Hạng F
3/5/07
10.025
43
48
49
Thật thì mỗi người có 1 trường phái đầu tư, 1 suy nghĩ, 1 nhận định và 1 niềm tin khác nhau mà các Bác. Có người đầu tư giá trị, có người ngắn hạn, có người dài hạn, có người đu sóng dài và có người lướt sóng ngắn, có người theo tin đồn. Không thể nói cái nào hay hơn cái nào. Đầu tư hay đầu cơ đều là chiến thuật ở từng giai đoạn của TTCK. Với em chỉ quan trọng là khoản lợi nhuận, thặng dư từ vốn ban đầu ít hay nhiều mà thôi. Vì vậy chúng ta không cần phải tranh luận cổ phiếu nào tốt, cổ phiếu nào xấu, cổ phiếu nào bị đè giá, cổ phiếu nào được bơm giá, cổ nào đang được PR. Mà cái hay là ở chỗ biết chắc cổ nào bị đè đẽo để mua đúng đáy, biết chắc cổ nào được bơm vá để bán đúng đỉnh, biết chắc giá trị thật của cổ phiếu, đó mới là điều quan trọng nhất, là điều hay nhất mà cũng ít người làm được nhất. :)

Ở TTCK có đủ thứ ma thuật (từ IPO, OTC, đến chào sàn và giao dịch), nó còn có cả nhà tạo lập thị trường, mà chúng ta không phải là họ nên không thể tranh luận. Chỉ quan tâm tài khoản, hạn chế số âm và tích lũy số dương, để chiến thắng bản thân mình đã là tốt lắm rồi. (Em thì không làm được việc này nên TK lõm hoài
20.gif
).

Thiết nghĩ, Cổ tốt nhất hay xấu nhất gì cũng vậy, lên 1 mạch rồi thì cũng có lúc quá đà, phải điều chỉnh xuống, xuống 1 mạch rồi cũng có lúc quá đà phải điều chỉnh lại để tăng lên, vì giá trị doanh nghiệp thay đổi theo thời gian, theo hợp đồng, theo kế hoạch, theo lợi nhuận thực tế, thăng dư và cơ cấu vốn + thặng dư vân. vân ...
17.gif
. Cho nên giá cổ phiếu nó biến đổi nhanh và nhạy. (Cái này em nói leo, các Bác đừng cười, em xấu hổ
17.gif
)

Hôm nay anh 2 Chén khó ở hay sao mà nặng lời thế nhỉ?
tongue4.gif
Biết đâu có người đánh con SVC lãi còn khủng hơn cả anh Chén đánh 10 con bluechips 1 lúc đó chớ
tongue4.gif


Em đùa cho vui, các Bác đọc xong bỏ qua cho em nha.
63.gif
 
Hạng D
29/5/08
1.463
82
48
MFC
vothangdau nói:
Thật thì mỗi người có 1 trường phái đầu tư, 1 suy nghĩ, 1 nhận định và 1 niềm tin khác nhau mà các Bác. Có người đầu tư giá trị, có người ngắn hạn, có người dài hạn, có người đu sóng dài và có người lướt sóng ngắn, có người theo tin đồn. Không thể nói cái nào hay hơn cái nào. Đầu tư hay đầu cơ đều là chiến thuật ở từng giai đoạn của TTCK. Với em chỉ quan trọng là khoản lợi nhuận, thặng dư từ vốn ban đầu ít hay nhiều mà thôi. Vì vậy chúng ta không cần phải tranh luận cổ phiếu nào tốt, cổ phiếu nào xấu, cổ phiếu nào bị đè giá, cổ phiếu nào được bơm giá, cổ nào đang được PR. Mà cái hay là ở chỗ biết chắc cổ nào bị đè đẽo để mua đúng đáy, biết chắc cổ nào được bơm vá để bán đúng đỉnh, biết chắc giá trị thật của cổ phiếu, đó mới là điều quan trọng nhất, là điều hay nhất mà cũng ít người làm được nhất. :)

Ở TTCK có đủ thứ ma thuật (từ IPO, OTC, đến chào sàn và giao dịch), nó còn có cả nhà tạo lập thị trường, mà chúng ta không phải là họ nên không thể tranh luận. Chỉ quan tâm tài khoản, hạn chế số âm và tích lũy số dương, để chiến thắng bản thân mình đã là tốt lắm rồi. (Em thì không làm được việc này nên TK lõm hoài
20.gif
).

Thiết nghĩ, Cổ tốt nhất hay xấu nhất gì cũng vậy, lên 1 mạch rồi thì cũng có lúc quá đà, phải điều chỉnh xuống, xuống 1 mạch rồi cũng có lúc quá đà phải điều chỉnh lại để tăng lên, vì giá trị doanh nghiệp thay đổi theo thời gian, theo hợp đồng, theo kế hoạch, theo lợi nhuận thực tế, thăng dư và cơ cấu vốn + thặng dư vân. vân ...
17.gif
. Cho nên giá cổ phiếu nó biến đổi nhanh và nhạy. (Cái này em nói leo, các Bác đừng cười, em xấu hổ
17.gif
)

Hôm nay anh 2 Chén khó ở hay sao mà nặng lời thế nhỉ?
tongue4.gif
Biết đâu có người đánh con SVC lãi còn khủng hơn cả anh Chén đánh 10 con bluechips 1 lúc đó chớ
tongue4.gif


Em đùa cho vui, các Bác đọc xong bỏ qua cho em nha.
63.gif

Xin lỗi các bác, bác chỉ được cái nói đúng ...
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
vothangdau nói:
biết chắc giá trị thật của cổ phiếu
--------------
vì giá trị doanh nghiệp thay đổi theo thời gian, theo hợp đồng, theo kế hoạch, theo lợi nhuận thực tế, thăng dư và cơ cấu vốn + thặng dư vân. vân ...
17.gif
. Cho nên giá cổ phiếu nó biến đổi nhanh và nhạy. (Cái này em nói leo, các Bác đừng cười, em xấu hổ
17.gif
)

Muốn biết được giá trị thực của CP thì phải điều tra công ty, việc này hơi bị khó, nên anh em mới cần tham khảo ý kiến của nhau và tranh luận. Các anh em tranh luận thì người xem và bản thân người tranh luận đều bổ ích.

Giá trị thực của doanh nghiệp (tài sản cố định, lưu động, lợi nhuận) thường thay đổi rất chậm, mà giá CP thì thay đổi như điên chứ nó không có tỉ lệ cố định nào với giá trị thực của doanh nghiệp. Vì thế mà ta phải điên theo cái điên của thiên hạ để kiếm cháo.

Em có mối quan hệ rất hạn chế nên những gì em biết hoàn toàn là do lướt web, nhiều điều không thể sâu bằng các bác có mqh rộng. Vì vậy, mọi thông tin (dù biết chắc họ đang PR) em vẫn rất lưu ý.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
7/6/08
39
0
0
Cám ơn các bác đã quan tâm bài của em, đúng là có rất nhiều phong cách đầu tư, đầu cơ khác nhau, mà em thì gà mờ quá nên muốn tham khảo thêm các bác. Em quyết định rồi thứ 2 này nhập thử 1k xem sao, nếu không ăn thua trong ngắn hạn thì để dài hạn vậy.
Chúc các bác ngày chủ nhật vui vẻ!
--------
 
