Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Modau ui! Modau vẽ cái biểu đồ ngưỡng 31,8%, 50%,61,2% gì đó cho em học hỏi con này dùm nhé,vào anh nó nhiều quá nên muốn sáng tỏ,các anh khác có down mà anh này cứ tăng nhẹ thôi cũng ko bị lõm,thank u trước
033102flo_1_prv.gif
:

d2d.png
 
Hạng F
3/5/07
10.025
43
48
49
d2d.png


Giả sử đoạn AB là sóng chủ số 1 của thuyết 5 sóng đẩy Elliot, ta vẽ tam giác ABC.
- Xem A là đáy, thì B là đỉnh sóng. Đoạn BC sẽ là chiều cao sóng số 1, có tỷ lệ = 1.

Giả sử đoạn BN là sóng điều chỉnh số 2 của thuyết 5 sóng đẩy, ta vẽ được tam giác BMN.
- Xem B là đỉnh, thì N là đáy kết thúc sóng điều chỉnh. Đoạn BM sẽ là chiều cao sóng số 2.

Cách tính chung, khi muốn tìm điểm N, đáy sóng điều chỉnh, hay còn gọi là chiều cao BM, như sau :

- Ta có thể mò đáy sóng 2 bằng cách tính chiều cao đoạn BM, tức là tìm điểm N. Có 4 trường hợp sẽ xảy ra :

+ Trường hợp 1 : sóng điều chỉnh có thể có bước sóng = 23.6%, hay còn gọi là đường fibonacci 23.6%, tức BM = 23.6% BC, ta sẽ tìm được điểm M, tạm gọi là M1. Gióng đường thẳng từ M1 ra cạnh biên phải (là giá trị giá cổ phiếu), băng qua N, ta sẽ có được giá hỗ trợ dự đoán cho trường hợp 1. Nếu giá này bị phá thì lại xét đến trường hợp 2.

+ Trường hợp 2 : sóng điều chỉnh có thể có bước sóng = 38.2%, tức BM = 38.2%BC, tương tự ta sẽ tìm được điểm M2. Gióng đường thẳng từ M2 ra cạnh biên phải, băng qua N, ta sẽ có được giá hỗ trợ dự đoán cho trường hợp 2. Nếu giá lại tiếp tục điều chỉnh phá qua ngưỡng hỗ trợ trường hợp 2, ta lại xét đến ngưỡng hỗ trợ kế tiếp là trường hợp 3.

+ Trường hợp 3 : sóng điều chỉnh có thể có bước sóng = 50%, thì BM sẽ có giá trị = 50%BC, BM=50%BC, ta tìm được điểm M, tạm gọi là M3, tương tự gióng qua đường giá, ta có giá hỗ trợ 3, hay còn gọi là đường fibonacci 50%. Nếu giá lại phá ngưỡng hỗ trợ này thì chắc chắn sẽ chỉ về ngưỡng hỗ trợ cuối cùng là trường hợp 4, ở fibonacci 61.8%.

+ Trường hợp 4 : sóng điều chỉnh có thể có bước sóng = 61.8%, ta tính được BM=61.8%BC, và sẽ vẽ tương tự như 3 trường hợp trên để có giá hỗ trợ ở fibonacci 61.8%.

Thông thường trong lịch sử, khi giá về ngưỡng hỗ trợ này chắc chắn sẽ bật lên. Vẽ thêm 1 vài đường thẳng nối các đỉnh và đáy ở các chart khác như momentum hay RSI phía dưới. Nếu có sự phân kỳ, có nghĩa là sẽ xảy ra hiện tượng đảo chiều xu thế trước đó. Và khi đó ta sẽ biết chắc nó về đến trường hợp nào và bật lên.

Vì fibonacci là dãy số được thống kê trong lịch sử có tính lặp lại và xoay vòng, nên thuyết Elliot cũng dựa vào đó mà ra.

Tiếp đến, để tính đỉnh sóng chủ số 3, tức là đoạn thẳng nối dài từ A qua B và đến Q, tức là đi tìm điểm Q. Thuyết Elliot cho biết : chắc chẳn đỉnh sóng 3 sẽ bằng 1 hoặc 1,618 sóng 1, tức NQ = BC hoặc NQ = 1,618 BC.

Áp dụng vào D2D, với đồ thị trên, ta thấy điểm N có giá trị ở khoảng 53-54, gióng sang ta được điểm M, đo BM thì thấy BM = 0,328 BC, mà khi gióng điểm B qua đường giá biên phải, ta được giá trị 57.5, gióng điểm C qua đường giá biên phải đồ thị ta được giá trị 46, ta có :

- BC = 57.5 - 46 = 11.5
- BM = 38.2% x BC = 0.382 x 11.5 = 4.393
- Điểm N sẽ có giá trị : N = B - BM = 57.5 - 4.393 = 53.1 (53.1 chính là ngưỡng hỗ trợ của sóng điều chỉnh số 2 của mã D2D và rơi vào trường hợp 2 của dãy fibonacci)
- Để tính điểm Q, ta có : Q = N + BC = 53.1 + 11.5 = 64.6 (tức giá khi NQ = BC).

