Trước nay tôi có nghe nói nhiều về "Lạm phát" nhưng chỉ hiểu tò mò. Có người mô tả nó rất ghê gớm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Con người tôi vốn hay trăn trở. Đặc biệt, điều gì liên quan đến "cơm, áo, gạo, tiền" sẽ khiến tôi phải suy tư nhiều hơn. Cũng phải thôi, vấn đề thiết thực hàng ngày mà giả đò quên thì đâu có được. Cho dù tôi đã cố hết sức lãng mạn của mình cũng không thể nào quên. Với vốn kiến thức ít ỏi về kinh tế học ở trường của mình thôi thì tôi chưa đủ hiểu. Lân la dò đọc mấy quyển sách của các tác giả chuyên nghiên cứu kinh tế, tôi mò được một quyển có tên "Economics in one lesson" của cố tác giả Henry Hazlitt. Trong quyển này tác giả viết rất nhiều thứ liên quan đến kinh tế nhưng lại rất dễ hiểu. Đọc xong, kết hợp với kiến thức học ở trường tôi rút ra được một số vấn đề cốt lõi làm tôi "sáng mắt".
Công thức cơ bản của một nền kinh tế tư bản vận hành như sau: T-H-T' (trong đó T' = T + t). Công thức này có họ hàng với Karl Marx (Cha đẻ CNXH), được diễn giải như sau: tiền (T) sau khi đưa vào nền kinh tế sẽ chuyển thành vốn để sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà sau đó được bán lại để thu lại vốn gốc (T) và một khoản thặng dư (t), tức T'.
Với chức năng vật trung gian trao đổi của mình, tiền giúp việc mua bán được nhanh chóng. Từ đó, giúp nền kinh tế được mở rộng không ngừng. Sự mở rộng kinh tế này gắn liền với một chỉ số đo lường mà chúng ta hay nghe thấy dưới cái tên GDP. Bây giờ chúng ta hãy xem 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: dân số tăng --> nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng --> Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng --> nhu cầu vốn tăng --> cần thêm tiền cho lưu thông nên chính phủ phải in thêm. Trong trường hợp này, nếu số tiền chính phủ in tăng thêm bằng chính lượng gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ thì sẽ không có lạm phát (% lượng tiền tăng thêm = % GDP tăng thêm). Quá hoàn hảo. Nhưng thường trường hợp này rất hiếm gặp.
Trường hợp 2: sự quản lý kinh tế của chính phủ yếu kém (trình độ quản lý, tham nhũng, áp lực từ các nhóm lợi ích,...) --> các chính sách kinh tế sai lầm --> hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp --> nguồn thu thuế giảm --> bội chi ngân sách --> phát hành thêm tiền (phát hành trái phiếu hay in thêm giấy bạc cũng là nó) --> lạm phát.
Trường hợp 2 này nghiêm trọng đây và bạn hãy tập làm quen với nó đi vì đa số các chính phủ hiện nay thích đi theo hướng này, ai mà chẳng thích tiêu xài hơn tiết kiệm, đặc biệt là khi trong nhà có sẵn máy in tiền. Nhưng tiêu xài kiểu này thì phải có người đứng ra gánh cho chứ. Người đó là "Người bị lãng quên" của tác giả William Graham Sumner mà trong quyển sách này tác giả có đề cập một đoạn trích như sau:
" Ngay khi A quan sát thấy một điều gì đó có vẻ sai và đang gây hại cho X, A sẽ thảo luận với B và cùng B đề xuất một điều luật để xử lý điều sai trái này và hỗ trợ X. Điều luật của họ luôn quy định những điều C phải làm cho X hoặc trong trường hợp tốt hơn, những điều A, B và C sẽ làm cho X... Điều tôi muốn làm là hãy lưu ý tới C... Tôi sẽ gọi ông ta là Người bị lãng quên...Ông ta là người không bao giờ được chú ý tới. Ông ta là nạn nhân của các nhà cải cách, những người theo tư duy xã hội và những người chuyên làm việc thiện; và trước khi kết thúc, tôi muốn chỉ cho các bạn thấy rằng do nhân cách của mình và do những gánh nặng mà người khác đã chất lên ông ta, người này đáng được quan tâm đến."
Đọc hết đoạn này mà vừa cười vừa khóc, vừa kinh hãi với cái lạm phát kiểu trên. Lạm phát càng cao sẽ làm tờ giấy bạc của bạn càng yếu đi, tức sức mua hàng hóa, dịch vụ của nó giảm xuống. Bạn bị nghèo một cách vô hình, nghèo mà nếu bạn không để ý thì có ngày bạn không mua nổi một que kem với nắm tiền bạn cầm bây giờ có thể mua được chiếc xế hộp. Đừng tưởng tôi đùa. Bạn có đọc tin về Zimbabwe ở châu Phi chưa?