Hạng B2
9/6/09
319
0
0
Nhà đầu tư toàn cầu ồ ạt bán tháo cổ phiếu

Phiên cuối tuần, áp lực chốt lời tiếp tục đè giá cổ phiếu tại hầu khắp thị trường trên thế giới. Nhà đầu tư hoang mang sau các quyết định trước đó của FED cũng như chờ đợi kết quả từ hội nghị G20 Đầu ngày giao dịch hôm qua, phố Wall đã lấy lại đà tăng trên cả 3 chỉ số nhờ sức bật khá đến từ cổ phiếu dẫn dắt ngành tài chính. Tín hiệu bắt đáy nhen nhóm vào thị trường sau 2 phiên giảm điểm liên tiếp trước đó.
Tuy nhiên, ngay khi những động thái mua vào xuất hiện, một lượng cung cổ phiếu khổng lồ ồ ạt tung vào thị trường nhằm cụ thể hóa lợi nhuận, đã nhấn chìm tất cả những nỗ lực ghi điểm ban đầu của chứng khoán Mỹ. Lo ngại từ việc chính phủ các quốc gia có thể sẽ thu hẹp quy mô các gói cứu trợ gây đe dọa đà phục hồi cho nền kinh tế thế giới, tiếp tục đóng vai trò chi phối tâm lý của nhà đầu tư.
Trong khi đó, những thông tin kinh tế trong ngày lại gửi đến phố Wall những thông điệp trái chiều. Doanh số bán nhà xây mới tăng 0,7% trong tháng 8, đây là tháng thứ năm liên tiếp mảng phân khúc bất động sản này ấm trở lại, mặc dù đà phục hồi chỉ bằng một nửa so với những gì nhà đầu tư kỳ vọng. Theo thống kê của Bộ Thương mại, số đơn đặt hàng hóa lâu bền đã có tháng sụt mạnh nhất kể từ tháng 1, với đà giảm 2,4%. Riêng chỉ số lòng tin của người tiêu dùng lại leo lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2008, bứt phá lên ngưỡng 73,5 điểm trong tháng 8.
Lực cầu nâng đỡ yếu khiến phố Wall lao dốc một mạch cho đến cuối ngày. Chốt phiên, chỉ số Dow Jones Industrial hạ 42,25 điểm, tương ứng 0,4%, xuống 9.665,19 điểm. Standard & Poor 500 thoái lui 0,6%, lùi về mốc 1.044,38 điểm. Trên sàn công nghệ, chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa tại 2.090,92 điểm, âm 0,8%. Trên thị trường New York, cứ 6 mã xuống giá thì có 5 mã tăng.
Sau 5 ngày giao dịch, chứng khoán Mỹ tăng điểm 1 phiên duy nhất. Theo đó, chỉ số Dow âm 1,6%, Nasdaq xuống 2% và S&P trượt 2,2%. Tuần qua, đáng chú ý là khối lượng giao dịch giảm 47% so với một tuần trước.
Tuần giảm điểm tồi nhất của chứng khoán châu Âu kể từ tháng 7. Chỉ tăng nhẹ 2 trong 5 ngày giao dịch, chỉ số tổng hợp 18 hàn thử biểu thuộc khu vực Eurozone DJ Stoxx 600 bốc hơi 2,2%, và sẽ bắt đầu tuần mới tại 238,95 điểm. Đây là tuần điều chỉnh mạnh nhất kể từ tháng 7. Phiên 25/9, gam đỏ vẫn chiếm thế chủ đạo trên bảng điện tử Stoxx 600, khi đóng cửa âm 0,4%, rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong 2 tuần. Cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục bị xả ra với khối lượng lớn.
Tại Đức, chỉ số DAX 30 sau phiên giằng co quyết liệt đã quay đầu xuống 0,4% vào chung cuộc, khi trước đó đã có lúc chỉ số này tiến 0,3%. Chứng khoán Pháp trượt 0,5%, trong khi đó, chỉ số FTSE 100 của Anh bất ngờ nhích nhẹ 0,1% nhờ đà phục hồi của nhóm ngành năng lượng. Tuần qua, DAX 30 là chỉ số mất điểm mạnh nhất toàn khu vực, với biên độ 2,2%.
Chứng khoán châu Á điều chỉnh trước nỗi lo giá cổ phiếu bị pha loãng. Khép lại tuần giảm điểm đầu tiên trong 3 tuần gần đây, chỉ số tổng hợp 23 hàn thử biểu khu vực MSCI hạ 0,7%, xuống 117,77 điểm. Sau 3 phiên tăng, đan xen giữa 2 trượt mạnh, chỉ số này chốt tuần ở mức điểm âm 0,5% so với phiên 18/9.
Chứng khoán Nhật Bản sau phiên thăng hoa liền trước đã quay đầu đi xuống với biên độ tồi nhất trong số các thị trường trong khu vực. Chỉ số Nikkei 225 bốc hơi 2,6%, lùi về mốc 10.265,98 điểm. Nhà môi giới chứng khoán lớn nhất trong ngành tài chính Nhật Nomura Holdings công bố kế hoạch phát hành thêm cố phiếu trị giá 5,6 tỷ đôla, khiến nhà đầu tư lo ngại giá trị Nomura sẽ giảm khoảng 30% do quy mô tăng vốn quá lớn. Chốt phiên, Nomura hạ 16%
Áp lực chốt lời tiếp tục đè giá cổ phiếu tại hầu khắp các phong vũ biểu từ Ấn Độ, sang Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và Hong Kong, khi lần lượt giảm trong khoảng từ 0,5% đến 0,1%. May mắn thoát khỏi xu thế chung, sàn cổ phiếu Australia bật tăng 0,2% sau những nỗ lực ghi điểm của cổ phiếu ngành ngân hàng, bảo hiểm. Tuần qua, sàn cổ phiếu Thượng Hải dẫn đầu đà điều chỉnh 4,2% - biên độ trượt mạnh nhất trong 6 tuần.

Trích tổng hợp.
 
Hạng B2
9/6/09
319
0
0
Dòng tiền đi vào tạo thanh khoản cao:
Thông tin tháng 10 vốn ODA tiếp tục đỗ vào Việt Nam tạo liều thuốc kích thích quyết định tăng gói kích cầu thứ hai để hỗ trợ nền kinh tế trên đà hồi phục. Nguồn vốn FDI vẫn đỗ vào thị trường qua các quỹ đầu tư tạo lực đẩy cho TTCK. Kết quả kinh doanh các công ty ở quý 1 và 2 tăng thêm sự kỳ vọng vào quý 3. Nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng bị cắt giảm 10%, cùng với giới hạn lãi xuất trần 7% buột các ngân hàng tìm lối đi cho dòng tiền và kênh chứng khoán là nới hất thụ không mặc cả với đòn bẫy tài chính mạnh hơn năm 2006. Như vậy với các yếu tố trên (vốn ODA, FDI, kích cầu, đòn bẫy tài chính, kinh tế hồi phục…) tạo nên tâm lý phấn khởi và niềm tin mạnh mẽ cho giới đầu tư và đầu cơ chứng khoán. Điều quan trong nhất là hiện nay vẫn chưa có kênh đầu tư nào thay thế hiệu quả hơn kênh CK. Trong khi đó xét chiều ngược lại TTCK đối diện với những rủi ro cũng từ những yếu tố trên…

GIACATLUONGDIXEDAP.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
9/6/09
319
0
0
Dòng tiền đi ra tạo rủi ro không nhỏ cho cảnh cửa nát nhà tan:


