Hạng C
29/9/07
677
98
28
Sai Gon
Em vẫn còn non nữa là xiền, vẫn căng mắt chờ tín hiệu để vào. Bác nào vào cho em đu với :)
 
Hạng C
18/4/11
941
691
108
@ Mợ Đậu : Cảm ơn mợ nhiều nhé, em đang mong tháng 5 đến để đi dung dăng dung dẻ. Dưng mà giờ em kiếm bạn gái ở đâu đây?.:(
 
Hạng C
18/4/11
941
691
108
vankhanhktpn nói:
Giá PVC 1x thơm thật , khi nào múc, xúc?
Mình chờ thôi Sếp ạ. Lúc nào lực Cầu mạnh mẽ trên toàn mặt trận hoặc những con chủ chốt thì mình hẵng vào. Có thể mình chậm hơn một chút nhưng em thấy an toàn cao hơn là túm con dao rơi khi chưa thấy đáy.
 
Hạng D
17/2/11
1.569
3.317
113
relax chơi

Chứng khoán và con khỉ
Chứng khoán và con khỉ là hai từ chỉ hai thực thể khác nhau, một từ chỉ khái niệm trừu tượng trong lĩnh vực tài chính và một chỉ một loài động vật, nhưng lại được cùng viết tắt là CK. Và với hai câu chuyện dưới đây, chúng cũng có những mối liên hệ với nhau… không chỉ qua hai từ viết tắt.
Câu chuyện 1
Nhà đầu tư nọ sau một phiên mệt mỏi bám sàn, trở về nhà với bộ mặt không vui (hẳn là do thị trường không như ý). Cậu con trai còn nhỏ tuổi của nhà đầu tư chạy ra hỏi bố, từ CK là viết tắt của chữ gì mà sao thấy nhiều người quan tâm đến CK thế. Sẵn bực mình, cộng với muốn giải thoát khỏi sự "quấy nhiễu" của cậu nhóc, nhà đầu tư đã gắt lên và trả lời CK là... là con khỉ chứ còn gì nữa!
Bài học rút ra: Nếu chứng khoán thuận chiều, nhà đầu tư vui vẻ thì CK có nghĩa là chứng khoán, là niềm vui và cũng là mặt hàng đem lại lợi nhuận cũng sự thoải mái cho nhà đầu tư. Còn khi biến động của thị trường là xấu thì CK có nghĩa là con khỉ, có nghĩa là sự không thoải mái, là sự khó chịu trong lòng nhà đầu tư.
Câu chuyện 2
Một vùng quê nổi tiếng có rất nhiều khỉ, nhiều đến nỗi khỉ và con người cùng chung sống "hòa bình". Ngày nọ, có một "nhà đầu tư" đến và ra giá mua 5 USD/con khỉ, vậy là dân làng đổ xô vào rừng đánh bắt, bẫy khỉ đem về bán. Đàn khỉ cứ thế vơi dần, vơi dần, cho đến một hôm nhà đầu tư nọ thông báo nâng giá mua lên 10 USD/con khỉ, nhưng số lượng khỉ cũng bẫy được đem bán cũng không tăng là bao. Thấy vậy, nhà đầu tư thông báo với dân làng là mình phải đi nơi khác "gom" khỉ và sẵn sàng trả tới 20 USD/con khỉ trong thời gian tới nếu dân làng bắt được.
chungxau30.4_1305884575.jpg

Nếu chứng khoán thuận chiều, nhà đầu tư vui vẻ thì CK có nghĩa là chứng khoán Nhưng số khỉ ngoài tự nhiên chẳng còn bao nhiêu so với số lượng mà dân làng đã bắt được và bán cho nhà đầu tư nọ với giá 5 USD/con. Một thời gian sau, bỗng dân làng thấy xuất hiện một nhóm người bán khỉ với giá hời 10 USD/con và tất nhiên, người ta đổ xô đi mua với hy vọng sẽ bán được với giá 20 USD/con cho "nhà đầu tư" nọ.
Họ huy động mọi nguồn lực, tranh nhau mua, ai mua được thì hả hê, ai không mua được thì kêu than, vật vã vì tiếc của... Rồi cũng đến lúc dân làng không còn gì để tiếp tục mua khỉ nữa thì nhóm bán khỉ kia cũng ra đi. Dân làng đợi hoài, 1 tuần - 1 tháng - nửa năm rồi 1 năm sau cũng không thấy nhà đầu tư nọ quay lại. Kết quả là dân làng đã nghèo lại thêm nghèo vì tốn tiền chăm nuôi (kiểu như lãi mẹ đẻ lãi con) và cuối cùng phải... cắt lỗ bằng cách mở "cửa chuồng".
Bổ sung thêm là nhà đầu tư đó ngày nay người ta gọi là đại gia chứng khoán, dân làng là nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhóm người bán khỉ là nhân viên môi giới.
Liên hệ đến chứng khoán xứ ta, sau giai đoạn thăng hoa 2007, sụt giảm nghiêm trọng vào 2008, hồi phục 2009 và từ 2010 đến nay lại tiếp tục sụt giảm. Diễn biến khiến chúng ta liên tưởng dường như có "nhà đầu tư" nọ đã đến mua CK (chứng khoán) với giá hời tạo ra niềm tin rằng giá chứng khoán (CK) sẽ tăng trong thời gian tới, để rồi giờ đây các nhà đầu tư (dân làng trong câu chuyện kia) lại phải miễn cưỡng... chung sống hòa bình với chứng khoán (CK) của mình.
chungkhoan20.5_1305884570.jpg

