hơn 3km2 nên có thể chứa khoảng 300 chiếc lều dã chiến.

Qua khỏi “giường đá”, một đoạn suối ngắn sẽ dẫn du khách vào một quang cảnh rất nên thơ được gọi là “Hồ Than Thở” và “Thác Bậc Thang”. Một số du khách chọn nơi đây là nơi dừng chân để “tắm tiên” và bắt cá. Ở nơi đây, vào những ngày sau mưa, những ngọn thác hùng vĩ sẽ hình thành do lượng nước từ thượng nguồn ào ạt đổ về tạo nên cảnh quang rất hoành tráng. Sau khi “tắm tiên”, bạn hãy chọn một nơi trên bãi đá bằng phẳng để ăn uống theo kiểu dã ngoại, nghỉ ngơi rồi trở về trước khi trời tối.
"Hồ than thở"
Suối Trúc thật sự là điểm tham quan kỳ thú và còn nhiều điều bí ẩn về câu chuyện của “người khổng lồ” năm xưa, như đang chờ đón sự khám phá của bạn.
 
Hạng F
5/3/10
6.009
35.756
113
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

em nghe nói lên đỉnh núi bà (sau khi đi cáp treo phải leo núi thêm 1 đoạn nữa) thì đẹp lắm & rất là đúng ý nghĩa dã ngoại.

còn đi siêu thị miễn thuế thì trong lúc các gấu đang shopping mà anh em nào hông thích mua sắm & cũng hông thích đánh bài như bác 4 bánh xe quay thì biết làm gì bây giờ nhỉ?
 
Hạng F
5/3/10
6.009
35.756
113
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

singapore12 nói:
Đề nghị quay lại vụ Tây Ninh, bác Solo không làm nhiễu tình hình nhé.

Vừa rồi em cũng vừa đi Tây Ninh về, đường xá hơi bị đẹp, em cứ nghĩ lên đó toàn là đất đỏ, ai ngờ đường xá thẳng tắp, tráng nhựa phẳng phiu. Nhưng tiếc rằng em chưa đi được Tòa Thánh Tây Ninh.
Em đề nghị lịch trình đi như sau:
Lịch đi gồm 2 ngày : Ngày đầu ghé thăm Núi Bà lên cáp treo thẳng tiến Núi Bà thắp nhan cầu Sức khỏe, Công việc làm ăn, hôn nhân và con cái. Sau đó về Tòa Thánh Tây Ninh chiêm ngưỡng vẻ đẹp tại vùng đất cũng như Tòa Thánh linh thiêng của đạo Cao Đài này , Kế tiếp là ăn tối và kiếm khách sạn ngủ.
Ngày hôm sau: đua ra biên giới cho các chị em phụ nữ Shopping tại Siêu Thị Miễn Thuế Mộc Bài. Sau đó mỗi người tự về theo nhóm.
Chuyến đi như vậy nhẹ nhàng về tâm linh, vui vẻ về tâm hồn mà các chị em phụ nữ cũng thích nữa vỉ được dịp đi shopping với ông xã ( thường ngày các bác chỉ để vợ đi 1 mình thôi vì các bác lo nhậu mà)

Đó là em bóng bàn thế : Còn mọi việc thì xin phó thác cho các bác : Hội Trưởng, Hội Phó,Trưởng Lão và CFO, em là phó thường dân trên răng dưới dép, không dám bàn nhiều hơn !

có gì mà bác s'pore khen quê hương Tây Ninh quá nhể,
 
Chi hội phó GMFC
13/5/05
2.522
10
38
50
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

@4banhxequay: quá hấp dẫn rồi... chắc phải tiền trạm cái thôi...

@all: Bác nào có hứng mình làm chuyến coi...
 
Hạng C
27/1/08
600
4
18
41
OSCF
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

em định thứ 6 tuần nay lên Tn, thứ 7 về. Bá nào đi chung với em kg?
 
Hạng F
30/10/08
5.192
40
48
53
Re:Bóng bàn THÁNG 10- chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội...

Hình của bác đẹp quá, nhưng ở ngoài như thế nào hà bác?