Nguồn vốn ODA vào Việt nam theo lộ trình và có địa chỉ giải ngân. Dòng tiền này góp phần tích cực vào tính thanh khoản cho thị trường chung. Đây không phải như dòng vốn FDI mục đích ngắm chủ yếu trên TTCK. Dòng vốn FDI vào thị trường thông qua các quỹ đầu tư.
Nguồn vốn này giải ngân có tính toán, có tiêu chuẩn và có chiến lược. Khi kỳ vọng lợi nhuận đạt được, dòng vốn này sẽ âm thầm rút khỏi thị trường và chuyển địa chỉ sang những thị trường khác có các chỉ số tài chính và triển vọng tăng trưởng tốt hơn. Dòng vốn ngắn hạn của ngân hàng cũng đến lúc đáo hạn, và khi nhận thấy TTCK rủi ro cao dòng vốn này sẽ thắt chặt và việc cho vay CK sẽ bị hạn chế. Nếu như sự kỳ vọng vào kinh tế hồi phục thì cần xét lại một số yếu tố. Xuất khẩu dù có phần khả quan nhưng chỉ được một số ngành như dệt may, thủy sản, nông nghiệp…một số ngành khác cũng bị hạn chế nặng nề bởi chính sách giảm nhập siêu của các đối tác nước ngoài. Nhu cầu nội địa có cải thiện nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho xuất khẩu. Kinh tế Việt Nam chỉ mới tạm qua thời khó khăn nhất nhờ vào liều thuốc kích cầu lần 1. Gói kích cầu lần 2 nếu có thì cũng nhắm vào một số công ty có nhiều nhân lực, vùng nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ. Gói kích cầu này khá hạn chế và được kiểm soát tốt hơn gói kích cầu lần 1. Khi còn kích cầu cho thấy kinh tế chưa thật sự hồi phục bền vững, tức còn trong giai đoạn dưỡng bệnh và cần có thời gian để đánh giá. Trên TTCK, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ấn tượng nhưng chủ yếu nhờ vào đầu tư tài chính và hoàn lập dự phòng. Có nghĩa là các doanh nghiệp vẫn hưởng lợi từ gói kích cầu như giảm thuế, nhờ sự tăng trưởng của TTCK để hoàn lập tài chính, nhờ vào lượng hàng tồn kho giá rẽ đã tăng giá, trong khi mãng kinh doanh vẫn trong trạng thái sút giảm. Doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng cho thấy triển vọng phát triển công ty là không có. TTCK thời gian qua đã tăng quá mức so với đà tăng trưởng của kinh tế và hồi phục của doanh nghiệp. Như vậy VNINDEX dễ tạo nên bong bóng so với mức tăng trưởng vĩ mô. Nếu dòng vốn FDI rút, thể hiện một phần nhỏ qua sự bán mạnh CP của NĐTNN, ngân hàng hạn chế cho vay cầm cố CK, báo cáo các doanh nghiệp trong quý 3 không đạt kỳ vọng và nhất là lãi suất ngân hàng tăng lên... Những lý do trên sẽ tác động mạnh lên TTCK và chỉ cần một sự thoát vốn mạnh trong vài phiên thì lượng cổ phiếu cầm cố tung ra bán tháo. Với tác động dây chuyền của các CP cầm cố bị bán mạnh sẽ dẫn đến thi nhau tháo chạy bảo toàn vốn trên TTCK. Hậu quả sẽ rất khó lường nếu ngân hàng quyết định không hỗ trợ CTCK cho vay. Trong khi đó chưa tính đến lượng tiền toàn thế giới đỗ ra trong thời gian qua, lượng tiền quá lớn vào thị trường sẽ dễ sinh ra lạm phát. Giá cả tiêu dùng tăng mạnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng chung toàn cầu. Tâm lý hưng phấn sẽ làm cho NĐT thiếu cân nhấc vẫn đẩy giá CP lên cao, trong khi những NĐT khôn ngoan đã nhìn thấy sự thay đổi từ chính sách tiền tệ. Lãi suất ngân hàng có lẽ sẽ thay đổi và sự tăng lãi suất là điều đáng lo ngại cho các doanh nghiệp trong quyết định đầu tư.

GIACATLUONGDIXEDAP.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
29/11/06
4.060
11.519
113
Em theo bác Khánh ra gần 90% cổ cách đây 1 tháng rồi. Không dám vào lại nữa. Đôi khì vào lại mà để đến giờ thì cũng cá kiếm được chút, nhưng cảm giác hơi bất an nên ngồi ngoài luôn cho chắc.
Con NTL bác Khánh phím cho, em cung kiếm được chút. Thanks Bác.
080402cool_prv.gif
033102beer_1_prv.gif