64.6 sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh. Nhưng trước khi đến 64.6, gặp ngưỡng kháng cự 62.5, do là ngưỡng kháng cự từ những sóng trước, chắc chắn sẽ gặp chốt lời hoặc thoát vốn (huề), nên phải điều chỉnh để đi tiếp đến 64.6. Nếu 64.6 được bứt phá với khối lượng cao, các chart hỗ trợ tốt, có giao thoa khi gặp 62.5, thì chắc chắn sẽ đạt đến đỉnh cao nhất ở 1.618, tức :

- NQ = 1.618 BC = 1.618 x 11.5 = 18.6
- Điểm Q sẽ có giá trị : Q = N + NQ = 53.1 + 18.6 = 71.7

Tóm lại, đỉnh dự đoán kế tiếp là 64.6 hay tương đương 64.5 hoặc 71.7 tương đương 71.5 (sai số +/- 1%).

Vì hơi khó khi diễn đạt viết, nên không thể truyền đạt chi tiết, rõ ràng được, vì vậy bác cố đọc, đoạn nào chưa rõ thì hỏi em, nếu có thể hiểu được thì em sẽ trả lời bác.
63.gif
. Kết quả chính xác hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách phán đoán con sóng chủ của thuyết Elliot bác nhé
033102flo_1_prv.gif


Đường thẳng nối từ A qua N đến O chính là đường thẳng xu thế, hỗ trợ giá, khi giá chạm vào đường này chắc chắn sẽ bật lên. trong trường hợp giá rơi ngoài đường thẳng này thì xem như trend bị gãy, ngắn hạn sẽ bị điều chỉnh, và có thể hình thành xu hướng giảm trung hạn nếu giá không bật qua đường thẳng này.

Mọi tính toán đều từ sự hiểu biết nhỏ mọn, viết ra không mạch lạc, có thể gây khó hiểu, vì trình em chỉ đến thế, mong các bác thông cảm, bỏ qua nhé
033102flo_1_prv.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
12/9/05
1.449
200
63
51
Bái phục, bái phục ! Em dân tài chén (khối A) đàng hoàng mà nay mới tiếp xúc với cái phân tích kỹ thuật, đọc xong ngọng luôn vì đang làm Mr. Lơ-tơ-mơ :D
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Ko hiểu điểm Q để tính NQ? NQ phải là đường thẳng đứng mà điểm Q là nối từ giá cuối(giá dự kiến đỉnh sóng 3) kéo theo phượng ngang ra chứ?
Còn với D2D này:
BC= 57,5 - 45,2= 12,3
BM=38,2%xBC= 0,382x12,3= 4,7
57,5-4,7= 52,8 ( giá tại N) ngưỡng hổ trợ

Nếu NQ=BC (1-1) : 52,8+12,3= 65,1

NQ=1,682 BC= 1,682x 12,3= 20,7

Giá Q= Giá N + NQ= 52,8+ 20,7= 73,5

???
Em tính theo cách chỉ của mợ nhưng hiểu như vậy có đúng ý mợ mo?
 
Hạng F
3/5/07
10.025
43
48
49
Điểm Q là điểm đỉnh của sóng chủ số 3, là điểm cuối cùng của đoạn thẳng AB kéo dài, nó là dự kiến nên em không thể hiện trên đồ thị. Nhưng từ giá trị Q dự kiến đó, ta gióng ngang sang phía trái, nó kết thúc khi chạm vào đoạn AB kéo dài, ta có được điểm Q. Dự kiến điểm Q sẽ có giá trị 64.5 hoặc 71.5 (sai số +/- 1%).

Vì là vẽ qua hình vẽ của bác gửi, trả lời nhanh = hình vẽ, không xem lại lịch sử giá, nếu có mức giá chênh lệch thì bác xem thử chênh bao nhiêu, vì theo em nhận biết, không nhất thiết giá chạm đúng vào giá hỗ trợ (hay kháng cự). Mức giá hỗ trợ (hay kháng cự) này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể nó sẽ vượt qua 1 tý ty, hay thiếu 1 tý ty mới chạm đến.

Kính bác. Vậy em có chỗ nào sai không bác, chỉ em với chứ em chỉ hiểu biết đến thế thôi.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/2/08
9.509
12.746
113
Tụi tây hôm nay múc mạnh SD7 khi giá xuống dưới TC, sáng nay em vào 1 ít CMT giá 64 sau đó nó rớt sàn, cuối phiên nó vẫn giữ giá 64. Thứ 2 em sẽ để ý 2 em này.
 
Hạng F
3/5/07
10.025
43
48
49
À, em mới nhìn lướt qua lịch sử giá của anh nó rồi, thì em hiểu thế này : đường giá trên chart là đường biểu diễn giá trị trung bình, nên 52.5 chỉ là giá trị thấp nhất, chứ không phải là giá trị thấp nhất trung bình trong phiên điều chỉnh cuối cùng đó.
 
Hạng F
22/2/08
9.509
12.746
113
DJ đang tiến sát 11.000 hy vòng anh này giải tỏa được tâm lý e ngại của NĐT và VNI sẽ up mạnh vào đầu tuần:D
Tháng 4 - Tự hào dân tộc
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Theo ý modau thì NQ là đoạn xiên à? Theo em hiểu thì NQ là khoảng giá nó phải theo phương thẳng đứng,tức là từ N ta dựng 1 thanh đứng = BC ( hoặc 1,682 BC), xác định điểm Q ta kéo ngang vào đường giá cắt tại X chẳng hạn , X đó là đờ thị giá tại điểm cuối sóng 3. Nếu đường NQ là đường xiên theo như ý mợ thì sao mà thành giá được nhỉ? Em cũng tính theo như ý mợ vẽ về lý thuyết Fibo
 
Status
Không mở trả lời sau này.