Tập Lái
19/3/20
9
122
0
57
(Sưu tầm)
Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế lần này sẽ trở thành cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới, cái giá phải trả sẽ đắt đỏ hơn nhiều so cuộc khủng hoảng trước, bởi nó cùng một lúc hội tụ 3 hiện tượng không mong muốn trong kinh tế học: bong bóng nợ - “Voi trắng”, suy giảm tăng trưởng do yếu tố chu kỳ - “Tê giác xám” và dịch bệnh - “Thiên nga đen”...
“Voi trắng” bong bóng nợ, bong bóng giá tài sản trên khắp thế giới đã tạo ra các mắt xích kinh tế có rủi ro tích tụ cao như Trung Quốc, Ý...

Dòng vốn giá rẻ đã ồ ạt đẩy vào thị trường trên toàn cầu trong một thập kỷ qua. Khi nền kinh tế thực không hấp thụ hết, phần dư thừa sẽ trở thành tiền đầu cơ vào thị trường tài sản có rủi ro cao như thị trường bất động sản (BĐS), thị trường cổ phiếu… Không chỉ vậy, dòng vốn giá rẻ và dễ dãi còn khuyến khích các chính phủ tăng vay để chi tiêu kích thích tăng trưởng.

Kết quả là, nợ công tăng mạnh, vay nợ nước ngoài quốc gia công và tư trên khắp toàn cầu… Rủi ro đổ vỡ nợ công tại Ý, Hy Lạp chưa tới hồi kết mà bong bóng đã phình to tại các thị trường rủi ro cao như thị trường BĐS tại các nền kinh tế đang phát triển (đặc biệt là Trung Quốc), quỹ đầu tư chứng khoán ETFs,...

Khối nợ toàn cầu ngày một mở rộng và liên tiếp đạt kỷ lục: nợ gấp 3,22 lần số của cải làm ra trong 1 năm (công bố của Viện Tài chính quốc tế IIF). Trung Quốc và Mỹ là hai con nợ lớn nhất của thế giới, chiếm hơn 60% mức tăng trưởng nợ toàn cầu năm 2019. Nợ của các nền kinh tế đang phát triển đạt mức cao nhất mọi thời đại, chiếm tới 168% GDP, tương đương khoảng 55 nghìn tỷ USD, do chi phí vay cực kỳ thấp.
Ngoài việc tình hình chung trên toàn cầu không mấy khả quan, bong bóng nợ BĐS của Trung Quốc và hệ thống tài chính “cực kỳ liều lĩnh” của nền kinh tế này mới là ẩn số đáng lo ngại nhất. Nếu bong bóng BĐS của quốc gia này phát nổ, doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, NHTM mất thanh khoản thì hệ thống tài chính thế giới sẽ chịu tiếp một cơn địa chấn lớn hơn nhiều so với GFC 2008. Nguyên nhân vì quy mô nợ của cả Trung Quốc và thế giới lớn hơn 30% so với cuộc khủng hoảng lần trước, mối quan hệ tín dụng của Trung Quốc trên thị trường vốn quốc tế chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng hơn nhiều so với GFC 2008. Trong khi đó, các rủi ro của hệ thống tài chính Trung Quốc là một ẩn số, các biện pháp phòng ngừa rủi ro cũng là ẩn số với phần còn lại của thế giới. Quý đọc giả có thể tìm hiểu thêm về rủi ro nợ rất lớn của Trung Quốc qua chuyên đề "Mổ xẻ nợ Trung Quốc" của NTDVN tại đây.

Không chỉ Trung Quốc, tại Châu Âu, Ý cũng là mối lo ngại lớn nhất về rủi ro đổ vỡ nợ công. Hơn 10 năm sau GFC 2008, nền kinh tế Ý dường như chưa bao giờ thoát khỏi bóng ma khủng hoảng, GDP tăng trưởng âm trong nhiều năm, các ngân hàng cần tới hàng chục tỷ EURO để giải cứu, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2 con số, chính trị bất ổn và các chính sách “dân túy” làm nợ công gia tăng chóng mặt mà không mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể… Ý sớm trở thành “bóng ma” kinh tế ám ảnh cả khối EU trong 3 năm qua. Khác với các thành viên còn lại của G7, Ý xoay trục niềm tin hướng vào Trung Quốc với nhiều kỳ vọng từ dự án Vành đai - Con đường (BRI)... Mời các bạn xem thêm tại đây.

Chính những mắt xích kinh tế yếu nhất này lại “tình cờ” là trung tâm của đại dịch, nơi hứng chịu tổn thất lớn nhất về kinh tế - xã hội do virus Corona Vũ Hán mang lại và chưa nhìn thấy điểm dừng…
Cả 3 hiện tượng kinh tế không mong muốn cùng xuất hiện: Bong bóng nợ - “Voi trắng”, Suy giảm tăng trưởng do yếu tố chu kỳ - “Tê giác xám” và Dịch bệnh - “Thiên nga đen”

Không chỉ bong bóng nợ, kinh tế thế giới vừa vặn bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chu kỳ. Tức là, ngay cả khi không có virus Corona Vũ hán, nguy cơ suy thoái hoặc khủng hoảng đã có thể xảy ra với xác suất ngày một lớn. Bởi vậy, với sự xuất hiện của dại dịch trong lúc rủi ro suy thoái cao nhất khiến cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế lần này - không nghi ngờ gì nữa - sẽ trở thành cuộc khủng hoảng mất mát lớn nhất và kinh hoàng nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại.

Các sự cố, thiên tai khác như động đất, sóng thần, lũ lụt… xảy ra trong một thời gian ngắn, có thể nhìn thấy sự kết thúc và có thể ước lượng tổn thất một vài tuần sau đó. Bởi vậy, các chính phủ, chính trị gia có thể dễ dàng khoanh vùng tổn thất và đề ra giải pháp. Đại dịch virus Corona Vũ Hán trầm trọng hơn nhiều khi chưa ai chắc chắn về thời điểm nó kết thúc, không ai đo lường được quy mô tổn thất nếu đại dịch tiếp tục lan rộng, kéo dài thêm… Nó thực sự là hiện tượng kinh tế “thiên nga đen” đáng sợ nhất của thế kỷ.

Một đại dịch như cúm Tây Ban Nha, đã giết chết khoảng 50 triệu người trong giai đoạn 1918-1920. Theo tính toán của chuyên gia, đại dịch đó làm giảm sản lượng kinh tế toàn cầu ngày nay khoảng 3.000 tỷ USD. Ngay cả dịch bệnh tương đối nhẹ cũng có thể gây thiệt hại lên tới hơn 2% GDP.

Hiện nay, trên khắp thế giới, mất mát trên thị trường chứng khoán liên tiếp đạt kỷ lục, tại nhiều thời điểm đã có dấu hiệu hoảng loạn. Trong một tháng qua (tính đến ngày 20/03/2020): thị trường chứng khoán Mỹ, các chỉ số Dow Jones, S&P 500 lần lượt mất tới 29,15% và 26,24%; chỉ số chứng khoán của Anh và Đức còn tệ hơn, tương ứng giảm 30,7% và 37%; chỉ số NIKKEI của Nhật mất mát gần 30%, Shang Hai của Trung Quốc giảm khoảng 10%.
 
Hạng D
23/5/12
1.937
77.855
113
Những ngày sắp tới, gia đình tôi lấy gì để sống? Vì dịch Covid-19, bạn tôi phải đóng cửa quán ăn, 'nằm nhà' thất nghiệp...

Đây là lần đầu tiên mà một kẻ luôn nhìn cuộc đời màu hồng như tôi cũng thấy rối. Cảm giác rằng những lời động viên mà xưa nay mình vẫn ra rả với người khác "cứ cố gắng đời sẽ đẹp" sao nó sáo rỗng, nông cạn quá...

Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương, kể cả vết thương "đẫm máu" do Covid-19 gây ra đối với nền kinh tế nước mình. Vài ba năm nữa, chục năm nữa, có thể trong một buổi cà phê sáng nào đó, chúng ta sẽ phiếm chuyện với nhau, bảo rằng mình là "chứng nhân của lịch sử" trải qua thời dịch bệnh toàn cầu và kinh tế điêu đứng.

Nhưng đằng sau nỗi cảm thán vĩ mô ấy là chất chồng mệt mỏi, đau khổ, khánh kiệt của biết bao cá nhân vô danh, là những ước mơ bị thiêu rụi, là những bức tranh hy vọng chỉ vẽ nửa chừng, là những người bị tước mất thời điểm vàng để sống một tuổi trẻ như ý muốn.

Cố sống vậy. Chúng ta sẽ làm lại từ đầu!

 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
19/3/20
9
122
0
57
:oops:Cùng một lúc có hai cuộc chiến lớn , chiến thương mại .. chiến Vi rus .Chiến tranh sinh ra ...là để tàn phá ..và làm lại từ đầu .Cuộc sống thật khó khăn
 
Hạng D
8/9/08
1.827
63.985
113
TP. Hồ Chí Minh
Mới đọc, thấy có voi trắng, tê giác xám, thiên nga đen...là nhức hết cả thủ rồi.
Nếu dịch bệnh này kéo dài, thì nhận định trên sẽ thành hiện thực.:mad:
 
  • Like
Reactions: ck07ctm
Hạng C
9/9/14
924
22.682
93
Khủng hoảng hay không chưa biết, nhưng em đã không còn cái bàn làm việc thân yêu, cũng như không được uống cafe free, uống sữa free và chùi đít free ở nơi làm việc. Hậu quả là không còn chỗ để ăn cơm:
Thế giới có khủng hoảng KT sau dịch