Em cũng xin viết một bài về cách đầu tư trên TTCK VN hầu các cậu, các mợ nhé.
Rất nhiều người bảo, TTCK VN như một cái sòng bạc, nơi mà phần lớn mọi người đều thua và lợi nhuận dồn hết cho số ít còn lại. Nếu điều đó là sự thật, vậy ai là người thắng cuộc? Các Quỹ Đầu Tư NN? Báo mới đăng, tính ra mấy năm qua chưa quỹ nào lãi cả. Các CTCK? Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của các công ty đó toàn phản ánh những điều ngược lại. Vậy hay là các Siêu đại gia CK? Cái này hơi khó kiểm chứng, chỉ biết là 2 năm qua có quá nhiều Đại gia đã trở thành Tiểu, tiểu gia rồi.
Vậy những người đó là ai? Câu trả lời sẽ có sau đây.
Giờ mình hãy tìm hiểu điều này. Tại sao hầu hết NĐT thua lỗ và làm thế nào để có thể kiếm tiền trên TT.
Thường khi TT đi xuống, phần lớn những người đang nắm CP đều không bán và hy vọng CP của mình sẽ lên lại vào ngày hôm sau. Hôm sau, hôm sau nữa...giá CP vẫn xuống. Không chịu nổi việc hàng ngày những đồng tiền của mình trong TK ngày càng bị teo tóp đi. Vậy là quyết định bán ra.
Hôm sau TT tăng lại. Lúc này bị ám ảnh tâm lý sợ mình bán đúng đáy, sợ lỡ sóng...Thế là lại xông vào mua. Hôm tới thị trường tiếp tục giảm, lầm bầm cho là mình bị BBs lừa.
Vài lần như thế thì hoang mang, không biết mình phải làm sao và nỗi Sợ Hãi tăng dần. Đến khi TT tăng trở lại thì cảm giác sợ bị lừa níu lại, không dám mua vào. Đến lúc TT tăng nhiều quá, lòng Tham lấn át sự Sợ Hãi và xông vào mua thì... Đỉnh đã nằm quanh đâu đó rồi.
Những điều này thường xuyên lặp lại, và kịch bản này hầu như ai cũng trải qua. Nhưng số người lặp lại nó không hề giảm đi và phần đông mọi người chọn cách chép miệng, tự cho là mình không may với hy vọng lần sau mình sẽ may mắn hơn.
Nhưng Hy Vọng Trên TTCK là thứ hủy diệt tài khoản của NDT nhiều hơn bất kỳ loại vũ khí nào.
Vậy NĐT cần làm gì để vượt qua những điều đó. Thật sự không cần những điều gì to tát , mà chỉ từ những yếu tố đơn giản :
1 + Tính kỷ luật : Sau một thời gian TT tăng mạnh, mọi người ai ai cũng hổ hởi, tin tức trên Media toàn tin vui. Đột nhiên một , hai hôm TT giảm mạnh, nhìn bảng điện thấy nhiều CP chủ chốt bị bán cấp tập, KL tăng mạnh, CP của mình cũng bị giảm giá. Vậy hành động của mình lúc đó là gì? Bán thôi. Mình nhỏ lẻ thì ít biết tin, nhưng những thằng nắm hàng triệu CP và đang bán ra kia chắc chắn biết nhiều hơn mình. Nó đã bán tại sao mình phải ôm CP và hy vọng? Chỉ cần hôm sau TT xuống tiếp là mình có thể ung dung rồi. Nếu hôm sau TT tăng trở lại, đâu có hề gì. Mình cứ bảo vệ thành quả của mình đã. Còn nếu BBs muốn TT đi tiếp hãy đẩy TT vượt qua đỉnh cũ đi.
Khi tay to đã bán, thì xác suất TT đi xuống ngay hoặc tạo thành 2 đỉnh rồi cắm đầu cao hay cứ thế đi lên cao? Trả lời được câu hỏi đó sẽ cho biết tính Kỷ luật quan trọng đến nhường nào.
2+ Chiến thuật đầu tư : Ai cũng phải tự mình xây dựng một quy trình mua bán phù hợp với bản thân và tình hình thị trường. Ví dụ như sau một thời gian giảm sâu, TT trở lại lình xình. Lúc đó giữ tỉ lệ 20% CP. khi TT bật trở lại, mình có thể vào thêm từng đó nữa và nếu TT cứ tiếp tục đi lên thì chỉ vài hôm là có thể giải ngân xong toàn bộ tài khoản. Ngược lại, nếu mình nhận định sai, TT hôm sau đi xuống thì mình sẵn sàng bán luôn 20% sẵn có trong TK đi và chấp nhận kẹp số 20% mới mua. Vậy là mình lại ung dung vì nếu mình có mất tới 50% số CP còn lại tức 10% Tổng TK thì VNI ít nhất cũng xuống tiếp 20-30%. Vậy cơ hội để có lợi nhuận cao càng lúc càng lớn.
3 + Kiến thức TA cơ bản, khả năng đánh giá CP, TT và nhìn giao dịch trên bảng điện : TTCK VN có sự điều khiển. Đó là điều chắc chắn. Chẳng thể có sự ngẫu nhiên nào cho việc hôm trước hàng trăm ngàn CP bán sàn không ai mua mà hôm sau cũng chính CP đó chất mua trần hàng triệu CP không ai bán, để rồi những ngày tiếp theo tạo lên niềm cảm hứng cho một con sóng lẫy lừng ( STB cuối tháng 2 năm 2009).
Khi đã xác định được điều đó. Sẽ thấy rằng đường giá của VNI luôn đi theo những đường kẻ kỹ thuật căn bản ( Chứ không phải quá nhiều những chỉ số rối rắm mà hầu hết dân TA đang sử dụng). Tại những điểm hỗ trợ hay kháng cự đó. Tùy tình hình diễn biến của nền kinh tế, của TG... mà MMs họ có hướng đi phù hợp. Những điều đó sẽ được thể hiện bằng hành động trên bảng điện. Em ví dụ : Khi TT đang đi xuống, tới một ngưỡng hỗ trợ nào đó, nó bật lên. Nhiều người xông vào bắt đáy, nhưng em sẽ đặt câu hỏi : Tại sao hôm qua lượng Cung ra mạnh thế mà hôm nay yếu vậy, lại toàn bán giá cao. Em sẽ không mua và tối đó về kiểm tra số liệu, nếu trung bình những hôm trước Cung luôn từ 50-60 tr CP mà hôm nay đột ngột giảm xuống chỉ còn 35-37 tr trong khi Cầu vẫn vậy và những yếu tố khác không thay đổi thì em rất có thể tin rằng cái bẫy đang giăng ra cho những người vừa mới mua vào. (Dù rằng còn có nhiều yếu tố khác cần xem xét, nhưng em đưa ra ví dụ thuần túy số liệu để dễ hình dung)
4+ Tính kiên nhẫn : Sau khi tăng trưởng nóng, TT rất cần một khoảng thời gian nhất định để cân bằng lại. Lúc này phải kiên nhẫn tối đa. Trong thời gian này, rất,rất nhiều người đã thua lỗ ham mua bán liên tục với tâm lý gỡ lại những gì đã mất, và thường thì họ mất tiếp những gì đang có. Khi TT đã trở về trạng thái cân bằng, khi những tin xấu không còn ảnh hưởng nhiều, khi những tin tốt nhỏ cũng có thể là mồi lửa đẩy TT lên thì đó là cơ hội cho những người biết chờ thời điểm " Chuông reo là bắn"
..............................
Trong bài viết ngắn, em không thể thể hiện một cách đầy đủ , chi tiết về mọi hành động, diễn biến trên TT... Tuy nhiên trong quá trình đầu tư, em đúc rút được rằng. Nếu mình chịu tìm hiểu về TT một cách tối đa, đưa tất cả những yếu tố trên trở thành phản xạ trong việc đầu tư, thì dù TT có thế nào, mình cũng sẽ là người chủ động và TT sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho những gì mình đã làm
Trên TTCK không có trời tính, tất cả chỉ do bản thân của mình mà thôi. Nếu TTCK là sòng bạc, thì trước hết hãy biến mình thành con bạc sành sỏi. Đơn giản vì nếu có may mắn cũng sẽ chỉ một lần. " Phong độ là nhất thời......"mà.
Cuối cùng là câu trả lời : Ai là người chiến thắng trên TTCK VN?. Chắc chắn là những người đã dẫn dắt đưa TT lên cao, dìm TT xuống thấp và những người đi theo. Còn cụ thể là ai thì em chịu.