Bây giờ bạn đã thấy tiết kiệm và đầu tư có ý nghĩa quan trọng thế nào chưa? Không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà từng quốc gia cũng phải xem trọng vấn đề này nếu không muốn có ngày khóc vì lạm phát.
Tôi tự hỏi: " Có khi nào anh không cưới nổi Tình yêu của mình chỉ vì lạm phát không vậy ta?"
---
Nhắn bạn: hãy cố cày, cố kiếm (tiền), cố kiệm (tiết kiệm) và cố chống lạm phát bằng đầu tư khôn ngoan.
GIACATLUONGDIXEDAP.
Công thức cơ bản của một nền kinh tế tư bản vận hành như sau: T-H-T' (trong đó T' = T + t). Công thức này có họ hàng với Karl Marx (Cha đẻ CNXH), được diễn giải như sau: tiền (T) sau khi đưa vào nền kinh tế sẽ chuyển thành vốn để sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà sau đó được bán lại để thu lại vốn gốc (T) và một khoản thặng dư (t), tức T'.
Với chức năng vật trung gian trao đổi của mình, tiền giúp việc mua bán được nhanh chóng. Từ đó, giúp nền kinh tế được mở rộng không ngừng. Sự mở rộng kinh tế này gắn liền với một chỉ số đo lường mà chúng ta hay nghe thấy dưới cái tên GDP. Bây giờ chúng ta hãy xem 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: dân số tăng --> nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng --> Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng --> nhu cầu vốn tăng --> cần thêm tiền cho lưu thông nên chính phủ phải in thêm. Trong trường hợp này, nếu số tiền chính phủ in tăng thêm bằng chính lượng gia tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ thì sẽ không có lạm phát (% lượng tiền tăng thêm = % GDP tăng thêm). Quá hoàn hảo. Nhưng thường trường hợp này rất hiếm gặp.
Trường hợp 2: sự quản lý kinh tế của chính phủ yếu kém (trình độ quản lý, tham nhũng, áp lực từ các nhóm lợi ích,...) --> các chính sách kinh tế sai lầm --> hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp --> nguồn thu thuế giảm --> bội chi ngân sách --> phát hành thêm tiền (phát hành trái phiếu hay in thêm giấy bạc cũng là nó) --> lạm phát.
Trường hợp 2 này nghiêm trọng đây và bạn hãy tập làm quen với nó đi vì đa số các chính phủ hiện nay thích đi theo hướng này, ai mà chẳng thích tiêu xài hơn tiết kiệm, đặc biệt là khi trong nhà có sẵn máy in tiền. Nhưng tiêu xài kiểu này thì phải có người đứng ra gánh cho chứ. Người đó là "Người bị lãng quên" của tác giả William Graham Sumner mà trong quyển sách này tác giả có đề cập một đoạn trích như sau:
" Ngay khi A quan sát thấy một điều gì đó có vẻ sai và đang gây hại cho X, A sẽ thảo luận với B và cùng B đề xuất một điều luật để xử lý điều sai trái này và hỗ trợ X. Điều luật của họ luôn quy định những điều C phải làm cho X hoặc trong trường hợp tốt hơn, những điều A, B và C sẽ làm cho X... Điều tôi muốn làm là hãy lưu ý tới C... Tôi sẽ gọi ông ta là Người bị lãng quên...Ông ta là người không bao giờ được chú ý tới. Ông ta là nạn nhân của các nhà cải cách, những người theo tư duy xã hội và những người chuyên làm việc thiện; và trước khi kết thúc, tôi muốn chỉ cho các bạn thấy rằng do nhân cách của mình và do những gánh nặng mà người khác đã chất lên ông ta, người này đáng được quan tâm đến."
Đọc hết đoạn này mà vừa cười vừa khóc, vừa kinh hãi với cái lạm phát kiểu trên. Lạm phát càng cao sẽ làm tờ giấy bạc của bạn càng yếu đi, tức sức mua hàng hóa, dịch vụ của nó giảm xuống. Bạn bị nghèo một cách vô hình, nghèo mà nếu bạn không để ý thì có ngày bạn không mua nổi một que kem với nắm tiền bạn cầm bây giờ có thể mua được chiếc xế hộp. Đừng tưởng tôi đùa. Bạn có đọc tin về Zimbabwe ở châu Phi chưa?
Bây giờ bạn đã thấy tiết kiệm và đầu tư có ý nghĩa quan trọng thế nào chưa? Không chỉ mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà từng quốc gia cũng phải xem trọng vấn đề này nếu không muốn có ngày khóc vì lạm phát.
Tôi tự hỏi: " Có khi nào anh không cưới nổi Tình yêu của mình chỉ vì lạm phát không vậy ta?"
---
Nhắn bạn: hãy cố cày, cố kiếm (tiền), cố kiệm (tiết kiệm) và cố chống lạm phát bằng đầu tư khôn ngoan.
GIACATLUONGDIXEDAP.
Last edited by a moderator: