Hạng D
29/11/06
4.072
11.658
113
KSS,, đỉnh của đỉnh.
Mợ Đậu tài thật
080402cool_prv.gif
. Target em này phải 12 mới nhả ra.
 
UMG
Hạng B2
10/2/12
429
1
16
Ảo ảo, thực thực

Theo quan sát của một NĐT có nhiều kinh nghiệm, trong khoảng 2-3 tháng vừa qua, NĐT nếu “lỡ” mua đúng đỉnh thì hãy kiên nhẫn chờ đợi giá CP sẽ về đỉnh cũ, thậm chí tăng hơn. Còn nếu chọn các phương án như cắt lỗ, đảo hàng thì khả năng thua lỗ chồng thua lỗ, cho dù thị trường có diễn biến tích cực rất dễ xảy ra.

Trở lại với khoảng thời gian từ ngày 27-3 đến 6-4, tức trước khi TTCK bùng nổ trở lại trong tuần qua, có thể thấy không ít trường hợp NĐT bị thua lỗ nặng. Ngày 27-3, khi TTCK vẫn đang “ngon trớn” vào buổi sáng thì một lượng cung khổng lồ đã được tung ra vào phiên chiều, nhấn chìm rất nhiều CP từ màu tím (tăng trần) xuống màu đỏ (giảm giá), thậm chí xanh tái.

TTCK bước vào một giai đoạn cực kỳ khó chịu khi VN Index hôm tăng thì điểm số tăng rất ít, trong khi giảm lại khá mạnh. Hiện tại, NĐT thường lấy diễn biến của VN Index để làm tham chiếu cho quyết định đầu tư và áp dụng rất chặt chẽ.

Điều này dẫn đến tình huống nhiều NĐT thấy CP mình giảm xuống 10% lập tức bán ra cắt lỗ vào buổi sáng, đến chiều thấy giá CP trở về tham chiếu, lại được “kích” để tăng giá, sợ “lỡ sóng” nên lập tức mua vào. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đến ngày T+4, khi CP về, giá lại chưa tăng, trong khi thị trường chung cũng chưa có dấu hiệu khả quan, NĐT tiếp tục chờ.

Chờ thêm vài ngày, CP vẫn chưa tăng, trong khi thị trường chung đã hồi phục, một số mã khác tăng giá, thì phương án lại được lựa chọn là bán ra CP để đua lệnh ở các mã khác. Rốt cuộc, khi NĐT vừa bán thì giá CP lại tăng trở lại.

Một điểm khác khiến cho NĐT cực kỳ khó chịu chính là việc CP tăng được đến ngày T+4 (tức tăng 4 phiên liên tiếp) càng ngày càng hiếm hoi, thường chỉ là T+3, T+2 thậm chí T+1,5. Điều này có nhiều cách lý giải, nhưng lý giải theo một số nhân viên môi giới kỳ cựu trên thị trường nguyên nhân nằm ở chỗ một số “tay to” đã chủ động nguồn cung CP.

Chỉ cần “đánh” cho CP bắt đầu “chạy” thu hút NĐT mua vào, sau 1-2 phiên, một lượng hàng sẽ được cung ra để chốt lời. Sau đó giá CP giảm, đến ngày T+4 của một số NĐT thì giá CP đã giảm hơn so với ngày T. Vì vậy, khi NĐT quyết định cắt lỗ, các “tay to” lại gom trở lại và tiếp tục đánh lên.

Điều này dẫn đến việc thị trường tăng hoặc đi ngang, nhưng NĐT vẫn lỗ 5-10% thậm chí hơn nữa là bình thường. Chính vì vậy, để đối phó với cách đánh sóng ngắn này, NĐT xem chừng phải có “gan” và tự tin chọn đúng những CP có nền tảng tốt và kiên nhẫn chờ đợi thay vì nóng vội, để khi có cơ hội với lợi thế hàng đã có sẵn, có thể chốt lời sau vài phiên tăng mà không cần đến T+4.

Có thể nói, các thủ thuật giao dịch, diễn biến giá CP cũng như các chỉ số chứng khoán có rất nhiều thay đổi trong năm 2012. Nhiều NĐT đã thốt lên rằng, chưa bao giờ kiếm lãi 10-15% khó như hiện nay, còn tỷ lệ lãi từ 20% trở lên là rất khó khăn.

Thí dụ: Một CP giá 7.000 đồng/CP, để tăng được 20% lên 8.500 đồng/CP theo cách tính thông thường chỉ cần 4-5 phiên, có thể giai đoạn 2009 hoặc 2007 sẽ diễn ra đúng như vậy. Nhưng hiện nay, có khi phải chờ đến 10-15 phiên, giá CP từ 7.000 đồng/CP tăng lên 8.000 đồng/CP sau đó lại điều chỉnh về lại 7.500 đồng/CP, có khi là 7.000 đồng/CP rồi sau đó mới tăng tiếp.

Trong giai đoạn này, có lẽ hiếm có ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Điều này khiến nhiều NĐT mặc dù nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu không kịp thích nghi sẽ bị “bứt xô” vì cách đánh “ảo ảo, thực thực”.


Nguồn: http://cafef.vn/201204160...danh-song-kieu-moi.chn