Liệu TTCK Việt Nam giai đoạn hiện nay có đúng như vậy không? Lý giải theo góc độ hài hước, chúng ta tạm chấp nhận mối liên hệ không có gì là hay ho này và cũng tạm thời chấp nhận có lẽ chúng ta (những nhà đầu tư nhỏ lẻ) chỉ là những người dân làng nghèo khổ kia mà thôi, còn chứng khoán cũng giống như những con khỉ kia, chúng không có tội. Vậy ai là người có tội khi chứng khoán bỗng biến thành... con khỉ?
Những "chuyện lớn" khác thì không dám lạm bàn, chỉ xin nói vài điều về các nhà đầu tư nhỏ. Thật ra, cái ước muốn mua chứng khoán (CK) và kiếm được lợi nhuận chẳng có gì xấu. Chỉ có điều, như người dân làng kia, cũng có thể coi họ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, có lẽ họ bị điều khiển bởi "lòng tham" mà quên mất nỗi "sợ hãi" là có thể mất của.
Âu cũng là bài học, khi đã nhà đầu tư (mua CK nhằm bán lại với giá cao hơn) thì nên trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức kinh doanh cần thiết, đồng thời phải có sự "sợ hãi" ghìm phanh, tránh những rủi ro không thể khắc phục được khi thị trường biến động trái chiều.
Chính vì vậy, có thể kết luận, chứng khoán hay con khỉ đều có giá, giá của nó có thể là giá trị và trong một chừng mực nhất định được phản ánh thông qua giá cả mua bán trên thị trường. Giá thị trường có thể biến đổi theo quan hệ cung cầu và không phải lúc nào cũng theo chiều theo mong muốn của chúng ta, chúng ta cần chấp nhận chung sống "hòa bình" trên thị trường, đồng thời cũng phải trang bị đầy đủ những kiến thức để biết được giá trị thực của chứng khoán ở đâu, tránh những chiêu lừa như những dân làng trong câu chuyện trên.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
3/5/07
10.025
43
48
49
'Như vậy, khởi đầu từ việc các NHTM thu hẹp cho vay chứng khoán, dẫn đến các CTCK cắt lỗ, rồi đến lượt các nhà đầu tư rút tiền khiến dòng tiền vào thị trường bị rút ra ngày một nhiều, tất cả tạo thành một vòng xoáy suy giảm chưa có hồi kết.
Nợ xấu gia tăng của các CTCK ảnh hưởng gián tiếp đến các NHTM. Các CTCK không phải là ngân hàng nhưng trong thời kỳ khó khăn về vốn lại thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như một ngân hàng từ nhận gửi huy động và cho vay. Tất cả các hoạt động này được hợp thức hoá qua hợp đồng uỷ thác và repo hay đòn bẩy tài chính. Song, điểm khác biệt là tài sản đảm bảo chỉ là cổ phiếu và khi thị trường giảm thì tài sản đảm bảo trở thành tài sản khó phát mại vì giá trị quá thấp. Khi khách hàng rút vốn, CTCK có khả năng bị mất thanh khoản và không thể trả các khoản vay gốc cũng như lãi cho các NHTM đúng hạn.


Với một hệ thống tài chính trong đó hầu hết các CTCK đều hoặc là công ty con hoặc có liên hệ mật thiết với các NHTM, thì sự sụp đổ của các CTCK ắt sẽ liên luỵ đến hệ thống ngân hàng. Đây là điều mà các cơ quan quản lý cần đặc biệt phải lưu ý trong thời gian tới. (SGTT)'

Các anh quản lý, giám sát TT nhà ta đã làm gì mà để bi giờ TT lâm vào cảnh hỗn loạn thế này nhỉ? Các anh cũng cần phải làm gì đi chứ
33.gif