Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.726
113
Sài Gòn - HCM
Café sữa vs café đen
[blockquote] [blockquote]
cafety5.jpg
<hr/> [/blockquote] Vào quán uống nước, em luôn gọi café đen. Anh luôn gọi café sữa.
Người ta mang nước ra, luôn luôn nhầm lẫn. Anh café đen. Em café sữa.
Em nhanh tay đổi 2 món. Người bồi bàn đứng ngẩn ra, mặt đầy vẻ thắc mắc. Anh cười trừ. Đợi người ta đi, anh trách: “Sao không để người ta đi rồi em hãy đổi? Làm mất mặt anh quá!!!” Em cười phá lên: “Đằng nào cũng vậy. Đâu có gì mắc cỡ!”.
[/blockquote]
 
Hạng D
2/1/08
3.518
9
38
52
Muakskisses City
Nước mắt tiếc thương chàng du học sinh ung thư

<h1>[font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi màn hình xuất hiện đoạn clip vinh danh chàng trai vì cộng đồng Vũ Trường An vừa qua đời vì bệnh ung thư máu thì dưới hội trường khẽ vang lên những tiếng nấc. Mẹ của An nấc lên từng hồi, nước mắt lăn dài.[/font]</h1>

Tối 24/9, tại lễ trao giải Chim én 2011 tôn vinh các tổ chức, cá nhân hoạt động tình nguyện tiêu biểu, nhiều người đã rơi nước mắt khi xem lại hình ảnh, nghe lại câu nói đầy nhiệt huyết của Trường An trong những ngày cuối cùng trên cõi đời này.

* Những hình ảnh xúc động tại lễ trao giải Chim én 2011
Chim-en-2011-302.jpg


Nước mắt lăn dài trên gò má bà Mai Thị Thủy. Ảnh: Tiến Dũng.


Ngồi ở hàng ghế thứ hai mẹ và người thân của Trường An không nén được cảm xúc khi thấy lại con mình. Người bà khẽ rung lên, đôi mắt nhòe đi và hai dòng nước mắt lăn dài trên gò má.

Vũ Trường An sinh năm 1986, là con út trong gia đình có 6 người con ở xã Khánh Nhạc (Yên Khánh, Ninh Bình). Bố mẹ và các anh chị của An quanh năm đầu tắt mặt tối nơi đồng ruộng. An là niềm tự hào của cả gia đình khi đỗ vào khoa Công nghệ Thông tin (ĐH Thái Nguyên) năm 2004. Do đạt thành tích xuất sắc, An nhận được học bổng tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Tula (Liên bang Nga).

Sau những năm tháng tu nghiệp tại nước ngoài, ngỡ tương lai sẽ rộng mở với An, nhưng sự thật lại quá nghiệt ngã. Tháng 5/2010 khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là thi tốt nghiệp, An phát hiện bị ung thư máu giai đoạn cuối và phải trở về Việt Nam chữa bệnh.

Căn bệnh hoành hành khiến An bị liệt nửa người trái và luôn ở trạng thái hôn mê sâu. Chứng động kinh, lên cơn co giật cũng bắt đầu xuất hiện. Các bác sĩ cho biết, An có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Những ngày điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, tận mắt chứng kiến nỗi đau và bất hạnh của những em nhỏ mang bệnh giống mình, An tự nhủ phải làm được điều gì đó cho các em và dự án "Niềm tin và hy vọng" được ra đời.

Thấy được tính nhân văn sâu sắc của dự án, nhiều cá nhân, tổ chức đã liên lạc và giúp đỡ An thực hiện một số hoạt động. Tại Viện Huyết học, lần đầu tiên bệnh nhi được đón sinh nhật do An và các tình nguyện viên tổ chức. Quà tặng đơn giản chỉ là chiếc kẹo hay búp bê cũ quyên góp được, nhưng đã làm thức dậy nụ cười ở các em.

Trong những ngày ngắn ngủi còn lại trên đời, chàng trai 25 xuân xanh này vẫn cần mẫn với dự án để mong muốn mang lại nhiều hơn nữa nụ cười cho các em thơ. Và khi dự án vẫn dang dở, Vũ Trường An đã ra đi mãi mãi vào ngày 23/7 vừa qua.

Trong lễ trao giải Chim én 2011, Ban tổ chức đã trao tặng giải Nghị lực để vinh danh và tưởng nhớ chàng du học sinh không đầu hàng bệnh ung thư máu. Bà Mai Thị Thủy, mẹ của An đã lên nhận giải thưởng thay cho em. Khách mời và hàng trăm tình nguyện viên đã đứng dậy dành một phút tưởng niệm Vũ Trường An.

Truong-An.jpg

Vũ Trường An và mẹ trong những ngày điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Phạm Oanh.

