RE: Thành viên Chi Hội OS Miền tây - Họp mặt Dã Ngoại 18/5 2008
Thiên Cấm Sơn
ΩΩΩ
Đường Rầy Đét - dốc đá chài – Âm thanh trong rừng vắng - Cụ bảy Do và Nam cực Đường - Cụ Ba Đạo, Đức Minh – Chùa Phật Lớn - Vồ bồ Hong - Vồ Thiên tuế - Vồ Chư Thần - Thuỷ Liêm Động – Hang Cấm - Thủ Khoa Huân ẩn tích ở Thất Sơn ….. đó là truyền thuyết về sự huyền bí của Thiên Cấm Sơn .
Thiên Cấm sơn được xem là ngọn Núi trung Tâm của vùng Thất Sơn (bảy Núi). Nơi hội tụ nhiều truyền thuyết về tôn giáo - những chuyện huyền bí thường xuất phát tại đây .
Để đến Thiên Cấm Sơn người ta đi bằng 2 ngả : từ Long xuyên đến Châu đốc vào Tịnh Biên và đến Thiên Cấm sơn - Từ Long xuyên đến ngả 3 lộ tẻ đi tri tôn và đến thiên cấm sơn ( ngả này đi nhanh hơn ngả kia do đường gần hơn) – xưa kia muốn lên đến Đỉnh Thiên cấm Sơn người ta phải trèo qua nhiều đoạn dốc đứng, qua những dòng thác đổ vào mùa mưa - thường thì đi trong ngày sẽ không đến được Đỉnh Núi- Với nhiều truyền thuyết về thú dử cũng như sự huyền bí của núi Non tạo cho sự sợ hải của con người khi màn đêm buông xuống . Ngày nay với sự khai thác Du lịch phục vụ du khách - từ chân ngọn núi đã hình thành 1 con đường xe chạy thẳng lên đỉnh núi - nhiều ngôi chùa lớn mọc lên trong đó đáng kể là Chùa VẠN LINH và Tượng Phật DI LẠC lớn nhất Đông Nam Á.
*** Cụ Bảy Do – Nam Cực Đường – Chùa Phật lớn :
- Đạo sĩ Nguyễn văn Do, thứ bảy , nên thường được gọi là Bảy Do – Ông vốn là học trò – cũng là Cháu của Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, bởi Cha Ông đều tử trận trong các cuộc Kháng Pháp, cho nên ngoài đường học văn ông còn cố công luyện võ chờ dịp phuc thù .
- Năm 1911 người ta thấy xuất hiện ở sườn núi Cấm , một thảo am với mnột dao05 sĩ lực lưỡng, mình khoát áo tràng đen, chân giẩm đất, đầu búi tóc, ngày 2 buổi ngồi thiền nhưng đêm đêm vẩn mài gươm dưới nguyệt – tuy đối với các sơn nhân trong vùng có vẽ xa lạ, nhưng từ phương xa người ta kéo về quy phục rất đông . họ đem cúng đủ thứ, kể cả vật liệu xây cất. Từ đó Ông bảy Do dựng lên một ngôi chùa Lớn lấy tên là Nam Cực Đường. với Phương pháp tiên đoán tương lai, làm phù chú giáng phúc trừ hoạ , Nam cực Đường thu phục hàng ngàn đệ tử và nơi ấy nghiểm nhiên biến thành tổng hành dinh Chống Pháp .
- Pháp thả mật thám giả làm Bổn Đạo để dò xét – tong tích bại lộ, năm1917 , pháp đưa quân vào vây Nam Cực đường- sau trận chiến ngôi chùa bị san bằng , ông Bảy cùng 1 số quân bị bắt , số còn lại chạy tản lạc vào rừng . Ông bị đưa về giam tại khám lớn Sài Gòn và bị kêu án 5 năm cấm cố, sau đó bị phát vãng Côn Lôn , Ông Bảy đã cắn lưỡi tử tiết trong đề lao trên hải đảo vào ngày rằm tháng 3 năm Bính dần (1926) lúc đó mới 45 tuổi.
*** Đứng trên đỉnh Thiên cấm sơn vào buổi chiều đẹp trời. bạn có thể nhìn thấy biễn Hà Tiên mờ mờ với những vệt đen li ti của các hòn đảo. Núi Tà Lơn xanh dờn chọc thủng ngàn mây xám đục, cánh đồng Ba Thê, Bảy Thưa, láng linh trải dài một màu thâm thâm . Ánh sang lùi dần, mây trời đục hẳn, một vài đóm lửa phía Giang Thành được nhen lên từ những bàn tay của ngư dân trên lòng kênh Vĩnh tế hay của những nông phu trong làng mạc Vĩnh Gia, hoặc cũng có thểnhững đóm lửa trơi từ cuộc chiến Hà Âm thuở nọ … Trong chuyến đi xứ sang Xiêm, tại vùng này Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa đã để cho tâm hồn rung động:
Mịt mịt mây đen kéo tối dần
Đau lòng nghĩ lại cảnh Hà Âm
Đống xương vô địng sưong phao trắng
Giọt máu phi thường cỏ nhuộm thâm
Gió chốt dật dờ nơi chiến luỹ
Đèn trơi leo lét dậm u lâm
Cám thương con tạo sao dời đổi
Dẳng dỗi đêm trường tiếng dế ngâm ….
Cũng như các lãnh tụ chống Pháp đương thời,cụ Nguyễn hửu Huân đúng dậy mộ quân đánh Pháp ở Mỹ Quý, Thuộc Nhiêu, Cai lậy ( tỉnh Định Tường) . ban đầu pháp thua nhưng về sau họ dò biết vị trí đóng quân của Cụ nên trong tháng 6 năm 1863, lúc ban đêm chúng dẩn quân bất ngờ đánh mạnh. Cụ thủ khao đại bại, bỏ chạy về Thất sơn. tại đây, thống đốc an giang theo chỉ thị của Triều Đình, bắt giử cụ lảnh tụ chống Pháp này, viện lẽ là không tuân lệnh ngưng chiến theo hoà ước 1862 . De la Grandìere biết tin đó, viết thư buộc chính quyền Châu Đốc phải giao cụ cho họ làm tội.Chính quyền không thuận, tức thời, Doudart de Lagrée được lệnh đem 500 binh và đại bác từ Oudong xuống uy hiếp An Giang buộc phải giao giải Cụ Huân cho họ. Trước áp lực đó. tổng đốc AG đành phải nhượng bộ. cụ Huân bị đài sang đảo Réunion năm 1864. sau ít lâu tình thế yên ổn, họ thả cụ về> cụ tức tốc lập lại tổ chức kháng Pháp tại Mỹ Tho. Nhưng rồi cụ cũng thua trân do lúc bấy giờ sáu tỉnh Nam kỳ đã lọt vào tay pháp nên họ có thừa sức mạnh để diệt Kháng chiến . Cụ Huân bị bắt và bị hành hình tại Cai lậy vào ngày rằm tháng 4 năm Ất Hợi ( 1875).
(Còn nhiều câu chuyên Huyền bí về vùng Thất Sơn , nếu có thời gian em sẽ post thêm)
Mời các bác :
http://vietbao.vn/Phong-su/Ngoi-truong-tren-dinh-Thien-Cam-Son/40175124/263/
http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Thien-Cam-Son/50717879/419/