Chia sẻ với VnExpress, bà cho biết rất xúc động khi đi nhận giải thưởng thay cho An. “Nếu An còn sống tôi đã không phải đi nên khi nhận giải thưởng này, tôi nghĩ thương con quá”, bà Thủy nói trong nước mắt.

Bà cho hay, An là đứa con ngoan, được học hành đến nơi đến chốn nhưng chỉ có điều ra đi khi còn quá trẻ. Từ lúc An phát hiện bạo bệnh cho tới khi mất là 15 tháng. Và đó cũng là quãng thời gian cả gia đình bà vật lộn với khó khăn, nợ nần chồng chất để lo tiền chữa bệnh cho con.

“Nhiều hôm An làm việc cả ngày lẫn đêm. Lo cho sức khỏe của con tôi chỉ bảo là con đau ốm như vậy mà làm việc không nghỉ là hại sức khỏe lắm. Con làm việc thiện cho các cháu nhưng có ai làm việc thiện cho con đâu, tất cả do bố mẹ và gia đình gánh vác. Nghe vậy An liền nói: ‘Con không may chết đi nhưng sẽ để lại cho bố mẹ những điều tốt đẹp. Nhiều người 70-80 tuổi chưa làm được việc thiện nào nhưng con ngoài 20 tuổi đã làm nhiều việc thiện lắm rồi. Bố mẹ cứ yên tâm”, bà Thủy kể lại.

Thấy mẹ hay khóc nên An không dặn dò điều gì. “Trước ngày ra đi một tuần, An đã bàn giao dự án và nói: "Mẹ ơi, từ nay con không phải làm gì nữa. Nếu các bạn không biết gì thì mẹ bảo hỏi con”.

(Tin bài và ảnh trích từ vnexpress.net)
 
Hạng D
24/7/08
2.906
95
48
Một đời người, một rừng cây !
....
May nhờ, rủi chịu ...
....
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ....!!!
 
Hạng B2
6/5/07
324
1
16
47
QN_HCM
1 Câu chuyện thật cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, có bác nào biết chuyện về những ông bố dám hy sinh vì con mình không, post lên đây làm tấm gương.
 
Hạng D
29/11/07
2.902
28
38
58
em có biết câu chuyện ông bố lấy cây sắt hơ lửa dùi vào con mình mà thui.
20.gif
20.gif
 
Hạng D
17/3/09
3.063
4
38
  • <h3><span style=""color: #000000;"">Có bài này thấy cũng hay, chia sẽ cùng các bác !</span>
    033102beer_1_prv.gif
    </h3> <h3>TÌNH CHA NÚI CẢ Ngày đăng tin: 05/09/2011</h3> <h3>Gs. Đại đức Thiện Minh </h3> Bài pháp này Đại đức Thiện Minh giảng trong khoá tu “Một ngày an lạc” lần thứ 157 tại chùa Phổ Quang , Quận Tân Bình, TPHCM.


    Kính thưa toàn thể đại chúng ,

    Cũng hơn một năm, chúng tôi mới trở lại hội trường chùa Phổ Quang này. Ban Tổ chức mời giảng về chủ đề ‘’Tình cha núi cả’’. Vừa rồi quý vị đã nghe quý Thầy giảng về ‘’Tình mẹ bao la’’. Hôm nay, chúng tôi nói về tình cha. Nói về mẹ dường như dễ nói hơn. Vì sao vậy? Trong thơ văn Việt Nam, tục ngữ, ca dao dân gian nói về mẹ rất nhiều nhưng nói về cha thì rất ít. Nhưng hai thứ tình này, thiệt không biết cái tình nào lớn hơn cái tình nào bởi vì không có cha thì không có mình, ngược lại không có mẹ thì mình cũng đâu có mặt trên cõi đời này. Cho nên “Tình cha núi cả” là một đề tài quá hay dù nó là đề tài muôn thuở của con người.

    Cả nghĩa là gì? Ngôn ngữ Việt Nam có từ “cả” trong cụm từ ‘’cả gan’’ nghĩa là gan lớn. Ví dụ : Sao anh “cả gan” bơi qua sông Sài gòn, không sợ chết đuối sao? Cả còn có nghĩa là lớn về thứ bậc trong gia đình. Ví dụ con lớn nhất gọi là con cả; anh lớn nhất trong nhà gọi là anh cả ; vợ thứ nhất gọi là vợ cả, bà cả; núi lớn còn gọi là núi cả, bóng cây cao còn gọi là bóng cả v.v… Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, sư trụ trì trong chùa còn được gọi là Sư Cả. Vậy từ ‘’ cả ’’ ngoài ý nghĩa là lớn còn hàm chứa sự kính trọng.

    I/ CA DAO TỤC NGỮ DẠY VỀ TÌNH CHA

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Nếu so núi Thái Sơn với núi Xan - xi -phang Việt Nam thì núi Xan- xi - phang cao hơn núi Thái Sơn. Câu ca dao ví công cha “Cao như núi Thái Sơn” , phận làm con trí thấp nên không hiểu hết công ơn to lớn của tình cha. Tình cha sâu lắng vì bên chữ tình còn có chữ nghiêm. Đứa con nào có chiều sâu tâm hồn may ra mới hiều được tình cha. Còn đứa nào chú trọng hình thức, tâm hồn hời hợt thì có lẽ không thấy được tình cha vốn sâu lắng, không biểu lộ vồn vả bên ngoài cho dù đối với con cái. Mẹ thường biểu lộ tình cảm đối với con qua những cử chỉ thương yêu, chăm sóc nên đứa con dễ mủi lòng, dễ gần với mẹ hơn. Còn cha dẫu có thương con nhưng do sự nghiêm khắc nên đôi khi con cái vừa thương vừa sợ.

    Tục ngữ có câu: “ Con có cha như nhà có nóc / Con không cha như nòng nọc đứt đuôi” . Một gia đình mà không có cha chẳng khác nào ngôi nhà không có nóc. Nóc là phần quan trọng không thể thiếu cho căn nhà che nắng, che mưa . Cũng như vị trí của người cha trong gia đình rất trọng yếu, nòng cốt, cần thiết trong đời sống, trong giáo dục con cái .

    Ông bà xưa cũng ví von rất hay: “ Còn cha gót đỏ như son/ Mai sau cha chết gót con đen xì”. Còn cha là còn được yêu thương, che chở, nuôi nấng. Mất cha là mất chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất, cho nên nhiều đứa con phải tự bươn chải kiếm sống như đạp xích lô, làm phu khuân vác, đánh giày, làm phụ hồ, làm ruộng, bán hủ tiếu gỏ ….cực như vậy, đi nhiều như vậy thì ‘’gót đỏ như son’’ không bao lâu sau cũng biến thành ‘’gót đen xì’’ thôi .

    Hoặc : “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha’’. Cuộc sống của người cha khó khăn, vất vả, làm bất cứ nghề gì miễn chân chánh có tiền nuôi con. Xưa kia gánh nặng gia đình luôn do người cha gánh vác. Người mẹ ở nhà đảm đương công việc chăm sóc con cái. Người cha lo việc bên ngoài kiếm tiền để nuôi vợ con.

    “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ/ Mây trời lồng lộng không phủ kín ơn cha’’. Hình tượng ‘’nước biển’’ thể hiện cái không thể đong đếm, không có giới hạn của tình thương mẹ dành cho con không bao giờ vơi cạn.’’ Mây trời’’ biểu hiện tình thương của cha. Mây thì ở trên cao, hai chữ ‘’lồng lộng’’ cho thấy sự rộng lớn, vô lượng, không cùng tận … Cho nên nếu lấy cái tâm, cái trí nhỏ hẹp, thấp kém để ‘’ nhìn’’, để ‘’ biết’’, để ‘’ hiểu’’ về tình cha e rằng không bao giờ cảm nhận được .

    “Cây xanh thì lá cũng xanh/ Cha mẹ hiền lành để đức cho con” . Câu ca dao nói lên tính nhân quả trong triết lý nhà Phật. Nếu cha mẹ tánh nết hiền lành thì con cái cũng hiền lành y hệt như vậy. Những nhà giáo dục, những bậc cha mẹ phải biết gieo cho con những chủng tử tốt, những cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, hành vi, thái độ của cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Cho nên cha mẹ phải làm gương tốt cho con.

    II/ ĐỨC PHẬT DẠY VỀ TÌNH CHA

    Những người cha đúng nghĩa với lăng kính nhà Phật thì có những bổn phận:

    1,2/ Không dạy con còn điều ác, dạy con làm điều lành. Từ những lời nói, cử chỉ lịch sự, lễ phép… dạy cho con làm những việc làm thiện lành. Có những người cha dẫn con đi chùa dạy cho con biết cúng dường bằng cách để tịnh tài vô bao thơ và dạy con đến dâng chư tăng, đó là dạy con làm việc lành ngay từ thuở ấu thơ. Người mẹ mua khoai và dạy con cúng dường vào bát cho chư tăng khi đi khất thực . Đó cũng là những cử chỉ tốt giáo dục cho con sau này có tâm rộng lượng. Đức Phật từng dạy cha là bậc tiên sư ban đầu.

    3/Chia của cải cho con đồng đều : Trong thực tế nhiều gia đình bất hoà với nhau cũng vì chia của không đồng đều nhau. Thường thì cha mẹ thương đứa con nào thì chia gia tài cho đứa con đó nhiều hơn những đứa khác. Thương con út vì nó hay nịnh mẹ, gần mẹ, biết giúp đỡ mẹ nên chia gia tài cho nó nhiều hơn anh chị em của nó. Như thế là đã gây ra sự bất hoà trong anh em một nhà rồi. Phật dạy người cha phải chia của cải cho con đồng đều, phải chia công khai, không được âm thầm chia của, phải thể hiện ‘’ núi cả’’ để con tâm phục khẩu phục. Nhiều khi của cho không bằng cách cho.

    4/Dựng vợ gả chồng cho con hợp thời hợp lúc. Cha mẹ sanh con, nuôi con khôn lớn, giáo dục con cái nên người rồi phải dựng vợ gả chồng hợp thuần phong mỹ tục.

    Lời Phật dạy hơn 2.500 năm, chúng ta thấy vẫn không hề lỗi thời. Những người cha nào áp dụng được lời Phật dạy như trên sẽ là người cha tương đối hoàn hảo.

    III/ THẾ NÀO NGƯỜI CHA TỐT?

    Đức Phật dạy trong kinh : cha với con, thầy với trò có thể đối với nhau như những người bạn. Bạn có nghĩa là metta, là tình thương. Người nào có tình thương, quan tâm, chăm sóc đó chính là bạn ta. Hãy coi cha như bạn, coi con như bạn, như vậy mới có thể gần gũi, thông cảm nhau được. Nếu chúng ta cứ quan niệm một chiều cha là cha, thầy là thầy v.v… thì quá cứng nhắt. Trong tình cảm và quan hệ, người cha tốt, có thể xem con mình là bạn, con mình là người thầy hướng dẫn những phương tiện công nghệ cao của thời đại khoa học. Có như vậy tâm hồn của người cha mặc nhiên gần gũi và thân thương thật sự đối với con, và cứ thế trở thành bóng cả của đời con.

    VI. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI CHA

    1/Có tâm từ, bi, hỷ, xả với con

    Từ : Thiện lành, hiền từ đối với con.
    Bi: Thương xót, thương cảm khi con làm điều lỗi.
    Hỷ: Vui thích khi con thành công.
    Xả: Tha thứ khi con lầm lỗi.

    Có những bậc cha mẹ chỉ biết đánh chửi con, nghiêm khắc thái quá, không thể hiện sự thương yêu, hiền hoà đối với con. Phật dạy: bóng cả phải che mát cho đời con. Đó là chất liệu tưới tẩm cho cuộc đời những đứa con thơ của mình.

    Cha phải có tâm từ bi hỷ xả. Ví dụ: Con thi rớt đại học. Cha có chửi mắng, la rầy thì con cũng đã thi rớt rồi, làm vậy con mình tủi nhục với gia đình, bạn bè, thầy cô. Trong nhà đứa con lúc ấy rất cần sự bao dung của cha - núi cả, chớ nếu như cha- núi cả còn nổi trận lôi đình chửi mắng đuổi ra khỏi nhà thì e con đi bụi luôn. Kỳ thi vừa rồi có những em học sinh do thi rớt nên buồn chán, thất vọng đã nhảy cầu, nhảy lầu hoặc uống thuốc tự tử . Đó là hậu quả của cách giáo dục nặng nề của gia đình. Tuy nhiên ai cũng biết do cha mẹ đầu tư cho con nhiều quá, con thi hỏng thì cũng một phần nào làm cho cha mẹ thất vọng, những dự định, kế hoạch cho tương lai con cái xem như đổ sông đổ biển. Cho nên làm cha mẹ phải biết khôn ngon dừng lại đúng mức, đừng gây áp lực cho con cái về việc học, vì con khổ thì cha mẹ cũng khổ.

    Bậc làm cha cũng nên biết dạy cho con thấy biết sự vô giá của một đời người, được sanh ra làm người như thế nào. Sanh làm người có dễ đâu, được làm người khó sống lâu. Tương tự, muôn vạn, muôn ức lần khó khăn hơn con ve sầu nằm trong đất 17 năm mới thành con ve, bay đi tự do ca hát trong suốt 15 ngày ngắn ngủi. Quà thật cái ‘’khó’’ của con ve kia, chẳng thấm vào đâu so với cái “khó” được làm người. Kinh Phật nói: “Một khi mất thân người, nếu không tu trăm muôn ngàn ức kiếp khó có lại được. Vì sao? Bởi khi mất thân người, “người ấy” đã tái sanh làm súc sanh, côn trùng, sâu bọ…hoặc đoạ sâu nơi địa ngục hắc ám vô vàn thống khổ, hoặc đã tái sanh vào cõi đói khát đau đớn, thù hận, kêu gào, khóc than không dứt của cõi ngạ quỹ, a tu la ( phi nhơn) . Trăm muôn ngàn ức kiếp khó ra khỏi 4 con đường ác đạo ấy. Cho nên chỉ những chúng sanh có phước đức sâu dày, thiện căn đầy đủ mới đủ quả phước sanh ra làm người. Do vậy chỉ được sanh làm người …là đủ cho ta vui mừng, hoan hỷ chẳng có chi sánh bằng. Vì ta vừa mới vượt qua được cái khó khăn muôn phần… Được làm người rồi lại có được ngũ căn : tai, mắt, mũi , miệng, thân thể đầy đủ tứ chi là việc vui mừng lớn thứ hai . Nghĩ đến điều này thôi cũng đủ cho ta ‘mãn nguyện’’ lắm rồi.

    Biết bao con trẻ sanh ra chẳng biết nhơn quả, chẳng biết thiện ác, chẳng biết phật pháp, chẳng phút giây nào ngưng gây ác nghiệp, sẽ nhận lấy ác quả không lâu. Được sanh làm người quá khó. Được thân thể lành lặn, đẹp dẽ càng khó nhiều hơn. Làm người thân thể đầy đủ, trí tuệ thông sáng, lại biết nhơn quả, thiện ác, đó là phước đức của người đã gieo trồng từ lâu, Ta có được đầy đủ cả, vậy sao không hoan hỷ, vui mừng, không đem lòng kính trọng, tôn quý cuộc sống mà lại đi tự tử chỉ vì một thất vọng nhỏ nhoi là thi rớt!
    Biết dạy con như thế để con cái chẳng việc thiện nhỏ nào không làm, chẳng việc ác nhỏ nào chẳng lánh xa, dứt bỏ, biết sanh lòng hoan hỷ, vui mừng, luôn đem nụ cười, hạnh phúc đến cho mọi người, mọi loài chung quanh mỗi khi ta có thể. Đó cũng là cách tu tập lời phật dạy trong Tín, Giới, Thí mà chúng tôi sẽ nói ở phần sau.

    2/ Cha mẹ phải giữ 5 giới cấm: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu . Có như vậy mới làm được núi cả chớ sáng xỉn, chiều say thì làm sao làm núi cả che mát cho đời con được. Phật gọi là thân giáo nghĩa là phải làm gương, làm núi cả mà cứ uống rượu say mèm, nói năng lè nhè, đi đứng ngả nghiêng…hình ảnh đó rất xấu trong ký ức tuổi thơ của những đứa con có người cha nhậu nhẹt, say sưa liên miên. Hoặc cờ bạc, hút chích, trai gái….cuộc sống của người cha sa đoạ trong những thú ăn chơi như vậy không thể nào là tấm gương cho con cái noi theo.

    Khi người cha giữ được 5 giới cấm nói trên tất nhiên trở thành núi cả để con cái tự hào và ngưỡng mộ. Theo thống kê của cảnh sát quốc tế, hầu hết những tội phạm hình sự trên thế giới là do họ có cha mẹ không giữ giới thứ ba tức là giới không tà dâm. Tỷ lệ phạm tội ở những đứa con sanh ra trong gia đình có cha mẹ ly dị, ly thân là rất lớn . Những cảnh xung đột giữa cha mẹ, cuộc sống không hạnh phúc từ thuở nhỏ đã làm cho đứa trẻ lớn lên tinh thần không bình thường, có những rung động tâm lý đeo đẳng suốt cuộc đời. Hậu quả là những đứa trẻ này sẽ dễ dàng giao du với kẻ ác, làm điều ác, trở thành gánh nặng cho xã hội. Vậy làm cha phải biết hạnh phúc của mình là hạnh phúc của các con.

    3/ Người cha phải có tín, thí, giới và hỷ

    Tín: Đức tin nơi tam bảo
    Thí: Tâm rộng lượng, tâm cúng dường, từ thiện, nhân ái đối với cuộc sống.
    Đem niềm vui, nụ cười ban tặng đó là ta đang cúng dường cái quý nhất trong thế giới vũ trụ này đến những người chung quanh.
    Giới: những quy luật đạo đức trong gia đình, xã hội và giới luật trong nhà phật.
    Hỷ: nụ cười hoan hỷ bao dung.
    Nụ cười của ta: Sưởi ấm trẻ mồ côi cô đơn.
    Nụ cười của ta: An ủi, ấm lòng người già yếu, bệnh hoạn.
    Nụ cười của ta: Nâng đỡ kẻ đang tuyệt vọng, khổ đau.
    Nụ cười của ta: Giúp cho người mới gặp, mới quen có một ngày rạng rỡ hơn, vui vẻ hơn, thân thiện hơn v.v…

    Từ những người quen, thân, quyến thuộc, cha mẹ, hàng xóm trước ngõ, ở trường học, nơi làm việc, ai ai cũng đều được phân phát hào phóng niềm vui, an ủi, ấm áp, cảm thông, chia sẻ, lắng nghe. Nụ cười làm cho người nhận nó lấy làm hạnh phúc. Ngay cả một người ăn mày đến xin ta chút ít tiền, ta chẳng có tiền cho, nhưng cho họ một nụ cười: “ Bữa nay không may rồi. Con đã hết tiền. Xin hẹn lần khác nghen” . Người ăn mày kia nhận lấy nụ cười , bèn hạnh phúc nhiều hơn nhận vài ngàn đồng bạc đủ mua chén cơm ăn trong một ngày. Còn nụ cười của ta cho đủ làm ấm lòng họ suốt cả 60 năm mỗi khi họ nhớ lại. Cho nên chỉ những ai giàu có, dư thừa mới có thể cho người khác cách hào phóng những gì mình đang có .

    Đó chính là tâm rộng lượng, tâm nhân ái, tâm cúng dường hạnh phúc, an ủi, chăm sóc đến cho mọi người, muôn loài, chúng sanh. Chẳng thể từ cái tâm đen tối, phàm phu, hẹp hòi mà làm được như vậy.

    V. NHỮNG GƯƠNG CHA

    Gương cha tốt có rất nhiều. Nếu thống kê qua truyền thông báo chí, sách vở, kinh nghiệm ta có thể sưu tầm nhiều câu chuyện kể về gương tốt của cha. Cách đây 5 năm, sư có đến thăm một gia đình phật tử. Sư đi xe ôm. Người đàn ông chạy xe ôm đưa sư đi hồi đó, nay đã mất rồi. Sư nhớ khi chạy gần đến nơi, người lái xe ôm đã nói với sư rằng: “Thưa sư, con xin sư một điều, con dừng lại ở đầu hẻm, sư chịu khó đi bộ khoảng 100 mét giùm con” Lúc đó sư cũng hoan hỷ đi bộ vô nhà người phật tử nọ. Sau đó khi ra về sư có hỏi người chạy xe ôm tại sao như vậy. Ông ta hạ giọng nói ‘’ Nhà này có một đứa con gái học chung với con của con. Nếu nó thấy con chạy xe ôm thì tội cho con của con lắm”. Sư nhớ hoài giọng nói của người cha chạy xe ôm này, sư nghe đứt ruột đứt gan. Câu chuyện chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cho thấy lòng cha hy sinh cho con vô bờ bến. Nghe mà thương, nghe mà cảm động, nghe mà nhớ hoài. Người cha chạy xe ôm đã chắt chiu từng đồng bạc, quần quật trên những con đường ngược xuôi kiếm tiền nuôi con học lên tới đại học. Bây giờ nghe đâu cô con gái năm xưa của người cha chạy xe ôm nghèo khổ kia đang sống êm ấm trong một căn biệt thự. Khi con cái đã trưởng thành và có cuộc sống đầy đủ thì cha mẹ không còn nữa. Dẫu có muốn cơm bưng, nước rót hầu hạ mẹ cha để trả hiếu như câu ca dao: “ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” thì cũng không tìm thấy cha mẹ đâu nữa rồi .

    Trong Phật giáo, Đức Phật Thích Ca lúc chưa thành Phật có một người con là La hầu La. Phật Thành đạo 7 năm sau, Ngài trở về lại hoàng cung thì người con này cũng xuất gia. Phật bèn giao La Hầu La cho ngài Xá Lợi Phất nuôi dưỡng, giáo dục. Kinh Trung bộ có ghi chép lại bài kinh Phật giáo dục La Hầu La. Qua bài kinh giáo giới La Hầu La, chúng ta thấy được tình thương bao la của Phật đối với con mình mặc dù cương vị của Ngài là một vị Phật tổ.

    Còn câu chuyện vua Bình Sa Vương với thái tử A xà Thế, nhưng vua Bình Sa Vương là bậc thánh Tu Đà Hườn nên cũng không đem tâm oán trách gì con mình. Khi vua A xà Thế có một người con thì vua mới biết tình cảm cha con là như thế nào. Vua A Xà Thế cũng thương đứa con mới sanh với một tình thương vô bờ bến. Những nhà tướng số trong triều đình nói: nếu những người mang thai khát máu chồng sẽ sanh ra kẻ bất hiếu giết vua cha. Bà mẹ muốn huỷ thai nhưng vua Bình Sa vương thương xót đứa trẻ trong bụng hoàng hậu nên đã ngăn cản hoàng hậu. Có lúc A Xà Thế hỏi mẫu hậu rằng vua cha có thương con không ? Mẫu hậu nói : “ Sau khi con sanh ra có một cái mụt nhọt trên tay nên la khóc suốt ngày đêm. Cha bận việc triều chính rất mệt nhọc nhưng hễ về tới hoàng cung là cha ngậm mụt nhọt của con cho con bớt khóc. Mỗi khi cha làm vậy thì con nín nên cha con cứ ngậm mụt nhọt của con hoài . Cho đến khi mụt nhọt lớn rồi vỡ ra, máu mủ chảy đầy miệng cha . Nếu rút ra thì con sẽ kêu khóc nên cha con vẫn ngậm mụt nhọt ấy và nuốt tất cả máu mủ mụt nhọt của con” Vua A Xà Thế nghe kể về tình thương của cha đối với mình không gì sánh bằng, ông chợt tỉnh ngộ, kêu gào quân lính thả cha ra thì vua cha Bình Sa Vương đã chết vì đói lạnh trong ngục tù. Nỗi ân hận cứ dày vò, đeo đẳng vua A Xà Thế suốt nhiều năm không nguôi. Quan quân trong triều bèn giới thiệu vua A Xà Thế đến gặp đức Phật Thích Ca. Vua A Xà Thế ăn năn, sám hối. Phật giảng cho vua nghe về kinh Quả Báo Sa Môn, A Xà Thế hoan hỷ với bài kinh. Phật nói A Xà Thế nếu không giết vua cha có thể đắc đạo chứng quả ngay trong thời pháp Như lai giảng.

    Cho nên người bất hiếu quả báo rất nặng sẽ sa vào khổ cảnh. Kinh gọi là ngũ nghịch đại tội: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm Phật chảy máu,chia rẻ tăng đoàn, việc làm ấy sẽ đoạ địa ngục A tỳ.

    A Xà Thế phạm tội giết cha. Cuộc đời còn lại của ông hết lòng phụng sự cho đạo pháp, quy y tam bảo, làm học trò đức Phật Thích Ca rất trung thành, nguyện làm phước thiện. Sau này vua A Xà Thế có một người con xuất gia theo Phật Thích Ca, được Phật thọ ký ( trong kinh điển Pali ghi lại) sau này sẽ là Phật Di Lặc tiếp nối con đường cứu độ chúng sanh. Còn vợ Vua A xà Thế cực kỳ ngoan đạo, học trò thuần thành của phật Thích Ca.

    Trong thực tế, những người thành đạt là những người có hiếu với cha mẹ. Người nào không có hiếu với mẹ cha thì khó thành công trong cuộc sống, tu không thành đạo quả. Con đường luân hồi dài vô tận. Người có hiếu với mẹ cha thì quả báu đem lại giàu sang, uy quyền. Khi mất sẽ sanh vào nhàn cảnh. Những người có quyền chức, thành công trong xã hội, trước hết họ phải là những người con có hiếu . Vào nhà một ai đó, ta nhìn bàn thờ tổ tiên có thể thấy con cháu của dòng họ gởi gắm tất cả lòng thành kính đối với ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ. Tưởng nhớ ơn đức của cha mẹ sanh thành, ta mới có được thân người lành lặn ngày nay, có phước đức, có trí huệ, càng cố gắng làm chút gì có thể được, gọi là đền đáp ơn sanh thành của cha mẹ.
    Làm cho cha mẹ vui lòng ấy là việc thiện lớn.

    Một số trường hợp khác chúng ta cũng nên biết để tránh. Ở nước Áo có những người cha xấu xa, độc ác đã giam cầm con gái ruột của họ để cưỡng hiếp . Nhưng dù cha mẹ có tốt hay không tốt thì bổn phận làm con là phải có hiếu .

    Tóm lại, Người cha tốt phải có lòng từ bi hỷ xả, giữ ngũ giới , có tín, thí, giới, làm núi cả che cho đời con. Tình cha là đề tài muôn thuở. Làm cha phải làm gương cho con noi theo, là chất liệu nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Từ cái gốc của người cha tốt “Con có cha như nhà có nóc/ Con không cha như nòng nọc đứt đuôi”. Nhà không nóc không thể gọi là nhà, nòng nọc đứt đuôi sao còn là nòng nọc. Hạnh phúc của cha là hạnh phúc của con. Hạnh phúc của con cũng chính là hạnh phúc của cha. Nếu cha mẹ sa vào tứ đổ tường thì tương lai con cái mịt mù và trở thành gánh nặng gia đình, gánh nặng xã hội. Vậy ta phải thấy rằng hạnh phúc gia đình chính là hạnh phúc xã hội. Những bậc làm cha mẹ phải quan tâm đến hạnh phúc của gia đình.

    Người cha có nụ cười cảm thông, tha thứ, ban vui, an ủi, xoa dịu nổi đau, hàn gắn vết thương, làm hi vọng những trái tim đã khô chết vì tuyệt vọng sẽ dạy con nên người. Bất cứ lúc nào người cha ấy cũng có đủ nụ cười để cúng dường cho con cái được vui mừng hoan hỷ và làm cho cuộc đời vốn đã quá nhiều khốn khổ bớt đau nhức, chảy máu. Bởi vì người cha ấy biết rằng hạnh phúc của đời ta là hạnh phúc của con ta, là hạnh phúc của muôn loài chung quanh ta vậy.

    Quý vị hãy nhìn lên đức Phật, nụ cười của cha lành, nụ cười Ngài làm vui mừng, hạnh phúc, hi vọng cho biết bao chúng sanh khốn khổ. Nụ cười ấy ai cũng có sẵn, có sẵn và có sẵn. Họ chẳng cười được vì nỗi lo, niềm sợ quá lớn hay vì quá ích kỹ.

    Bài Pháp đến đây cũng vừa đủ với thời gian. Cầu nguyện hồng ân tam bảo gia hộ cho quý vị Phật tử luôn được sự yên vui.
    TN. Quang Duyên ghi chép
 
Chi Hội Trưởng SFC
1/8/10
3.144
508
113
124
Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương.
Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn.
Suốt đời vì con gian nan, ân tình đậm sâu bao nhiêu,
Cha hỡi Cha già dấu yêu!
[tube]http://youtu.be/caE6oQUVDn8[/tube]
 
23/10/06
14.650
5.155
113
ruametocdo nói:
Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương.
Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn.
Suốt đời vì con gian nan, ân tình đậm sâu bao nhiêu,
Cha hỡi Cha già dấu yêu!
[tube]http://youtu.be/caE6oQUVDn8[/tube]

Người cha già hỏi đi hỏi lại chú chim trong vườn là gì khiến đứa con bực mình, đánh vần từng chữ "chim sẻ". Người cha buồn bã vào nhà lấy đưa cho con cuốn nhật ký về những ngày con là một đứa trẻ. Đứa con bé bỏng ngày nào đã lặp lại câu hỏi tới 21 lần nhưng ông vẫn hạnh phúc, ôm con trong lòng và kiên nhẫn trả lời 21 lần.

youtube=http://www.youtube.com/watch?v=oEoLTcwwsRE
 
Hạng D
2/1/08
3.518
9
38
52
Muakskisses City
Chuyện người ăn xin có 4 xe hơi
[blockquote]Cộng đồng mạng Trung Quốc đang xôn xao trước thông tin một người ăn xin sở hữu 4 xe hơi và nhiều bất động sản nhưng vẫn ngày ngày khấu đầu ngoài phố.

Người đàn ông này họ Vương, ở độ tuổi trung niên, thường xuyên ăn xin ở một địa điểm nhất định tại khu mua bán sầm uất Tây Đan của thành phố Bắc Kinh.
Chỉ với việc khấu đầu liên tục, có ngày ông này đã kiếm được 4.000 nhân dân tệ (khoảng 12,8 triệu đồng) chỉ trong 1 giờ.

Người này có hai con trai và một mẹ già, gia cảnh không hề nghèo túng mà có đến 4 chiếc xe hơi và nhà cửa ngay tại trung tâm Bắc Kinh. Còn người mẹ thì đeo trang sức đầy người.


anxin.jpg

Người ăn xin họ Vương cật lực khấu đầu trước người qua đường ở khu Tây Đan


Thông tin trên do một cư dân mạng vạch trần và ngay sau đó nó nhận được nhiều lượng truy cập, tính đến 18 giờ hôm 21-9, có hơn 100.000 lượt.

Hiện nay, chủ đề về người ăn xin giàu đến mức không tưởng này được nhiều người quan tâm. Một người bức xúc: “Nếu đúng là sự thật thì không còn lời nào để nói. Mặc dù không vi phạm pháp luật, nhưng xét về tình cảm thì không thể chấp nhận”.

Một người viết trên blog: “Mỗi lần đi ngang khu Tây Đan, đều nhìn thấy người đàn ông này cúi đầu rất tội nghiệp. Mỗi lần như thế tôi đều không cầm lòng được”.


Theo vtc.vn
[/blockquote]
 
Hạng B2
7/10/04
172
0
16
Sài Gòn
colorpen nói:
1 Câu chuyện thật cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, có bác nào biết chuyện về những ông bố dám hy sinh vì con mình không, post lên đây làm tấm gương.

Em biết có 1 ông bố hy sinh cả bản thân mình vì con gái nè:
E đã chứng kiến vài lần ông bố ấy tìm cách tránh né, xua đuổi, tìm mọi cách "cắt đuôi" mấy e LL để thực hiện mục đích cao cả là về đón con gái, chơi với con gái....